Hồi tỉnh sau gây mê

Một phần của tài liệu GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM (Trang 26 - 27)

GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM

279

biệt, nhưng luôn cố gắng phòng tránh ho, nôn ói, tăng huyết áp và tăng thán khí. Chúng có thể

làm tăng ALNS, huyết áp động mạch và giảm hồi lưu tĩnh mạch từ HTKTW. Ống nội khí quản chỉ rút khi bệnh nhân có phản xạ bảo vệ đường thở, tự thở phù hợp và tỉnh táo hoàn toàn (để bảo vệ

đường thở). Tuy nhiên, nếu không đủ các tiêu chuẩn này trong phòng mổ hoặc nghi ngờ tăng

ALNS sau mổ thì giữ ống nội khí quản và chuyển bệnh nhân đến đơn vị chăm sóc đặc biệt để theo dõi và thông khí hỗ trợ.

Tỷ lệ buồn nôn và ói ở bệnh nhân PTTK là cao, do kích thích của máu trong não thất và sử dụng thuốc á phiện. Nên cho thuốc chống nôn trước khi kết thúc phẫu thuật để phòng ngừa nôn ói.

Nên hóa giải thuốc dãn cơ vào cuối cuộc mổ vì tồn dư dãn cơ gây giảm thông khí, tăng thán khí, và ảnh hưởng đến việc đánh giá thần kinh sau mổ.

Đau sau mở sọ thường không nghiêm trọng và có thể xử trí bằng acetaminophen đường uống

hoặc tĩnh mạch trong phần lớn trường hợp. Nếu đau trung bình hoặc nặng, nên sử dụng á phiện chỉnh liều. Thuốc kháng viêm như dexmedetomidine, có thể sử dụng để giảm đau nếu thuốc không ảnh hưởng đáng kể đến chức năng tiểu cầu. Tuy nhiên, dexmedetomidine có tác dụng an thần, nên có thể gây khó khăn cho việc đánh giá tình trạng thần kinh của bệnh nhân. Dexmedetomidine thường được sử dụng trong phẫu thuật thần kinh để gây an thần và giảm đau vì không gây suy hô hấp. Cho Dexmedetomidine trước khi kết thúc phẫu thuật làm giảm yêu cầu á phiện sau mổ.108

Một phần của tài liệu GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM (Trang 26 - 27)