Mở sọ tỉnh và phẫu thuật thần kinh chức năng

Một phần của tài liệu GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM (Trang 54 - 55)

Mở sọ tỉnh thường bị hạn chế ở trẻ em và trẻ nhỏ nhưng có thể thực hiện ở trẻ lớn và thanh thiếu niên bị động kinh, cấy thiết bị kích thích não sâu để kiểm soát rối loạn vận động, cắt bỏ khối

u sâu và cắt bỏ tổn thương mạch máu ở vùng não quan trọng (ngôn ngữ, trí nhớ, vận động và

cảm giác). Một trong những yêu cầu quan trọng để sử dụng kỹ thuật này là cần sự hợp tác của bệnh nhân. Bác sĩ gây mê phải có kiến thức về các vấn đề đặc biệt có thể xảy ra trong mổ và yêu cầu theo dõi liên tục bệnh nhân tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật.

Hai lưu ý quan trọng nhất ở bệnh nhân chịu phẫu thuật mở sọ tỉnh là độ trưởng thành ý thức

GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM

307

thần, rối loạn vận động, chứng sợ khoảng hẹp (claustrophobia), béo phì và trào ngược dạ dày-

thực quản là chống chỉ định của mở sọ tỉnh. Các yếu tố khác cần xem xét là kích thước khối u và

ảnh hưởng của nó trên ổn định tim mạch, nguy cơ chảy máu và bất ổn huyết động.186

Có một số lưu ý quan trọng khi kê tư thế bệnh nhân trong phẫu thuật mở sọ tỉnh. Bác sĩ gây mê phải tiếp cận được mặt bệnh nhân để đánh giá biểu hiện khuôn mặt và lời nói của họ trong suốt quá trình phẫu thuật. Điều này rất quan trọng cho sự thành công của phẫu thuật. Cả hai kỹ thuật gây mê kiểu ngủ - tỉnh - ngủ và an thần - theo dõi đã được sử dụng cho phẫu thuật này. Dexmedetomidine, propofol và remifentanil là lý tưởng cho mục đích này vì chúng nhanh hết tác

dụng khi ngừng, cho phép bệnh nhân thức tỉnh nhanh chóng để đánh giá nhận thức thần kinh

trong mổ. Đảm bảo bệnh nhân được giảm đau đầy đủ, đặc biệt là bắt vít vào hộp sọ, khi lật vạt da đầu và khi rạch và thao tác màng cứng thì rất quan trọng.

Kỹ thuật ngủ - tỉnh - ngủ là dùng thuốc gây mê thường là propofol và remifentanil. Trong quá

trình phẫu thuật, khi cần theo dõi điện vỏ não (ECoG) thì ngừng truyền propofol (thường là 15

phút trước khi bắt đầu theo dõi ECoG). Thuốc này phải ngưng để tránh can thiệp vào tín hiệu

ECoG. Remifentanyl 0,05 mcg/kg/phút được tiếp tục trong giai đoạn tỉnh mê vì ít ảnh hưởng đến tín hiệu ECoG. Cũng có thể sử dụng dexmedetomidine 0,2 mcg/kg/giờ, vì nó cũng không ảnh hưởng đến ECoG.187,188 An thần có ý thức - theo dõi sát là thích hợp khi đóng và mở hộp sọ. Bolus hoặc truyền liên tục propofol hoặc dexmedetomidine cộng với remifentanil hoặc fentanyl. Không được thở oxy nồng độ cao gần phẫu trường vì tia lửa điện từ dao điện có thể gây cháy. Biến chứng trong quá trình phẫu thuật mở sọ tỉnh là thấp vì bệnh nhân chịu phẫu thuật này được lựa chọn cẩn thận và chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên, vấn đề đường thở, buồn nôn, nôn ói, phù não, động kinh, chảy máu, kích động, thuyên tắc khí, và bất ổn huyết động đã được báo cáo ở một số bệnh nhân.189-191

Một phần của tài liệu GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM (Trang 54 - 55)