Các thủ thuật can thiệp x quang thần kinh

Một phần của tài liệu GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM (Trang 55 - 56)

Các thủ thuật x-quang thần kinh cần gây mê để chẩn đoán hoặc điều trị ngày càng phổ biến ở trẻ

em có bệnh lý nội sọ. Các thủ thuật như chụp động mạch và gây tắc mạch là phổ biến. Các thủ

thuật này cần gây mê bởi vì chúng kéo dài, kỹ thuật khó và không thoải mái cho bệnh nhân, và

thường cần các kỹ thuật điều chỉnh huyết áp và thông khí trong quá trình làm thủ thuật. Hình ảnh thu được cũng có chất lượng tốt hơn ở bệnh nhân được gây mê và bất động. Nếu có biến chứng xảy ra trong khi làm các thủ thuật này đều có thể điều trị nhanh hơn ở trẻ đã gây mê.192

Gây mê và đặt nội khí quản là cần thiết cho các thủ thuật này vì cần các khoảng ngưng thở từ 10 - 15 giây để thu được hình ảnh chất lượng tốt nhất. Truyền đủ dịch trong các thủ thuật này để duy trì thể tích bình thường, tưới máu thận đầy đủ và lưu lượng nước tiểu tốt. Không làm như vậy có

thể dẫn đến suy thận vì sử dụng một thể tích lớn thuốc cản quang ưu trương. Ít hơn 4% bệnh

308

máu, thường là ở vị trí các bác sĩ x-quang đâm kim vào (mạch máu đùi). Phản ứng bất lợi với

thuốc cản quang chỉ xảy ra trong < 1% trẻ em chịu các thủ thuật x-quang thần kinh can thiệp. Những phản ứng này bao gồm buồn ói, nổi ban, bất ổn huyết động, co thắt phế quản và trụy tim mạch. Chúng thường xảy ra trong vòng 1 giờ sau dùng thuốc. Phản ứng nhẹ là tự giới hạn và điều trị triệu chứng. Phản ứng nặng cần điều trị như sốc phản vệ. Bệnh nhân có nguy cơ cao phản ứng với thuốc cản quang là người có phản ứng trước đó với thuốc này, hen phế quản hoặc viêm da cơ

địa (atopic dermatitis). Nếu bệnh nhân trước đây đã có một trong những vấn đề này, nên điều trị

trước bằng steroid và thuốc kháng histamine trước khi bắt đầu thủ thuật. Liều khuyến cáo của

methylprednisolone tĩnh mạch là 1 - 2 mg/kg còn diphenhydramine là 1 mg/kg.

Các phương pháp can thiệp điều trị như thuyên tắc dị dạng động tĩnh mạch, dò động tĩnh mạch (AVF: arteriovenous fistula) hoặc túi phình, và hóa trị trong động mạch (intra-arterial

chemotherapy) cho các khối u thường cần gây mê. Các thủ thuật này thường dài và có thể cần

dãn cơ để tránh bệnh nhân cử động, vì nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Bác sĩ gây mê phải theo dõi lượng dịch muối dùng pha heparin mà bác sĩ x-quang sử dụng trong các thủ thuật này và bù trừ bằng cách giảm số lượng dịch truyền. Đôi khi cần hạ huyết áp chỉ huy để tạo điều kiện dễ dàng cho việc đặt các hạt vi mô hoặc coil vào trong tổn thương có lưu lượng cao. Các hạt vi mô như ONYX có thể gây nhịp chậm nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhủ nhi. Nguy cơ vỡ mạch máu nội sọ là 0,5%. Nếu nó xảy ra, phải chuyển ngay bệnh nhân đến phòng mổ để phẫu thuật. Sau thủ thuật thuyên tắc, nên đưa bệnh nhân đến đơn vị chăm sóc đặc biệt để theo dõi chặt chẽ và kiểm soát

huyết áp nhằm giảm nguy cơ chảy máu sau thủ thuật.2

Kết luận

Mục tiêu chính của bác sĩ gây mê là đảm bảo bệnh nhân thần kinh được chăm sóc toàn diện.

Điều này đòi hỏi phải có kiến thức giải phẫu não bình thường và bất thường, nắm vững sinh lý

học ở các giai đoạn phát triển khác nhau và hậu quả bệnh lý do điều trị nội ngoại khoa. Biết được ảnh hưởng của thuốc mê trên sinh lý não của bệnh nhi sẽ cải thiện đáng kể kết quả và góp phần làm giảm đáng kể biến chứng và tử vong.

Một phần của tài liệu GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)