Đái tháo nhạt

Một phần của tài liệu GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM (Trang 42 - 43)

Đái tháo nhạt (Diabetesinsipidus: DI) là do thiếu hormon chống bài niệu (antidiuretic hormone: ADH), nó tác động trực tiếp trên ống thận xa và ống góp để tăng tái hấp thu nước. U não thường gây DI, đặc biệt là u dưới đồi và tuyến yên. DI cũng xảy ra trong chấn thương thần kinh thị giác và chấn thương sọ não. Khoảng 75% bệnh nhân cắt u tuyến yên xuyên sọ và trong 10 - 44% những

bệnh nhân cắt u qua xương bướm bị DI. Mặc dù, DI có thể xảy ra trong mổ nhưng thường khởi

phát từ 2 - 6 giờ sau mổ và tự hết từ 2 - 7 ngày sau đó. Đái tháo nhạt đặc trưng bởi đa niệu (> 4 ml/kg /giờ ở trẻ em và > 6 ml/kg/giờ ở trẻ sơ sinh), tăng độ thẩm thấu máu (> 300 mOsm/l) và giảm độ thẩm thấu nước tiểu (< 300 mOsm/l). Tỉ trọng nước tiểu < 1,005 và Na+ máu > 145 meq/l là đặc trưng của giảm thể tích tăng natri máu do DI. Mục tiêu điều trị DI chu phẫu là duy trì cân bằng nước và điện giải, lưu lượng nước tiểu và huyết động bình thường. Phải loại trừ các nguyên

nhân khác gây lưu lượng nước tiểu cao bao gồm sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc mannitol và tăng

đường huyết. Nếu bị DI trước mổ, nên xem xét sử dụng vasopressin tĩnh mạch trước và trong mổ. Cần đánh giá cẩn thận lượng nước tiểu trong mổ ít nhất một lần một giờ. Nên truyền bù 2/3 lượng dịch mất cộng với máu mất mỗi giờ để duy trì huyết động ổn định. Kiểm soát dịch chu phẫu trong DI không bao gồm các dung dịch nhược trương. Liều khởi đầu của vasopressin là 0,5 mU/kg/giờ bằng truyền tăng dần mỗi 5-10 phút cho đến khi lượng nước tiểu đạt khoảng 2

ml/kg/giờ. Vasopressin (DDAVP) 0,5-4 mcg tĩnh mạch một liều duy nhất. DDAVP là thuốc chống

bài niệu mạnh có tác dụng dãn mạch tối thiểu, cũng có thể sử dụng trong giai đoạn chu phẫu. 1/4 liều này cũng được sử dụng để giảm chảy máu ở những bệnh nhân bị bệnh von Willebrand. Tác dụng của vasopressin kéo dài 8-12 giờ. Phải theo dõi nồng độ Na+ máu khi sử dụng DDAVP.148,149

Hình 10-10: U nguyên bàotủy

Hình CT cắt ngang, MRI sau tiêm thuốc T1W cắt ngang và T2W cắt dọc cho thấy khối u trên lều lớn và mở rộng vào trong não thất bốn.

U não hố sau bao gồm u nguyên bào tủy, u sao bào tiểu não, u màng não thất và u thần kinh đệm thân não. (Hình 10.10) Chúng cản trở lưu thông DNT giữa não thất tư và tủy sống, làm tăng

GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM

295

ALNS. Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của u hố sau bao gồm nôn ói vào buổi sáng, trẻ bứt

rứt, ngủ lịm, cứng cổ, rối loạn chức năng thần kinh sọ và mất điều hòa. Phẫu thuật cắt u hố sau có những lưu ý gây mê quan trọng hơn tất cả phẫu thuật thần kinh nhi khác. Cần cố định ống nội

khí quản một cách an toàn, vì phần lớn các phẫu thuật này thực hiện ở tư thế nằm sấp. Kê đầu

trong dụng cụ hình móng ngựa để có thể tiếp cận đường thở trong mổ. Có chỉ định theo dõi

huyết áp động mạch xâm lấn do nguy cơ loạn nhịp và thay đổi huyết áp đột ngột khi kích thích phẫu thuật vào các cấu trúc trong hố sau. Có nguy cơ thuyên tắc khí tĩnh mạch ở tư thế nằm sấp, do đó phải kiểm tra thường xuyên. Phần lớn trẻ em có u hố sau đã bị tăng ALNS và não úng thủy. Phẫu thuật viên thường đặt dẫn lưu não thất ngoài để loại bỏ DNT trước khi bắt đầu cắt bỏ.150

Một phần của tài liệu GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM (Trang 42 - 43)