Não úng thủy

Một phần của tài liệu GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM (Trang 29 - 32)

Não úng thủy là do mất cân bằng giữa sản xuất và hấp thu dịch não tủy. Sự mất cân bằng này làm

tăng ALNS. Não úng thủy có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. (Bảng 10-5) Mặc dù, một số báo cáo

cho thấy tỷ lệ não úng thủy ở trẻ em đã giảm ở một số nước phát triển, nhưng các khác báo cáo cho thấy nó đã tăng lên do tỷ lệ sống sót cao hơn ở trẻ sinh non. Nhiễm trùng sơ sinh và khuyết

tật ống thần kinh là phổ biến ở một số nước đang phát triển, chúng làm tăng đáng kể số lượng

bệnh nhân bị não úng thủy trên toàn thế giới. Ở Đông Phi có hơn 6.000 trường hợp mới mắc não

úng thủy mỗi năm. Ở nhiều nước thu nhập thấp, não úng thủy là nguyên nhân chính gây biến

chứng và tử vong.114 Não úng thủy gây thay đổi bệnh lý trong hình thái và sự trưởng thành của não, trong cấu trúc vi mô của não, trong lưu lượng máu não, sinh hóa và chuyển hóa não. (Hình

10-4) Mặc dù, điều trị phẫu thuật không phải lúc nào cũng giải quyết được tổn thương, nhưng

282

BẢNG10-5:Nguyên nhân gây Não úng thủy

BẨM SINH

Thoát vị màng não – tủy

Tắccống sylvius

Hội chứng Dandy-Walker

Mucopolysaccharidoses

Tật não úng thủy liên kết với nhiễm sắc thể X

Xuất huyết trong não thất thời kỳbào thai

MẮC PHẢI

Nhiễm trùng

Xuất huyết não thất ở trẻ sinh non

Sự choán chỗ của nangnội sọ

GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM

283

Hình 10-4: Não úng thủy cấp tính:

CT mặt phẳng ngang cho thấy não thất bên và não thất ba dãn lớn do phù xuyên thành thứ phát từ tắc cống não

Các dấu hiệu và triệu chứng của não úng thủy là hậu quả của tăng ALNS. Tăng ALNS trong não úng

thủy cấp tính có thể gây tử vong trừ khi nhanh chóng loại bỏ lượng DNT thừa. Nguyên nhân gây

não úng thủy cấp tính bao gồm tắc nghẽn đột ngột hệ thống não thất (xuất huyết não thất ở trẻ sinh non, xuất huyết trong u hoặc di chuyển nang não thất ba). Nếu không điều trị sớm, ALNS tăng nhanh sẽ gây thoát vị não và ngưng tim phổi. Não úng thủy mãn tính do tắc cống não, viêm

màng não và u não. Biểu hiện lâm sàng của não úng thủy mạn tính phát triển chậm hơn và bao

gồm bứt rứt, đau đầu, giảm khả năng học tập, lú lẫn và li bì. Ở trẻ sơ sinh, mở rộng các đường

284 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mãn tính ở trẻ nhỏ có thể không đặc hiệu và bao gồm trẻ dễ quấy khóc, chán ăn và nôn ói. Điều

trị não úng thủy là phẫu thuật và bao gồm chuyển hướng DNT từ não thất sang bụng (shunt não

thất phúc mạc) hoặc ở nơi khác. Nếu không thể đặt shunt não thất phúc mạc, có thể đặt shunt

não thất tâm nhĩ (não thất bên đến tĩnh mạch cảnh) hoặc shunt não thất màng phổi (não thất

bên đến khoang màng phổi).115 Mặc dù, phẫu thuật não úng thủy là một trong những phẫu thuật

thần kinh phổ biến nhất, đôi khi phối hợp với một số biến chứng nghiêm trọng bao gồm chảy

máu do làm vỡ xoang tĩnh mạch, tràn khí hoặc tràn máu màng phổi, tổn thương các mạch máu cổ

và tổn thương các cơ quan ổ bụng (thủng ruột, rách gan). Thuyên tắc khí, loạn nhịp thất và tổn

thương mạch máu có thể xảy ra trong quá trình đặt shunt não thất tâm nhĩ. Tràn khí màng phổi

áp lực thường gặp hơn trong đặt shunts não thất màng phổi.

Mở thông sàn não thất ba (ventriculostomy) nội soi được sử dụng cho một số trường hợp chọn

lọc để tạo shunt. Nó bao gồm đặt một ống nội soi mềm vào trong não và đẩy nó vào não thất bên hoặc não thất ba. Sau đó đục một lỗ ở sàn não thất để dẫn lưu DNT từ các bể nền vào khoang dưới nhện. Nếu phẫu thuật thành công, không cần đặt bất kỳ shunt nào khác. Biến chứng của mở thông não thất ba nội soi bao gồm rách động mạch thân nền và sốc giảm thể tích, chúng cần phẫu thuật mở sọ cấp cứu. Nhịp chậm nguy hiểm đôi khi xảy ra trong quá trình thao tác trên

não thất ba và khi bơm nước muối lạnh vào não thất ba.116

Xử trí chu phẫu bệnh nhân não úng thủy phụ thuộc vào có hay không có tăng ALNS, nguyên nhân não úng thủy và bệnh lý đi kèm. Nên tránh dùng thuốc an thần trước mổ ở bệnh nhân não úng thủy vì nó làm tăng nguy cơ suy hô hấp, tăng thán khí và tăng ALNS. Bệnh nhân não úng thủy có tiền sử thoát vị màng não tủy phải xem là có dị ứng latex và không nên tiếp xúc với latex. Theo dõi trong mổ bao gồm huyết áp không xâm lấn, SaO2, ECG, ETCO2, thân nhiệt và đo liên tục nồng độ thuốc mê hô hấp cuối kỳ thở ra, nếu có thể. Nếu trẻ nhỏ và trẻ em không có bằng chứng tăng

ALNS và có đường truyền tĩnh mạch, có thể khởi mê bằng thuốc mê hô hấp hoặc tĩnh mạch.

Nhưng nên thông khí áp lực dương càng sớm càng tốt sau khi cho thuốc mê để phòng ngừa tăng thán khí, dãn mạch não và tăng ALNS. Khởi mê bằng thuốc mê hô hấp nên tránh nếu bệnh nhân bị tăng ALNS, vì thuốc mê hô hấp có thể làm nặng thêm ALNS và tăng nôn ói và hít sặc. Khởi mê

tĩnh mạch bằng propofol 3 - 4 mg/kg hoặc thiopental 5 - 6 mg/kg có thể an toàn hơn ở bệnh

nhân tăng ALNS. Cũng nên xem xét dùng á phiện (fentanyl hoặc remifentanyl) và thuốc dãn cơ để khởi mê và đặt nội khí quản nhanh. Duy trì mê với một loại á phiện (fentanyl hoặc remifentanyl)

và sevoflurane hoặc isoflurane. Bệnh nhân được thở máy để kiểm soát CO2. Xử trí sau mổ bệnh

nhân não úng thủy tùy thuộc vào tình trạng thần kinh của trẻ và các bệnh lý đi kèm.113,117

Một phần của tài liệu GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH Ở TRẺ EM (Trang 29 - 32)