II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Thời kỳ trƣớc năm 1911: Hình thành tƣ tƣởng yêu nƣớc và chí hƣớng tìm đƣờng cứu nƣớc mớ
hƣớng tìm đƣờng cứu nƣớc mới
Trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng, gia đình và của dân tộc để hình thành nên tƣ tƣởng yêu nƣớc và tìm đƣờng cứu nƣớc.
Nghệ An là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nƣớc, nhiều nhân tài và anh hùng yêu nƣớc nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19/5/1890, đƣợc sinh ra trong một gia đình khoa bảng. Cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh của Ngƣời đỗ phó bảng, từng đƣợc bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Tuy làm quan nhƣng cụ thƣờng tâm sự: “Quan trƣờng là nô lệ trong những ngƣời nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Cụ thƣờng dạy các con: “Đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà ta”. Tinh thần yêu nƣớc thƣơng dân và nhân cách của cụ Nguyễn Sinh Sắc có ảnh hƣởng lớn lao đến tƣ tƣởng, nhân cách Hồ Chí Minh thủa niên thiếu.
Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hƣởng sâu sắc tình cảm của ngƣời mẹ là Cụ Hoàng Thị Loan - ngƣời mẹ Việt Nam điển hình với đức tính nhân hậu, tần tảo, đảm đang, hết mực thƣơng yêu chồng, con và hòa thuận nhân đức với mọi ngƣời, đƣợc bà con láng giềng mến phục. Cụ Hoàng Thị Loan có ảnh hƣởng lớn đến các con bằng tấm lòng nhân hậu và mẫn cảm của ngƣời mẹ.
29
Tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng gia đình, đƣợc theo học các vị túc nho và tiếp xúc với nhiều loại sách, báo tiến bộ ở các trƣờng, lớp tại Vinh, tại kinh đô Huế, hiểu rõ tình cảnh nƣớc nhà bị giặc ngoại xâm đô hộ, Hồ Chí Minh sớm có tư tưởng yêu nước và thể hiện rõ tư tưởng yêu nước trong hành động. Hồ Chí Minh đã tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (1908). Là thày giáo ở trƣờng Dục Thanh, Phan Thiết, khi dạy học cũng nhƣ trong sinh hoạt, Hồ Chí Minh thƣờng dành hết tâm huyết truyền thụ cho học sinh lòng yêu nƣớc và những suy nghĩa về vận mệnh nƣớc nhà (năm 1910).
Điểm đặc biệt của tuổi trẻ Hồ Chí Minh là suy nghẫm sâu sắc về Tổ quốc và thời cuộc. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nƣớc của các vị tiền bối cách mạng nổi tiếng nhƣ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám… nhƣng Ngƣời sáng suốt phê phán, không tán thành, không đi theo các phƣơng pháp, khuynh hƣớng cứu nƣớc của các vị đó. Hồ Chí Minh muốn tìm hiểu những gì ẩn dấu sau sức mạng xủa kẻ thù và học hỏi kinh nghiệm cách mạng trên thế giới. Ngày 5/6/1911, Hồ Chí Minh đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân.