Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – Mặt trận dân tộc thống nhất

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP HP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 115 - 118)

I TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MNH VỀ ĐẠ ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

4. Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – Mặt trận dân tộc thống nhất

Mặt trận dân tộc thống nhất

a. Mặt trận dân tộc thống nhất

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc chỉ trở thành lực lƣợng to lớn, có sức mạnh khi đƣợc tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, đó là Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nƣớc, tập hợp mọi ngƣời dân nƣớc Việt, cả trong nƣớc và kiều bào sinh sống ở nƣớc ngoài. Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc tập hợp quần chúng nhân dân và những tổ chức yêu nƣớc phù hợp nhƣ các hội ái hữu hay tƣơng trợ, công hội hay nông hội, đoàn thành niên hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng hay phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nƣớc hay những nghiệp đoàn… trong đó bao trùm là Mặt trận dân tộc thống nhất.

116

Do yêu cầu và nhiệm vụ của từng chặng đƣờng lịch sử, Mặt trận dân tộc thống nhất có những tên gọi khác nhau: Hội Phản đế đồng minh (năm 1930); Mặt trận Dân chủ Đông Dƣơng (năm 1936); Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dƣơng (năm 1939); Mặt trận Việt Minh (năm 1941); Mặt trận Liên Việt (năm 1951); Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (năm 1960); Liên minh các lực lƣợng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam (năm 1968) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (các năm 1955, 1976)… Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhƣng thực chất chỉ là một tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi, nhằm tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nƣớc ở trong và ngoài nƣớc, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.

b. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất Một là, phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân – nông dân – trí thức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hồ Chí Minh xác định mục đích chung của Mặt trận dân tộc thống nhất là nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lƣợng dân tộc vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận là một khối đoàn kết chặt chẽ, có tổ chức trên nền tảng khối liên minh giữa các giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là nguyên tắc cốt lõi trong chiến lƣợc đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó để mở rộng Mặt trận, làm cho Mặt trận thực sự quy tụ đƣợc cả dân tộc, kết thành một khối vững chắc trong Mặt trận. Ngƣời viết: “Lực lƣợng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”. Ngƣời chỉ rõ rằng, sở dĩ phải lấy liên minh công nông làm nền tảng “vì họ là ngƣời trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết, mà cũng bị áp bức bóc lột nặng nền hơn hết. Vì chí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của mọi tầng lớp khác”. Ngƣời căn dặn, không nên chỉ nhấn

117

mạng vai trò của công nông, mà còn phải thấy vai trò và sự cần thiết phải liên minh với các giai cấp khác, nhất là đối với đội ngũ trí thức.

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là lực lƣợng lãnh đạo, Đảng không có lợi ích gì riêng, mà gắn liền với lợi ích toàn xã hội, toàn dân tộc. Đảng lãnh đạo đối với mặt trận thể hiện ở khả năng nắm bắt thực tiễn, phát hiện ra quy luật khách quan sự vận động của lịch sử để vạch đƣờng lối và phƣơng pháp cách mạng phù hợp, lãnh đạo Mặt trận hoàn thành nhiệm vụ của mình là đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

Hai là, phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.

Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của cả dân tộc, bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau. Do vậy, hoạt động của Mặt trận phải dựa trên nguyên tắc hiệp thƣơng dân chủ. Mọi vấn đề của mặt trận đều phải đƣợc đem ra để tất cả các thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức. Những lợi ích riêng chính đáng, phù hợp với lợi ích chung của đất nƣớc, của dân tộc cần đƣợc tôn trọng; những gì riêng biệt, không phù hợp sẽ đƣợc giải quyết bằng lợi ích chung của mỗi dân tộc, bằng sự nhận thức ngày càng đúng đắn hơn của mỗi ngƣời, mỗi bộ phận về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Do vậy, hoạt động của Mặt trận phải theo nguyên tắc hiệp thƣơng dân chủ mới quy tụ đƣợc đƣợc các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo vào Mặt trận dân tộc thống nhất.

Ba là, phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết trong Mặt trận phải là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong Mặt trận, các thành viên có những điểm tƣơng đồng nhƣng cũng có điểm khác biệt, nên

118

cần có sự bàn bạc để đi đến nhất trí. Hồ Chí Minh nhấn mạnh phƣơng châm “cầu đồng tồn dị”, lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; đồng thời Ngƣời nêu rõ: “Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trƣờng cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trƣờng thân ái, vì nƣớc, vì dân” để tạo nên sự đoàn kết gắn bó chặt chẽ, lâu dài tạo tiền đề mở rộng khối đại đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP HP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)