Thời kỳ 1920 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tƣ tƣởng về cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP HP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 31 - 33)

II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

3. Thời kỳ 1920 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tƣ tƣởng về cách mạng Việt Nam

về cách mạng Việt Nam

Đây là thời kỳ mục tiêu, phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từng bước được cụ thể hóa, thể hiện rõ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Chí Minh tích cực sử dụng báo chí Pháp lên án chủ nghĩa thực dân Phap, thức tỉnh lƣơng tri nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ, khơi dậy lòng yêu nƣớc của nhân dân các dân tộc thuộc địa của dân tộc Việt Nam.

Đầu thời kỳ này, Hồ Chí Minh có một số bài báo đáng chú ý nhƣ: Vấn đề dân bản xứ đăng báo L’Humanite tháng 8/1919, Ở Đông Dương, báo

L’Humanite ngày 4/11/1920,… Năm 1921, Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa. Năm 1922, Ngƣời đƣợc bầu là Trƣởng Tiểu ban Nghiên cứu vấn đề dân tộc thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, sáng lập báo Le Paria bằng tiếng Pháp. Ngƣời vừa làm chủ bút, tổng biên tập và kiêm cả việc tổ chức phát hành báo đó trong nƣớc Pháp và gửi đến các thuộc địa của Pháp, trong đó có Đông Dƣơng, để thức tỉnh tinh thần giải phóng dân tộc của nhân dân các nƣớc thuộc địa.

Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động lý luận chính trị, tổ chức, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Thông qua báo chí và các hoạt động thực tiễn Ngƣời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc Việt Nam.

Phƣơng hƣớng của cách mạng giải phóng dân tộc trong các nƣớc thuộc địa, trong đó có Việt Nam đƣợc Hồ Chí Minh cụ thể hóa một bƣớc trên cơ sở phân tích sâu sắc bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân Pháp. Những nội dung đó đƣơc thể hiện rõ trong nhiều bài báo của Ngƣời đăng trên các báo của Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Liên Xô, của Quốc tế Cộng sản và trong

32

tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết bằng tiếng Pháp của Ngƣời đƣợc xuất bản ở Pari năm 1925.

Hồ Chí Minh sáng lập tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925), ra báo Thanh niên bằng tiếng Việt, từng bƣớc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận cách mạng trong những ngƣời yêu nƣớc và công nhân.

Tổng kết kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ và nhất là từ kinh nghiệm Cách mạng tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đã vạch rõ cách mạng Việt Nam phải có Đảng cộng sản với chủ nghĩa Mác – Lênin làm cốt để lãnh đạo; lực lƣợng cách mạng giải phóng dân tộc là toàn thể nhân dân Việt Nam trong đó nòng cốt là liên minh công nông. Những nội dung cốt lõi đó và nhiều vấn đề trong đƣờng lối, phƣơng pháp cách mạng Việt Nam đƣợc hình thành trong tác phẩm Đường cách mệnh của Ngƣời xuất bản năm 1927 ở Quảng Châu, Trung Quốc. Tác phẩm là sự chuẩn bị mọi mặt về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua văn kiện do Ngƣời khởi thảo (vào đầu năm 1930). Các văn kiện này là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chính thức khẳng định rõ những quan điểm cơ bản về đƣờng lối, phƣơng pháp cách mạng Việt Nam, việc tổ chức, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành một tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu mục tiêu và con đƣờng cách mạng là “làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, “đánh đổ để quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tƣ sản phản cách mạng”, gƣơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; liên minh công nông là lực lƣợng nòng cốt; cách mạng Việt Nam là một bộ phận cách

33

mạng thế giới. Chiến lƣợc đại đoàn kết toàn dân tộc thấm trong từng câu chữ của Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Bản cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên này đã thể hiện rõ sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết mối quan hệ giai cấp – dân tộc – quốc tế trong đƣờng lối cách mạng Việt Nam.

Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cƣơng lĩnh chính trị đúng đắn và sáng tạo đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài suốt từ cuối thế kỷ XIX sang đầu năm 1930.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP HP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)