Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP HP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 113 - 115)

I TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MNH VỀ ĐẠ ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

114

Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, quy tụ, đoàn kết đƣợc mọi giai cấp, tầng lớp cần đƣợc bảo đảm các điều kiện sau đây:

Một là, phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các lợi ích khác biệt chính đáng. Phải chú trọng xử lý các mối quan hệ lợi ích rất đa dạng, phong phú trong xã hội Việt Nam. Chỉ có xử lý tốt quan hệ lợi ích, trong đó tìm ra điểm tƣơng đồng, lợi ích chung thì mới đoàn kết đƣợc lực lƣợng. Mục đích chung của Mặt trận đƣợc Hồ Chí Minh xác định cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lƣợng dân tộc vào khối đại đoàn kết. Theo Ngƣời, đại đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nƣớc, vì dân, trên cơ sở yêu nƣớc thƣơng dân, chống áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu. Ngƣời cho rằng, nếu nƣớc đƣợc độc lập mà dân không đƣợc hƣởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu; đây là nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dân tộc và tôn giáo vào trong Mặt trận.

Hai là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này đƣợc hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc hàng ngàn năm của dân tộc và đã trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tƣ tƣởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con ngƣời Việt Nam, đƣợc lƣu truyền qua nhiều thế hệ. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên tai địch họa, làm cho đất nƣớc đƣợc trƣờng tồn, bản sắc dân tộc đƣợc giữ vững.

Ba là, phải có lòng khoan dung, độ lượng đối với con người. Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi cá nhân cũng nhƣ mỗi cộng đồng đều có những ƣu, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu,… Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lƣợng, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi ngƣời, có vậy mới tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lƣợng. Ngƣời từng căn dặn đồng bào:

115

“Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhƣng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu ngƣời cũng có ngƣời thế này hay thế khác, nhƣng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại lộ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đƣờng, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có nhƣ thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tƣơng lại chắc chắn sẽ vẻ vang” .

Bốn là, phải có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao trong cuộc sống. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc “Nƣớc lấy dân làm gốc”, “Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”, đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý mácxít “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Dân là chỗ dựa vững chắc đồng thời cũng là nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết định thắng lợi của cách mạng. Vì vậy, muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, phải có niềm tin vào nhân dân.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP HP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)