Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của ngƣời cách mạng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP HP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 143 - 146)

II TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1. Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của ngƣời cách mạng

mạng

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tƣ tƣởng, lãnh tụ cách mạng thế giới bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức. Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: đạo đức là nguồn nuôi dƣỡng và phát triển con ngƣời. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của ngƣời cách mạng. Ngƣời coi đạo đức rất quan trọng nhƣ gốc của cây, nhƣ ngọn nguồn

của sông suối. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Ngƣời viết: “Cũng nhƣ sông có nguồn thì mới có nƣớc, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Ngƣời cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đƣợc nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài ngƣời là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”. Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958), Hồ Chí Minh viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhƣng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh đƣợc nặng và đi đƣợc xa. Ngƣời cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Ngƣời chỉ rõ, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì cần nhớ rằng: “Trƣớc mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà

144

ta đƣợc họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những ngƣời có tƣ cách, đạo đức” .

Đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi con ngƣời. Trong bài Người cán bộ cách mạng (1955), Hồ Chí Minh yêu cầu: “Ngƣời cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng… Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không”. Bởi vì, có đạo đức cách mạng trong sáng mới làm đƣợc những việc cao cả, vẻ vang. Ngƣời quan niệm: “Việc nƣớc lấy Đoàn thể làm cốt cán. Cán bộ lấy đạo đức làm cốt cán”. Theo Hồ Chí Minh, “Đại đa số chiến sĩ cách mạng là ngƣời có đạo đức: Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thƣờng thì làm gƣơng mẫu: gian khổ, chất phác, kính trọng của công… Đạo đức ấy có ảnh hƣởng đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong”. Theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng là chỗ dựa

giúp cho con ngƣời vững vàng trƣớc mọi thử thách. “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bƣớc…, khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn” .

Hồ Chí Minh thƣờng nhắc lại tinh thần của V.I. Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự lƣơng tâm của dân tộc và thời đại. Trong Di chúc, Ngƣời viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là ngƣời lãnh đạo, là ngƣời đày tớ thật trung thành của nhân dân. ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những ngƣời thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”; “Bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

145

Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thƣớc đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế. Ngƣời nói: “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trƣơng hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”.

Đức và tài phải là những phẩm chất thống nhất của con ngƣời. Nếu đạo đức là tiêu chuẩn cho mục đích hành động thì tài là phƣơng tiện thực hiện mục đích đó. Vì vậy, con ngƣời cần có cả đức và tài, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng khó, nhƣng thiếu đạo đức thì vô dụng, thậm chí có hại. Trong tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực phải thống nhất làm một. Trong đó đạo đức là gốc, là nền tảng của ngƣời cách mạng. Ngƣời đòi hỏi tài năng phải gắn chặt và đặt vững trên nền tảng đạo đức. Hồ Chí Minh thƣờng khuyên: “Dạy cũng nhƣ học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”.

Vai trò của đạo đức còn thể hiện là thƣớc đo lòng cao thượng của con ngƣời. Trong bài Đạo đức cách mạng (1955), Ngƣời viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi ngƣời khác nhau, ngƣời làm việc to, ngƣời làm việc nhỏ; nhƣng ai giữ đƣợc đạo đức đều là ngƣời cao thƣợng”. Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh nâng cao giá trị của mình mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp ta vƣợt qua mọi thử thách.

Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến giáo dục toàn diện cho các em học sinh, sinh viên cả “Đức, Trí, Thể, Mỹ”. Trong đó, đức là gốc, là trƣớc hết; tài là cực kỳ quan trọng, không có tài thì không xây dựng, phát triển đƣợc đất nƣớc.

146

Đức bao gồm nếp ăn, ở, sinh hoạt hàng ngày, trƣớc hết là với gia đình, anh em, bè bạn, rộng ra là với quốc gia, dân tộc; học để làm việc, làm ngƣời, làm cán bộ.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP HP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)