Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành thuỷ sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 50)

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.2.1.2.3 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành thuỷ sản

Giá trị của ngành thủy sản trong những năm qua không đồng đều do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nếu năm 2004 đạt 15886 triệu đồng thì năm 2005 tăng lên nhanh chóng với 29406 triệu đổng ( tăng gần gấp đôi so với năm 2004) nhưng năm 2006 lại giảm xuống chút ít được là 28312 triệu đồng. Ngành thủy sản là ngành có đặc thù riêng so với các ngành khác vì các vật nuôi trong ngành này sống trong môi trường nước nên ta không thể trực tiếp nhìn thấy nó, không thể biết chúng đang có triệu chứng của bệnh gì để có biện pháp phòng chống ngày từ đầu mà chỉ đến khi cá chết vì bệnh đó thì chúng ta mới có thể phát hiện được. Lúc đó, công tác phòng chữa bệnh sẽ không đạt hiệu quả cao.

BIỂU 12 : CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN

Đơn vị tính : %, triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Giá trị (tr.đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr. đồng) Cơ cấu (%) Tổng GT 15886 100,00 29406 100,00 28312 100,00

1. Cá chắm 3612 22,73 6734 22,90 6963 24,59 2. Cá trôi 2769 17,43 5796 19,71 5167 18,25 3. Cá chép 1597 10,05 5412 18,40 3974 14,03 4. Cá mè 2521 15,86 3251 11,05 3765 13,30 5. Loại khác 5387 33,93 8213 27,94 8443 29,83 Nguồn: Phòng KT huyện Lập Thạch

Trong cơ cấu của ngành thủy sản thi cá chắm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các loài cá, giá trị kinh tế thu được từ cá chắm liên tục tăng lên qua các năm. Đạt 3612 triệu đồng năm 2004, tăng lên 6734 triệu đồng năm 2005, và tăng lên đạt 6963 triệu đồng năm 2006. Cơ cấu giá cũng tăng đều trong 3 năm 2004, 2005, 2006 là 22,73% , 22,90%, 24,59%. Cá chắm tăng nhanh theo các năm là do đặc tính của loài cá này là dễ nuôi, khả năng phát triển rất nhanh, có chất lượng ngon, nhu cầu về cá này tăng nhanh.

Với các loại cá khác, cá trôi và cá mè thì sản lượng các năm liên tục tăng lên theo các năm và mức tăng không có biến động nhiều lắm. Ví dụ với cá mè thì năm 2004 đạt 2521 triệu đồng chiếm 15,86%, năm 2005 tăng lên 3251 triệu đông chiếm 11,05% và năm 2006 tăng lên đạt 3765 triệu đồng chiếm 13,30%. Sự tăng lên này cũng ảnh hưởng đến giá trị ngành thủy sản nhưng mức tăng của các ngành này không đáng kể trong cơ cấu giá trị của ngành nông nghiệp.

Với cá chép thì giá trị sản xuất biến động thất thường, sự biến động này là do cá chép có chu kỳ sinh trưởng dài nên người nuôi cá thường nuôi với thời hạn dài hơn một năm nên khi thống kê sẽ có năm nhiều năm ít

- Việc nuôi thả vẫn thể hiện tính truyền thống với các loại cá có năng suất không cao, khả năng chống chịu dịch bệnh kém, nên dễ nhiễm bệnh làm giảm năng suất của ngành thủy sản

- Chưa biết kết hợp giữa nuôi cá + nuôi vịt, nuôi cá + trồng lúa, nuôi cá + chăn nuôi khác,…nên hiệu quả đem lại chưa cao, người dân chưa tìm được phương thức nuôi trồng sao cho có hiệu quả nhất trên một đơn vị diện tích

- Chưa có quy hoạch cụ thể các vùng nuôi trồng thuỷ sản, chưa tuyên truyền để người dân hiểu và chuyển đổi những diện tích gieo trồng trũng có năng suất không ổn định sang đào ao nuôi thả cá để có giá trị kinh tế cao trên mỗi đơn vị diện tích

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w