Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 56)

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.3.1 Những kết quả đạt được

- Giá trị sản xuât của ngành nông nghiệp tăng dần theo các năm, Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực là giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng

dần tỷ trong chăn nuôi nhưng vẫn bảo đảm được an ninh lương thực cho toàn huyện.

- Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ quan là chuyển đổi diện tích nông nghiệp sang các diện tích khác để tạo tiền đề năng suất cao hơn, đem lại thu nhập cho người nông dân trên mỗi đơn vị diện tích của mình.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa đa dạng đáp ứng về số lượng và chất lượng, năng suất đất và các loại cây trồng ngày càng tăng lên tạo một số lượng sản phẩm ổn định cho huyện và toàn tỉnh

2.3.2. Những tồn tại yếu kém- nguyên nhân : 2.3.2.1. Những tồn tại yếu kém :

- Sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính quảng canh chưa xây dựng được các vùng chuyên môn hoá, chưa đầu tư đúng mức trên mỗi đơn vị diện tích nên năng suất không đạt cao, không bảo đảm được đời sống của người nông dân

- Diện tích mỗi thửa ruông vẫn còn nhỏ, manh mún, khả năng áp dụng máy móc để cày bừa sẽ không đạt được hiện quả như mong muốn

- Tốc độ chuyển dịch diễn ra chưa nhanh sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính độc canh lạc hậu, chăn nuôi chưa tương xứng với phát triên của nông nghiệp

2.3.2.2. Nguyên nhân :

- Là một huyện miền núi, địa bàn rộng, dân số đông, cơ sơ hạ tầng còn yếu, xa trung tâm nên tiêu thụ sản phẩm khó khăn, không hấp dẫn được người sản xuất

- Thiếu vốn cho hoạt động sản xuất, một số trang trại muốn thâm canh nhưng thiếu vốn, thiếu thiết bị, thiếu giống...

- Thời tiết những năm gần đây diễn biến phúc tạp gây khó khăn cho việc bảo quản nông sản sau thu hoạch

- Lao động trong nông nghiệp chủ yếu là lao động thiếu kinh nghiệm, thiếu sức khoẻ, tập trung chủ yếu là phụ nữ. Đa số nam giới có sức khoẻ thì thường đi làm thuê ở bên ngoài

Chương 3 : Phương hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch

tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới 2008 - 2015

3.1. Phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch

3.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá

Cơ cấu kinh tế ở huyện Lập Thạch vẫn mang nặng tích tự cung tự cấp, tỷ suất hàng hoá thấp. Do vậy cần phải hướng sản xuất nông nghiệp đến sản xuất hàng hoá hợp lý nhất vì một mặt nó tận dụng được nguồn lực sẵn có của địa phương, mặt khác nó cho phép tạo ra nhiều hàng hoá, chuyên sâu, chất lượng tốt đủ khả năng đáp ứng thị trường. Trong giai đoạn tới huyện cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất hàng hoá và đáp ứng các tiêu trí sau:

- Bảo đảm an ninh lương thực

- Hình thành các vùng sản xuất tập trung - Ứng dụng khoa học công nghệ vào xản xuất - Đa dạng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường

3.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch theo hướng khai thác triệt để tiềm lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, hướng khai thác triệt để tiềm lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, lao động kỹ thuật nông nghiệp

Trong giai đoạn hiện nay trong nông nghiệp tiềm lực về lao động, điều kiện từ nhiên, nguồn vốn, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật...còn chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phải phát huy hết nội lực, tạo điều kiện để các nguồn lực, điều kiện vật chất cho sự phát triển kinh tế xã hội.

- Khai thác tốt các tiềm năng và nội lực về lao động, đất đai, vốn, khoa hoc công nghệ để phát triển công nghệ chế biến, Cơ khí hoá và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, nhằm thúc đẩy theo hướng CNH - HĐH

- Tranh thủ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng nhanh vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề để tạo

ra nhân tố tác động trực tiếp vào quá trình thu hút phân công lại lao động ở nông thôn.

Để đạt được mục tiêu đó thì cần phải kết hợp chuyên môn hoá sản xuất, đa dạng hoá cây trồng, theo hướng CNH - HĐH tăng cường thâm canh để tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá phát triển

3.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện phải theo xu hướng CNH-HĐH

Mục tiêu của CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền sản xuất hàng hoá có hiệu quả và bền vững có năng xuất chất lượng và sức cạnh tranh trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh với cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng phát triể hiện đại. Quan điểm CNH - HĐH trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển công nghiệp chế biến, thị tứ, thị trấn, các tụ điểm kinh tế. Quá trình này gắn liền với sự phát triển cơ sở hạ tầng mà trước hết là giao thông, điện nước, thôn tin được coi là điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Vấn đề đặt ra là phải định hướng để tạo ra chuyển dich an toàn, hiệu quả, ít rủi ro trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

3.1.1.4. Chuyển dich cơ cấu kinh tế phải phát huy được vai trò tích cực của mọi thành phần kinh tế

Hiện nay mỗi thành phần kinh tế đều có vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng mà không có thành phần nào có thể thay thế được.

Thực tế trong những năm qua trên địa bàn Huyện Lập Thạch các thành phần kinh tế chưa phát huy được vai trò của mình trong tổng thể nền kinh tế. Để phát huy vai trò tích cực của các thành phần kinh tế thì trong thời gian tới huyện Lập Thạch cầnphải quan tâm một số vấn đề sau.

- Tiếp tục đổi mới nền kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp sao cho phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm vụ của thành phần kinh tế này.

- Bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật.

- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật.

3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới tới

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải từng bước, tạo tiền đề vững chắc, lấy sản xuất nhất là sản xuất hàng hoá và hiệu quả kinh tế đầu tư để làm cơ sở so sánh, đánh giá kết quả phát triển. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo xu hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi phát triển hơn nữa nhưng vẫn bảo đảm tỷ trọng ngành trồng trọt trong nội bộ ngành trồng trọt giảm dần tỷ trọng ngành trồng lúa, tăng dần tỷ trong ngành trồng cây công nghiệp và các loại rau xanh. Trong nội bộ ngành chăn nuôi phát triển ngành chăn nuôi bò và phát triển chăn nuôi gia súc đây là thế mạnh của vùng trong tương lai.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Lập Thạch đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung vào chăn nuôi, thủy sản và sản xuất rau

(năm 2006 – 2010 ) thì đến năm 2010 mục tiêu phát triển kinh tế của huyện đặt ra là cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế theo thế mạnh của vùng.

BIỂU 15 : NHÓM CƠ CẤU NÔNG - LÂM - THUỶ SẢN THEO GTSX HUYỆN LẬP THẠCH ĐVT : % Ngành 2006 2010 2015 Tổng số 100,00 100,00 100,00 1. Nông nghiệp 91,33 88,41 85,21 2. Lâm nghiệp 2,32 3,54 5,34 3. Thuỷ sản 6,35 8,05 9,45 Nguồn : Nghị QĐHĐBĐB huyện Lập Thạch lần thứ 18

Với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ cấu ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản cũng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành lâm nghiệp và thuỷ sản. Trong đó chủ yếu tăng lên về tỷ trọng của ngành thuỷ sản. Tổng giá trị Nông- Lâm -Thuỷ sản ước tính đạt 836451 triệu đồng. Trong đó trên 80% là giá trị của xản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất của hai ngành Lâm - Thuỷ sản đóng góp trên 10%.

Về lâm nghiệp: Là huyện có diện tích rừng không lớn, nên đóng góp trong tổng giá trị sản xuất không nhiều ( dưới 5%). Theo quy hoạch của ngành Lâm nghiệp đến năm 2010 thì diện tích rừng được bố trí như sau : Trong tổng số 5167,61 (ha) thì đất phòng hộ là 3047,14 (ha), trồng lại rừng là 872,52 (ha), trồng cải tạo và bổ sung 972,4 (ha), còn 275,03 (ha) dành cho các cây có chu kỳ ngắn phục vụ cho công nghiệp. Đến giai đoạn 2015 tăng cường cải tạo chăm sóc rừng trên toàn huyện theo hướng phục vụ cho công nghiệp chế biến và đồ gia dụng phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Tỷ trọng ngành Lâm nghiệp tăng lên từ 2,32% năm 2006 lên 3,5-4% năm 2010 và đạt 5 - 6% năm 2015. Xu hướng tăng của Lâm nghiệp ngày càng giảm vì diện tích của rừng ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân.

Về nuôi trồng thuỷ sản : Huyện có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản nhưng trong những năm qua khai thác chưa hiệu quả, diện tích chưa được khai thác còn nhiều. Tỷ trọng ngành thuỷ sản trong tổng số giá trị Nông - Lâm - Thuỷ sản chưa đạt 7%. Trong giai đoạn tới tận dụng lợi thế tiềm năng phát triển của ngành, diện tích thị trường tiêu thụ, nâng dần tỷ trọng của ngành trong tổng số giá trị sản xuất nhóm ngành Nông - Lâm - Nghiệp lên 8-9% năm 2010 và phấn đấu lên 9-10% năm 2015. Tăng cương công tác khuyến nông, khuyến ngư nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ theo hai mô hình : Ruộng lúa + Cá + Vịt hoặc Cá + Vịt đưa năng suất đạt 53-58 tạ/ha + Về cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp ( trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp)

BIỂU 16 : CƠ CẤU NỘI BỘ NGÀNH NN THEO GTSX HUYÊN LẬP THẠCH ĐVT: % Ngành 2006 2010 2015 Nông nghiệp 100,00 100,00 100,00 1. Trồng trọt 80,79 75,50 72,40 2. Chăn nuôi 15,05 19,93 22,50 3. GTdịch vụ 4,16 4,57 5,10

Nguồn : Nghị QĐHĐBĐB huyện Lập Thạch lân thứ 18

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng cơ cấu trồng trọt giảm xuống, cơ cấu ngành chăn nuôi tăng dần. Năm 2010 tỷ trọng ngành trồng trọt trong nông nghiệp giảm xuống vào khoảng 75-76%, và năm 2015 tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống khoảng 72-73%.

Với ngành chăn nuôi, để có thể khẳng định được vị trí của ngành và nâng cao tỷ trọng của ngành trong nông nghiệp cần phải phát triển các đàn gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao như : Trâu, bò, thuỷ cầm,...Do điều kiện chăn nuôi có thể phát triển hơn nữa nên trong năm 2010 và tăng lên vào năm

2015. Năm 2006 tổng số đàn trầu, bò khoảng 137871con. Phấn đấu đến năm 2010 tăng lên 167941 con và năm 2015 tăng 185735 con

Bên cạnh chăn nuôi trâu, bò còn chú trọng chăn nuôi phát triển các loại gia súc, gia cầm các loại như: Lợn, gà, vịt, ngan,...Cần khuyến khích chăn nuôi theo mô hình trang trại, tập trung nhiều vốn để đầu tư và thu được lợi nhuận cao

GT dịch vụ trong nông nghiệp có xu hướng tăng nhưng mức độ tăng chậm vì ngành này phụ thuộc vào 2 ngành còn lại, nên mức độ tăng của

ngành này trong cơ cấu hầu như không đáng kể nhưng nó lại quan trọng trong cơ cấu vì nó liên kết giữa người sản xuất và tiêu dùng lại với nhau

3.2. Những giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch trong thơi gian tới 2008 – 2015

3.2.1 Quy hoạch bố trí các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hóa trung chuyên môn hóa

Trong những năm gần đây huyện Lập Thạch đã bố tri quy hoạch theo hướng tích cực hơn. Ở các xã có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như: Liên hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, Đức Bác, Cao Phong. Đây là các xã có 2 con sông chảy qua và có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Vùng lúa có giá trị kinh tế cao, mục tiêu là phụ vụ tiêu dùng trong huyện, phấn đấu năng suất đạt từ 53-58 tạ/ha

- Cần tạo điều kiện để các vùng phát triển thủy sản như: Tam Sơn, Vân Trục, ngọc Mỹ, Hải Lựu, Hợp lý,... vì các vùng này có địa hình đồi núi xen lẫn với nhau nên cần tạo điều kiện để người dân có thể ngăn nuôi theo hình thức 1 vụ lúa một năm còn lại các vụ khác là thả cá. Theo hình thức nuôi 1 vụ lúa + nuôi cá, 1 vụ lúa + nuôi các loại thuỷ cẩm, hoặc nuôi cá + chăn nuôi trâu, bò, gà …Vì vào mùa mưa thì các vùng này chủ yếu là ngập trong nước. Khuyến khích người dân vay vốn để đắp đập, vừa nuôi cá, vừa có nước để

chủ động phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp và thủy sản cùng phát triển.

- Xây dựng các vùng trồng rau sạch ở các xã như: Sơn Đông, Cao

Phong, Yên Tử, Phương Khoan…so với các vùng khác thì vùng này có nguồn nước ổn định, có địa hình bằng phẳng, kết cấu của đất nhẹ nên trồng rau có năng suất cao. Diện tích trồng rau của các khu vực này khoảng1200ha phấn đấu đến năm 2015 thì diện tích này tăng lên là 2500 ha. Việc xây dựng các vùng trồng rau sẽ tạo ra giá trị kinh tế lớn hơn trồng lúa hoặc cây trồng khác vì cây rau có chu kỳ sinh trưởng gắn, có khả năng trồng rất nhiều vụ trong 1 năm.

- Các xã gần trung tâm huyện như: Tủ Du, Tiên Lữ, Văn Quán, Tân Lập,…sẽ hướng phát triển theo hướng chăn nuôi gia súc, gia cầm,… vì các xã này do địa bàn là gần trung tâm nên nhu cầu về thực phẩm là rất lớn, bên cạnh đó không mất chi phi cho vận chuyển, nên chăn nuôi sẽ tạo ra thu nhập cao cho người dân.

3.2.2 Xây dựng và phát triển cơ sở chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường

Cần phải coi trọng đầu tư vào công nghệ sau thu hoạch, sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm để duy trì nguồn thực phẩm ổn định tránh được sự tăng, giảm giá do tính thời vụ.

- Cùng với chế biến thành phẩm là công nghệ chế biến bán thành phẩm như: Muốn rau ( dưa chuột, ớt, củ cải, cà, dưa xu hào,…) sấy rau ( hành, tỏi, nấm, bí, rau gia vị,..) sấy quả ( quả nhãn, chuối, ngô,..). Ngoài ra còn chế biến các thực phẩm để làm đầu vào cho công nghiệp, cho gia súc, gia cầm,…

- Xây dựng các công nghệ chế biến để đáp ứng tiêu dùng của con người như : các loại bánh, keo, các loại hạt ngâm, tẩm, các loại để làm gia vị cho bữa cơm hàng ngày

3.2.3. Giải pháp về thị trường

Trong nền kinh tế thị trường sản xuất, phát triển loại sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chủng loại như thế nào không chỉ phụ thuộc vào tiềm lực sẵn có của tự nhiên của người sản xuất mà còn phụ thuộc lớn vào khả năng tiêu thụ của thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông có thành công hay không, tốc độ tăng nhanh hay chậm là do thị trường quyết định, ngược lại một

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w