Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 46)

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.2.1.2.1 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

** Trong nội bộ ngành trồng trọt:

Qua biểu 5 ta thấy tổng diện tích gieo trồng ngành trồng trọt giảm dần theo các năm. Năm 2004 có 22465,3 ha gieo trồng, năm 2005 giảm xuống 21919,1 ha gieo trồng và năm 2006 chỉ còn 22004,3 ha gieo trồng. Diện tích gieo trồng năm 2006 giảm so với năm 2004 là 461ha. Nguyên nhân giảm là do chủ trương của huyện giảm diện tích gieo trồng cây lượng thực để tăng diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thả để có giá trị kinh tế cao hơn. Ví dụ như với những diện tích trồng trọt trũng thường có năng suất thấp thì huyện chủ động khuyến khích người dân chuyển đổi sang đào ao thả cá, kết hợp giữa nuôi cá + chăn nuôi thuỷ cầm, nuôi cá + nuôi gia cầm hoặc nuôi cá kết hợp với trồng lúa,…Một số diện tích khác thì chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh,…bước đầu đem lại giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng lúa

BIỂU 5 : DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU GIEO TRỒNG NGÀNH TRỒNG TRỌT

Đơn vị tính : ( Ha) Loại cây 2004 2005 2006 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng diện tích 22465,3 100,00 21919,1 100,00 22004,3 100,00 1. Cây lương thực 17154,1 76,35 15913,1 72,60 14604,8 66,37 2. Cây thực phẩm 980,3 4,36 1324,6 6,04 1461,9 6,64 3.Cây công nghiệp 3043,9 13,55 3209,8 14,64 3339,6 15,17 4. Cây trồng khác 1287,0 5,74 1471,6 6,72 2598,0 11,82 Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch

Với mục tiêu giảm dần diện tích gieo trồng cây lương thực, tăng diện tích cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây trồng khác. Thời gian qua, phòng

KT huyện Lập Thạch đã chủ động chuyển đổi diện tích gieo trồng đang có những bước đi đúng hướng vừa bảo đảm an ninh lương thực vừa nâng cao thu nhập cho nông dân.

Trong tổng diện tích gieo trồng thì tỷ trong cây lương thực chiếm lớn nhất và đang giảm từ 76,35% năm 2004 xuống 72,60% năm 2005 và đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn 66,37%. Trong 3 năm đã giảm xuống được 9,98% đây là một dấu hiệu đáng mừng trong công cuộc chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Tỷ trọng sản xuất lương thực giảm nhưng vẫn bảo đảm về lương thực cung cấp cho nhân dân.

Cùng với đó diện tích gieo trồng cây thực phẩm tăng đều cả về tương đối lẫn tuyệt đối theo các năm. Năm 2004 có 980,3 ha, năm 2005 tăng lên 1324,6 ha và năm 2006 tăng lên 1461,9 ha. Tương ứng với diện tích gieo trồng đó thì cơ cấu cũng tăng dần theo thứ tự các năm 2004, 2005, 2006 là 4,36%, 6,04% và 6,64%. Năm 2006 tăng so với năm 2004 là 2,28%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì khi diện tích gieo trồng cây lương thực giảm thì diện tích gieo trồng cây thực phẩm tăng lên nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

Với cây công nghiệp thì trong những năm gần đây tăng cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối, nếu năm 2004 chỉ có 3043,9 ha chiếm 13,55% thì năm 2005 tăng lên là 3209,8 ha chiếm 14,64%, năm 2006 tiếp tục tăng lên là 3339,6 ha và chiếm 15,17%. Trong 3 năm diện tích gieo trồng tăng lên là 295,7 ha tương ứng với nó thì giá trị tương đối tăng lên là 1,62%. Khi mà đời sống của nhân dân ngày càng phát triển thì nhu cầu về nhiều loại sản phẩm hàng hoá qua chế biến ngày càng tăng. Giá trị của cây công nghiệp càng tăng thì càng khẳng định trên địa bàn của huyện càng phát triển

chóng là 1311ha tương ứng với nó cơ cấu tăng lên là 6,08%. Điều đó khẳng định rằng nhu cầu của thị trường thường hướng tới những sản phẩm mới có giá trị dinh dưỡng, chất lượng cao, …

+ Đối với cây lương thực

Qua bảng biểu 6 ta thấy tổng diện tích gieo trồng cây lương thực giảm dần theo các năm. Nếu năm 2004 có 17154,1 ha, thì đến năm 2005 giảm xuống 15913,1 ha và năm 2006 chỉ còn là 14604,8 ha. Trong những năm qua việc chuyển đổi diện tích gieo trồng không hiệu quả sang sử dụng vào các hoạt động khác như : nuôi trồng thủy sản, kế hợp giữa chăn nuôi và thả cá, kêt hợp giữa trồng lúa và thả cá đang có những kết quả rất đáng khen ngợi. Đó là hướng đi đúng hướng mà vẫn bảo đảm an ninh lương thực cho đời sống nhân dân vừa tạo điều kiện để tăng giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích.

- Diện tích trồng lúa giảm dần theo các năm cả tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 2004 có 12670,60 ha, thì năm 2005 giảm xuống 11435,5 ha và năm 2006 tiếp tục giảm xuống 9642,8 ha. Giá trị tương đối cũng giảm dần theo các năm tương ứng là 73,86%, 71,86%, 66,02%. Việc giảm diện tích gieo trồng lúa là tạo điều kiện để phát triển các ngành khác có giá trị kinh tế cao hơn trên mỗi đơn vị diện tích.

- Diện tích trồng Ngô ngày càng tăng năm 2004 có 3612,5 ha, năm 2005 tăng lên 3754,8 ha và năm 2006 tăng lên là 4795,2 ha. Giá trị tương đối tăng theo các năm 2004, 2005, 2006 là 21,06%, 23,60%, 32,59% . Việc tăng này là để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi ngày càng tăng của huyện, muốn phát triển được chăn nuôi thì cần phải cung cấp nguồn thức ăn để phát triển ngành. Vì các vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển được khi chúng ta cung cấp đầy đủ các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi. Cùng với nó khi mà công nghệ

ngày càng phát triển thì Ngô lại trở thành yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến khác.

BIỂU 6: CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC Đơn vị tích : %, ha Nhóm cây Số 2004 2005 2006 lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng DT cây LT 17154,1 100,00 15913,1 100,00 14604,8 100,00 1. Lúa 12670,6 73,86 11435,5 71,86 9642,8 66,02 2. Ngô 3612,5 21,06 3754,8 23,60 4795,2 32,59 3. Sắn 871,0 5,08 722,8 4,54 202,8 1,39 Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch

Với cây sắn thì diện tích và cơ cấu có xu hướng giảm xuống, nếu năm 2004 diện tích gieo trồng là 871,0 ha chiếm 5,08% thì đến năm 2005 diện tích giảm xuống còn là 722,8 ha, và năm 2006 tiếp tục giảm xuống chỉ còn là 202,8 ha chiếm 1,39%. Trong 3 năm diện tích gieo trồng giảm xuống là 668,2 ha tương ứng với nó thì có cấu giảm là 3,69%. Diện tích trồng sắn giảm

nhanh là do giá trị kinh tế của cây săn không cao nên người dân thường chuyển đổi diện tích trồng sắn sang trông các cây khác có giá trị kinh tế cao hơn như trông vải, trồng soài, trồng nhãn, trồng bưởi, ..

+ Đối với cây thực phẩm:

Theo biểu 7 ta thấy diện tích gieo trồng cây thực phẩm tăng dần theo các năm, năm 2004 có 980,3 ha, năm 2005 tăng lên 1324,6 ha và năm 2006 tiếp tục tăng lên 1461,9 ha. Trong cơ cấu diện tích cây thực phẩm, cây rau màu các loại chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng nhanh dần theo các năm. Năm 2004 là 588,2 ha chiếm 60,00%, đến năm 2005 có 841,7ha chiếm 63,54% và năm 2006 tăng lên là 957,1ha chiếm 65,47%. Trong 2 năm cơ cấu về rau tăng

BIỂU 7: DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU GIEO TRỒNG CÂY THỰC PHẨM Đơn vị tính : %, ha Loại cây 2004 2005 2006 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng DT cây TP 980,3 100,00 1324,6 100,00 1461,9 100,00 1. Rau 588,2 60,00 841,7 63,54 957,1 65,47 2. Đậu các loại 132,5 13,52 213,9 16,15 257,6 17,62 3.Khoai tây 163,4 16,67 180,5 13,63 150,9 10,32 4. Loại khác 96,2 9,81 88,5 6,68 96,3 6,59 Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch - Cùng với nhu cầu về rau thì nhu cầu về các loại đậu cũng tăng được thể hiện qua cơ cấu diện tích gieo trồng tăng dần theo các năm cả về diện tích lẫn cơ cấu. Năm 2004 có 132,5 ha chiếm 13,52%, năm 2005 tăng lên 213,9 ha chiếm 16,15%, năm 2006 có 257,6 ha chiếm 17,62%. Các loại rau và đậu tăng lên là do nhu cầu thị trường ngày càng tăng vì khi mà thu nhập tăng lên thì ngoài các chất có chất dinh dưỡng cao thì người ta còn chú ý đến các loại rau để bổ xung cho bữa ăn. Nhu cầu về các loại rau sạch đang rất cần thiết vì trong cuộc sống hiện đại này ngoài việc có đủ các chất dinh dưỡng thì vấn đề an toàn thực phẩm đang được đặt lên hàng đầu. Trong tương lai cần phải xây dựng các vùng chuyên môn trồng rau theo hướng rau sạch sẽ đem lại giá trị kinh tế cao.

- Khoai tây và các loại rau khác có xu hướng giảm xuống vì các loại đó không có giá trị dinh dưỡng cao, không có giá trị kinh tế nhiều nên người dân có xu hướng chuyển sang các loại rau sạch, có nhiều dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

BIỂU 8 : DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP Đơn vị tính : %, ha Nhóm cây 2004 2005 2006 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng DT cây CN 3043,9 100,00 3209,8 100,00 3339,6 100,00 1. Đậu tương 1809,5 59,45 1935,3 60,29 2027,2 60,70 2. Lạc 741,3 24,35 805,1 25,08 843,1 25,24 3. Mía 493,1 16,20 469,4 14,63 469,3 14,06 Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch

Theo biểu 8 ta thấy diện tích trồng các loại cây công nghiệp tăng dần theo các năm. Năm 2004 chỉ có 3043,9 ha, năm 2005 tăng lên là 3209,8 ha thì đến năm 2006 tăng lên 3339,6 ha, như vậy trong 2 năm đã tăng 295,7ha. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì nông nghiệp của huyện chuyển dịch theo hướng tăng diện tích trồng các cây công nghiệp, các cây công nghiệp cũng có sự biến đổi khác nhau và phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Trong 3 loại cây tiêu biểu thì có 1 loại cây có xu hướng giảm về cơ cấu, có 2 loại cây có xu hướng tăng vì nhu cầu của thị trường về loại cây này tăng lên.

- Diện tích gieo trồng cây đậu tương và cây lạc chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu giá trị các loại cây ( hơn 80%). Diện tích gieo trồng của cây đậu tương chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần đều theo các năm. Năm 2004 có 1809,5 ha thì năm 2005 đã tăng lên 1935,3 ha và năm 2006 tăng lên 2027,2 ha. Cơ cấu diện tích cũng tăng theo để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong 2 năm cơ cấu diện tích gieo trồng tăng 2,03 %. Với cây lạc tăng thêm sau 2 năm là 1,2%

- Diện tích gieo trồng cây mía có cơ cấu giảm theo các năm. Với cây mía giảm cả về diện tích lẫn cơ cấu cây trồng. Diện tích gieo trồng giảm từ 493,1 ha ( năm 2004) xuống 469,3 ha ( năm 2006), cơ cấu kinh tế cũng giảm từ 16,20% (năm 2004) xuống 14,06% ( năm 2006). Sự giảm về diện tích cây

người dân tăng lên. Do vậy, người tiêu dùng thường hướng tới các sản phẩm đã qua chế biến, còn các sản phẩm ở địa phương thường chế biến bằng thủ công là chính nên chất lượng không bảo đảm, không đáp ứng nhu cầu của thị trường nên diện tích gieo trồng có xu hướng giảm.

+ Đối với cây trồng khác:

Đối với các cây công nghiệp khác như : Vừng, thầu dầu, chè,…diện tích gieo trồng có xu hướng tăng vì các loại cây này là thành phần không thể thiếu để cấu thành các sản phẩm trong công nghiệp nhất là các loại cây có hương vị đặc trưng, nó bảo đảm hương vị cho sản phẩm công nghiệp hoặc tiếp tục là yếu tố đầu vào cho các ngành khác. Hiện nay nhiều vùng đã thay thế cây Vừng vào nhiều cây khác vì cây vưng ngoài là thực phẩm của con người nó còn là nguyên liệu đầu vào để tạo dầu ăn. Trong tương lai cần tận dụng các vùng đất ven sông để trồng các loại cây công nghiệp, vừa có giá trị kinh tế, vừa tận dụng được đất ven sông.

* Những tồn tại khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành trồng trọt:

- Tốc độ chuyển dịch chưa nhanh, cơ cấu cây trồng giữa các vùng không đồng đều, chưa phát huy được lợi thế của từng vùng.

- Chưa tìm tòi áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất mà chỉ dựa vào các cây đã có từ trước, thiếu đi tính chủ động trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Việc gieo trồng không mang tính định hướng chung mà cây nào có giá trị cao thì mọi người tập trung trồng nhiều dẫn đến thừa cung và kéo theo giá cả thấp không bảo đảm đời sống nhân dân.

Hiện nay nhu cầu thị trường về sản phẩn chăn nuôi ngày một tăng với hiệu quả ngành chăn nuôi cao hơn ngành trồng trọt nên ngành chăn nuôi được đầu tư mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.

BIỂU 9 : GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ NGÀNH CHĂN NUÔI Đơn vị tính : %, triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu % Giá trị (tr.đ) Cơ cấu % Giá trị (tr.đ) Cơ cấu % Tổng 96813,7 100,00 122151,4 100,00 124479,8 100,00 1.Gia súc 59430,2 61,39 78213,1 64,03 86489,7 69,48 2.Gia cầm 25226,2 26,06 28430,5 23,27 21671,2 17,41 3.Chăn nuôi khác 1491,1 1,54 2208,7 1,81 2945,3 2,37 4.SP không giết mổ 7415,4 7,66 9020,5 7,38 9247,9 7,43 5. SP phụ chăn nuôi 3250,8 3,36 4278,6 3,50 4125,7 3,31 Nguồn : Phòng TK huyện Lập Thạch

Tổng giá trị của ngành chăn nuôi ngay càng tăng cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 2004 tổng giá trị ngành chăn nuôi đạt 96813,7 triệu đồng, năm 2005 tổng giá trị tăng lên 122151,4triệu đồngvà năm 2006 tăng lên đạt 124479,8 triệu đồng. Trong cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi thì gia súc chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng đều theo các năm. Năm 2004 đạt 59430.2 triệu đồng, năm 2005 tăng lên 78213,1 triệu đồng và năm 2006 tăng lên 86489,7 triệu đồng. Sau 2 năm cơ cấu về gia súc tăng lên 8,09% . Việc tăng nhanh về gia súc là do nhiều nguyên nhân như: Nhu cầu về thị trường tăng nhanh, Gia cầm bị dịch bệnh kéo dài nên người sản xuất chuyển sang đầu tư cho gia súc để bù lại phần gia cầm bị giảm…

- Do chưa không chế được dịch bệnh nên giá trị và cơ cấu của giá cầm thường tăng không ổn định. Giá trị tương đối giảm qua các năm, năm 2004 chiếm 26,06%, năm 2005 giảm xuống 23,27%, và năm 2006 tiếp tục giảm

chưa có các biện pháp triệt để trong công tác phòng chống dịch bệnh. Nhất là hiện nay xuất hiện nhiều loại bệnh lạ như. H5N1, dịch cúm…đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong hàng ngày và làm giảm nhanh chóng số lượng chăn nuôi

- Các giá trị còn lại chiếm tỷ trong không lớn, không ảnh hưởng nhiều trong cơ cấu chăn nuôi của huyện. Các cơ cấu này phụ thuộc vào các nhân tố khác trong chăn nuôi nên khi các yếu tố trong chăn nuôi giảm thì các yếu tố này cũng giảm theo.

BIỂU 10 : SỐ LƯỢNG ĐÀN VẬT NUÔI CỦA HUYỆN

Đơn vị tính : Con, % Đàn vật nuôi 2004 2005 2006 Tốc độ phát triển (%)06/04 05/04 1. Trâu 10900 11081 11351 104,14 101,66 2. Tổng đàn bò - Bò thịt - Bò sữa 31226 31015 211 35879 35695 184 39546 39381 165 126,64 126,97 78,20 114,90 115,09 87,20 3. Lợn 108598 115340 127520 117,42 106,21 4. Gia cầm -Gà 1660879 1509462 1362382 82,02 90,88 Nguồn : Phòng TK huyện Lập Thạch

Huyện đã chủ động tăng số lượng đàn vật nuôi thông qua nhiều chính sách cụ thể để khuyến khích người dân đầu tư vào chăn nuôi. Trong những năm gần đây số lượng đàn vật nuôi tăng nhanh được thể hiện trong cơ cấu đàn vật nuôi như sau

- Đến năm 2006 tổng đàn trâu có 11351 con, tăng 4,14% so với năm 2004 và năm 2005 tăng 1,66% so với năm 2004.

- Tổng đàn bò cũng tăng thể hiện qua số lượng đàn bò ngày càng tăng, năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 14,9%, năm 2006 tăng so với năm 2004 là 26,64 % đây là con số rất lớn thể hiện nỗ lực cố gắng của đảng uỷ và uỷ ban

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w