* Đua ghe (thuyền)
Trò đua ghe, đua trải diễn ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Ðó là một trong những trò chơi và cũng là môn thể thao tồn tại lâu đời, có mặt
ở Thuận Hóa từ buổi đầu người Việt theo chân các chúa Nguyễn vào Nam mở cõi và vẫn tiếp diễn trong các lễ hội, các dịp kỷ niệm hàng năm hiện nay. Những ghi chép của các tác giả: Dương Văn An, Lê Quý Ðôn, Nguyễn Khoa Chiêm về vùng
dịp xuân về hay trong các lễ hội, hoặc do phủ chúa đứng ra tổ chức nhân một dịp
đại lễ nào đó. Ở làng Phước Tích cũng vậy, hàng năm vào những dịp lễ hội, dân làng thường tổ chức hội đua thuyền, như là một phần của những hoạt động mang tính tâm linh nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, cho mùa màng được phong đăng, hòa cốc.
Chiếc ghe đua của làng thường là loại ghe thân dài, lườn ghe đan bằng cật tre, mũi và lái cong vút. Ngày trước, thân ghe chỉ được phủ lớp dầu rái màu nâu để
chống thấm nước. Về sau, chiếc ghe đua được sơn vẽ nhiều màu hơn. Hầu như mỗi xóm, làng đều có chiếc ghe đua và một đội đua, tuyển chọn từ những tráng đinh khoẻ mạnh, dẻo dai nhất. Vài tuần trước khi diễn ra cuộc đua, đội đua được tập trung để bắt đầu tập luyện nhằm đạt đến sự nhuần nhuyễn của toàn đội và tăng cường sức bền bỉ, dẻo dai cho từng thành viên. Việc luyện tập chủ yếu vào ban đêm và thực hiện ở trên cạn, thường là nơi đình làng. Thời gian này cũng là lúc người ta hạ thổ chiếc ghe có từ những mùa đua trước, bấy lâu vẫn được cất giữở nơi cao ráo trong đình, để sửa chữa, tu bổ hay trang trí lại, chuẩn bị cho cuộc đua mới. Khi việc luyện tập trên cạn đã khá nhịp nhàng, người ta hạ thủy chiếc ghe vừa tu sửa xong để đội đua tập chèo trên sông, trên phá một vài lần, trước khi vào hội. Với dân chúng, sự thú vị của trò đua ghe đã bắt đầu ngay từ những ngày tập luyện này. Họ kéo đến xem đội đua luyện tập, phụ họa theo tiếng hô giữ nhịp của đội đua. Mấy người phụ
nữ còn lo việc nấu các món ăn, úy lạo đội đua để bồi bổ sức khỏe cho họ. Người ta luôn luôn làm một lễ cúng ghe rất trang trọng trước khi đưa ghe gia nhập hội đua.
Ngày đua đến, những chiếc ghe đủ màu sắc, từ các xóm, làng tập hợp về một quãng sông thuộc dòng sông Ô Lâu, cùng những đội đua mặc đồng phục, sẵn sàng bước vào cuộc tranh tài. Bên bờ sông, dân chúng tụ tập đông đúc, luôn miệng hò reo cổ vũ cho đội nhà trong tiếng trống dồn dập, náo nức. Cuộc đua thường diễn ra từ sáng sớm, đến giữa trưa thì chấm dứt. Mỗi lượt tranh tài, đội đua phải bơi đủ “ba vòng, sáu tráo” trên một khúc sông được giới hạn bởi hai cọc tre tươi làm cọc tiêu, gọi là vè, trước khi lái chính tháo mái chèo mang lên bờ nộp cho ban giám khảo. Mỗi cuộc đua thường có bốn giải thưởng:
- Giải cúng: là giải thưởng cho đội thắng trong lượt đua đầu tiên vào buổi sáng. Phần thưởng của giải cúng là một mâm cau trầu và một chai rượu.
- Giải phá: là giải thưởng cho đội thắng trong lượt đua cuối cùng vào buổi chiều. Phần thưởng của giải là một lá cờ đỏ, không có hiện vật kèm theo. Lá cờ này vốn là biểu tượng của cuộc đua, sẽđược đội thắng mang về treo trong đình làng như
một niềm vinh dự của đội đua ấy.
- Giải tam liên thắng: là giải thưởng dành cho đội nào về nhất ba lần trong một cuộc đua. Phần thưởng thường là một con bò để xẻ thịt ăn mừng.
- Giải nhất, nhì, ba: là giải thưởng dành cho ba đội có thành tích cao nhất trong cuộc đua. Phần thưởng bằng tiền mặt, tùy theo thứ hạng mà số tiền mặt được thưởng nhiều hay ít.
Ðua ghe là một trò giải trí mang tính đồng đội cao, vừa giúp vào việc rèn luyện sức khỏe, vừa để giúp vui cho cộng đồng. Ðó cũng là một phần trong các hoạt
động lễ hội thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp của người dân xứ Huế nói chung và Phước Tích nói riêng.
* Kéo co
Kéo co hay kéo dây là một môn thể thao và là một trò chơi thông dụng và đơn giản. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Kéo co không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi mang tính
đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người trong các dịp lễ hội.
Ở Phước Tích, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các dịp lễ hội hay có sự kiện quan trọng gì trong làng, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Đề chiến thắng, người chơi hay đội chơi cần có sức lực mạnh để kéo, trụ, gìm và giật. Thể thức chơi của trò kéo co khá đơn giản, sẽ có hai biên được xác định với với số lượng người bằng nhau. Hai đội sẽ nắm vào một sợi dây, thường là dây thừng và sợi dây này sẽ được đánh dấu bằng một vạch trung tâm giữa dây, ngoài ra một
đường vạch cũng được đánh dấu trên mặt đất. Thông thường sẽ có một trọng tài phất cờ ra hiệu để hai bên thi đấu. Bên nào kéo được phần có đánh dấu trên sợi dây qua vạch thì bên đó thắng. Đội thắng sẽ nhận được phần thưởng do Ban tổ chức của làng quy định.
* Bịt mắt đập om (Đập niêu )
Đập niêu đất là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi, người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột hoặc hai cây tre to, cách nhau 5m, buộc dây thừng vào hai chiếc cột để làm giá treo niêu, mỗi chiếc niêu treo cách nhau khoảng 50cm. Kẻ một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 đến 5m làm điểm xuất phát. Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm, những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu đểđập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ
trong chiếc niêu bị đập vỡ. Người chơi sẽđọc thật to món quà mà mình nhận được, có khi là một phong bao lì xì, một chiếc bánh chưng, một gói kẹo hay một chùm bóng bay, cũng có khi phần thưởng chỉ là một tràng pháo tay của đông đảo dân làng
đến xem, cổ vũ… Có địa phương lại đổ đầy nước vào trong niêu, mỗi khi có ai đó
đập trúng niêu, nước sẽ bắn vào người và theo quan niệm thì đó là niềm may mắn trong năm mới.
* Trò chơi Xiếc thìa lia
“Xiếc thìa lia qua đìa Nốt Đoộc” là trò phổ biến ở Phước Tích. Phước Tích trước kia có tên là Nốt Đôộc vì làng làm ra các sản phẩm gốm như om, trách, lu,
đôộc chởđi bán trên những chiếc nốt. Trên đường làng, cạnh các lò gốm, quanh hè các ngôi nhà, khắp nơi trong vườn đều có mảnh gốm vỡ. Dân trong làng, nhất là thanh thiếu niên ngày ngày đi nhặt những mảnh trèng (sành). Những miếng hình dẹt, mỏng, hơi tròn thì chơi rất tốt. Chiều chiều, bà con ra sông Ô Lâu thi nhau xiếc, lia những mảnh gốm sao cho chúng bay là là, trên mặt nước. Ai lia xa, càng làm cho mảnh gốm dợn lên dợn xuống nhiều lần như múa, như bay thì người đó thắng.
Tưởng trò chơi dân dã này mai một 70 năm qua, nhưng đến Hương xưa làng cổ nằm trong chương trình Festival Huế, trò chơi được tái hiện một cách sinh động. Dân làng kể rằng, có một cụ già 83 tuổi quê gốc Phước Tích tự bỏ tiền làm panô quảng cáo. Cụ về làng tuyên truyền, vận động bà con suốt 3, 4 ngày. Nhờ người thân tìm được 500 viên trèng mài tròn, rửa sạch dưới sông Ô Lâu. Trong lễ khai mạc, ông cầm micro hướng dẫn thể lệ, động viên mọi người tham gia.
Hơn 150 bà con trong làng, cán bộ, công an, giáo viên, cụ già, em bé đều tích cực tham gia. Dân làng kéo đến càng đông, bà con bên kia sông hiếu kỳ ra xem vẻ
chừng thèm muốn lắm. Ông cụ đã chuẩn bị 30 phong bì tiền thưởng. Ai xiếc đẹp, xiếc ra xa được thưởng 20 nghìn đồng, ai xiếc được 2/3 quãng đường (có cắm vè làm mốc) được 10 nghìn đồng.
Làng quê trước đây có rất nhiều trò chơi dân gian rất hay và cũng rất tiết kiệm. Các trò này được sống lại không chỉở đây mà ở các làng xóm khác trong vùng, góp phần làm cho lễ hội thêm đậm đà bản sắc dân tộc.