Bên cạnh những thành tựu trên, việc bảo tồn cũng gặp một số khó khăn hạn chế :
Một trong những khó khăn hiện nay ở làng cổ Phước Tích là việc bảo tồn hệ
khi kế hoạch tu bổ, tôn tạo vẫn còn xa vời. Nhiều ngôi nhà rường ở đây đã xuống cấp trầm trọng do yếu tố thời gian và ảnh hưởng của thời tiết…thế nhưng để trùng tu nó là một vấn đề hết sức nan giải đối với cơ quan chính quyền và cả với người dân. Việc trùng tu phải tuân thủ theo quy chế ban hành, bên cạnh đó để trùng tu một ngôi nhà cổ tốn ít nhất từ 400 – 600 triệu. Đểđược trùng tu chủ nhân ngôi nhà phải chịu 30% vốn đối ứng. Số vốn này quá lớn so với mức thu nhập của người dân nơi
đây.
Theo khảo sát mới đây của tổ chức JICA (Nhật Bản) cho thấy, trong số 27 ngôi nhà cổ của Phước Tích, hiện có khoảng 12 nhà đang xuống cấp nghiêm trọng. Các chuyên gia Nhật Bản cho biết, họ rất nóng lòng trước thực trạng này nhưng trong khuôn khổ dự án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng đang triển khai tại đây, phía JICA chỉ có thể hỗ trợ về nhân lực, kỹ thuật chứ chưa thể hỗ trợ kinh phí để
bảo tồn những ngôi nhà di sản này.
Sau khi được công nhận Làng di sản (năm 2009), hiện duy nhất một ngôi nhà cổ ở Phước Tích của ông Trương Duy Thanh may mắn đang được trùng tu (từ
chương trình hợp tác giữa Viện Di sản Bỉ và Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế) với kinh phí khoảng 24.000 euro
Đứng trước nguy cơ đó, UBND huyện Phong Điền và người dân làng Phước Tích chỉ còn biết ngồi chờđề án. Trong khi đó hàng chục ngôi nhà cổ còn lại không biết phải làm thế nào?
Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Đại Vui cho biết: Đây là vấn đề
khó, trước hết về kinh phí. Huyện sẽ cố gắng tranh thủ kinh phí từ chương trình mục tiêu Quốc gia và đã xin tỉnh chủ trương thành lập Quỹ bảo tồn để huy động nguồn đóng góp, đặc biệt từ con em Phước Tích đang sinh sống, làm ăn nơi khác.
Khó khăn tiếp theo đó là việc phục hồi nghề gốm cổ truyền thống, mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, các tổ chức cơ quan trong và ngoài nước. Nhưng việc phục hồi nghề gốm vẫn gặp phải một số khó khăn nhất
định: Nghề gốm đã không còn “đất dụng”, làng lại không có nhiều đất đai nông nghiệp, để kiếm sống lớp trẻ phải vào Nam ra Bắc làm ăn. Tết nhất mới về làng sum họp. Con cháu chẳng mấy ai mặn mà với nghề gốm của làng mà chỉ có lớp già còn lưu giữ. Mặc dù hết sức tâm huyết với nghề gốm nhưng thợ cả Lê Trọng Thị Vít (90
tuổi) cũng thừa nhận: “Làng ni toàn người già tụi tui còn giữ nghề thôi. Con cháu nó đi xa hết lấy ai mà chỉ dạy, nghề ni chắc cũng bỏ thôi”. Để vận động con cháu về làm gốm với làng là một vấn đề khó, tại phần lớn họ đã ổn định với công việc của họ.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn, bởi gốm Phước Tích đa số là những vật dụng dùng trong sinh hoạt hằng ngày, mà giờ đây phần lớn người tiêu dùng đã không còn dùng đến những vật dụng này nữa, thay vào đó là những vật dụng hiện đại hơn, phù hợp với xu thế chung của thời đại…Mặt khác cạnh làng gốm Phước Tích còn có nhiều làng gốm nổi tiếng khác như Bát Tràng, Bầu Trúc…nên tính cạnh tranh về sức tiêu thụ cũng không cao.
Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan cho rằng: “Ở Phước Tích có những di chỉ gốm cổ cực kì quý báu, càng đào sâu thì càng thấy nhiều mảnh gốm quý. Nhưng do không tìm được chỗ đứng trên thị trường, sản phẩm không đủ sức thu hút khách, bây giờ gốm Phước Tích đang sống thoi thóp trong sự gượng ép của con người và theo thời gian rất dễ bị mai một”.[8]
Theo ông Phan, cho đến bây giờ những nhà quản lý vẫn chưa tìm ra được những câu trả lời thỏa đáng nên kết quả không đạt nhưđiều mình mong muốn. Điều
đó đòi hỏi những người có trách nhiệm phải đặt ra những câu hỏi thật nghiêm túc để
có những kết quả nghiêm túc, như làm thế nào để cứu làng nghề gốm cổ Phước Tích hiện nay đang thoi thóp? Có thể phục hồi gốm truyền thống Phước Tích được không? Làm với mục đích gì, và làm sao cho có hiệu quả? Tất cả những câu hỏi đó chúng ta phải có câu trả lời thật nghiêm túc để thực hiện, chứ không thể để vất vưởng, sau lễ là xẹp được.
Ngoài các khó khăn nói trên, làng Phước Tích còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nữa như đường xá của làng nhỏ hẹp, mùa mưa về thì sình lầy gây cản trở cho việc đi lại, cũng như việc tham quan của khách du lịch. Trong làng chưa có các hệ
thống chiếu sáng vềđêm và những khu vệ sinh công cộng dành cho khách du lịch
8
. Dẫn theo Nguyễn Phương, Thoi thóp làng gốm cổ Phước Tích, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên Huế, ngày 04/05/2011.
mỗi khi festival về. Bên cạnh đó, lại có những ngôi nhà xây mới kiên cố nằm phía xóm ngoài, làm mất đi vẻ cổ xưa vốn có của làng…
Cái khó ở đây không chỉ là kinh phí, mà cái khó ở đây là không phải làm cái gì, mà là làm như thế nào để cái mới phù hợp, hài hòa, bảo đảm không phá vỡ cảnh quan của làng cổ.
Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độđô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự giao lưu, hội nhập toàn diện đã tác động phần nào đến đời sống vật chất và tinh thần của dân làng Phước Tích nói riêng và cả nước nói chung. Do vậy, cũng nhưở các địa phương khác trên cả nước, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Phước Tích được đặt ra còn muộn, chưa được như mong muốn, việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, công tác nghiên cứu sưu tầm còn mang tính dàn trải, chưa sâu. Nhiều di sản văn hóa đã được sưu tầm nhưng chưa được đưa vào khai thác, sử dụng trong
đời sống…
3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa