Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng cổ Phước Tích-Phong Hòa Phong Điền-Thừa Thiên Huế (Trang 42 - 52)

Phong tục tập quán của làng Phước Tích rất phong phú, tuy nhiên trong khóa luận này chỉ đề cập đến một số phong tục tiêu biểu cho bản sắc văn hóa làng như: phong tục cưới hỏi, tang ma, tôn trọng người già, mừng thọ…

* Phong tc cưới hi

Quy trình tổ chức lễ cưới ở Huế nói chung và Phước Tích nói riêng, cũng có

đủ các bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới đến tân hôn vu quy... Nhìn tổng thể, các đám cưới ở Phước Tích thường diễn ra tiết kiệm, giản

đơn, không phô trương, nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ, với quan niệm " trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật”.

Chuẩn bị lễ hỏi, lễ cưới, người Phước Tích thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn ngày giờ, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này cũng đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện, nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.

Ðối với đám hỏi, người Phước Tích chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và tông tộc thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới ở đây cũng có các lễ: xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, và

đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người Phước Tích không có tục thách cưới, lễ

vật trong lễ cưới tối thiểu chỉ gồm có mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo; không có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở đây luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ rước đèn đi trước. Hai đứa trẻ thường là 1 trai 1 gái, tuổi tương đương cầm lồng

đèn hay cầm hoa.

Trong đêm tân hôn, đôi bạn trẻ phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Người Phước Tích có tập tục để trong phòng hoa chúc một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối,

gừng và rượu giao bôi. Ðôi bạn trẻ phải nhai hết 12 miếng trầu ấy, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Còn rượu giao bôi thì theo đúng với lễ giáo phong kiến của Trung Hoa cũ.

Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái sẽ không theo xe, mà hôm sau mới sang nhà trai, với ý nghĩa xem cô con gái ngày đầu về làm dâu có làm điều gì phật lòng nhà chồng. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái cho nhau, và căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình bên vợ hoặc bên chồng. Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình ở Phước Tích giảm bớt, bằng cách khi rước dâu, bố cô gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác xe hoa, và tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà trai. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trở lại nhà bố

mẹđể thu dọn tư trang về nhà chồng, bắt đầu cuộc sống làm dâu.

Tính cầu kỳ của người Phước Tích tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không hề có chuyện ầm ĩ ồn ào thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Trao đổi ngôn từ

giữa hai bên thông gia, giữa bà con thân thuộc đều rất thận trọng. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên đều rất khuôn sáo và không bỏ sót ai.

Ðặc biệt, quan hệ tuổi mạng rất được coi trọng ởđám cưới. Vị chủ hôn thường là vị cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu phù rể là người chưa có chồng vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn. Một số nhân vật khác cũng được lựa chọn tùy phần nghi lễ phù hợp. Ðơn cử trước ngày cưới đôi tân hôn có thể đưa nhau đi may áo cưới (nếu gia đình khá giả), thì ngày giờ đi may phải tốt, chủ tiệm may là người còn cả vợ chồng, nhiều con cái, gia đình hòa thuận.

Việc bài trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia

đình hòa thuận kiểm tra. Người này cũng sẽ têm trầu cau, bày cặp nến hồng trên bàn thờ gia tiên nhà gái. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng cũng phải được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Trước khi đi và khi đón dâu về, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn

Sau đây là quy trình để tổ chức một lễ cưới ở làng Phước Tích :

• Sơ vấn: Bên nhà trai đến nhà gái theo cách đến chơi cho biết nhà biết cửa, biết mặt bên nhà gái. Không có nghi thức gì bó buộc phải theo.

• Vấn danh: (coi mặt) Khi đã tiếp xúc buổi sơ vấn, nhà trai có thể làm xui với nhà gái cho biết tuổi của cô con gái để xem tuổi tác hai người có hợp nhau hay không.

• Nạp các: (nói vợ) Nhà trai sau khi đã xem tuổi của người con gái mà không thấy điều gì xấu, nhà trai đến báo cho nhà gái biết tuổi của hai đứa con đều tốt. Nhà trai đồng ý nói người con gái ấy làm vợ cho con trai mình nên gọi là nói vợ. Nói bằng lời, không có lễ vật gì.

• Đính hôn, bỏ trầu, lễ hỏi:

Sau khi hai bên nhà trai nhà gái thỏa thuận việc dựng vợ gả chồng cho con mình, nhà trai làm “lễ diện nhạn”. Trước khi làm lễ này, phải có khay cau trầu rượu

để xin trình bày lý do, vì phong tục của người Việt Nam “Cau trầu là đầu câu chuyện”. Ngày nay không có cặp nhạn, mà trau cầu, bánh trái, trà rượu để nhà gái biếu bà con bạn bè cho biết con gái mình đã được định nơi. Một chiếc nhẫn đeo vào tay người con gái, gọi là nhẫn đính hôn. Nhà trai, nhà gái đều gửi thiếp cho bạn bè. Thiếp ấy gọi là thiếp đính hôn.

Khi đã bỏ trầu rồi thì người con gái xem nhưđã là dâu nhà người, cha mẹ nhắc nhở để con gái biết rằng từđây đã là chính thức dâu nhà người ta. Không có lễ cúng kiếng gì cả, như là việc xem mặt đi nhiều người có xã giao rượu trà mà thôi. Ngày xưa, sau khi làm lễđính hôn, người con trai phải đến nhà người con gái làm rể. Làm rể là làm những công việc của nhà người con gái, như người trai bạn trong nhà. Nếu nhà người con gái là nhà làm ruộng, người làm rể phải đi cày, cuốc đất… làm rể có nơi lâu đến ba năm mới cho làm lễ cưới. Trong thời gian ba năm này, nhà trai mỗi năm phải có hai lễ cho nhà gái: Tết Nguyên Đán và Tết Đoan Ngọ. Mồng năm tháng năm (Tết Đoan Ngọ) phải tết một cặp vịt sống.

Mồng năm nhận hết Ngày Tết thì chừa (lại)

Nghĩa là đi tết mồng năm, nhà gái nhận hết lễ vật. Ngày tết thì chừa lại một nửa gởi lại nhà trai. Ngày trước, chú rể không dự vào lễđính hôn, ngày nay thì trái lại.

• Lễ cưới:

Định ngày lành tháng tốt, nhà trai đem tiền bạc (tệ) và lễ vật (sính) đến nhà gái

để xin cưới người con gái ấy cho con trai mình làm vợ. Lễ này thường gọi là lễ cưới gồm nạp lễ, nên nghi thức rườm rà hơn lễ đính hôn. Những lễ vật đưa đến nhà gái phải kể quan trọng nhất là cặp đèn sáp lớn để thắp vào bàn thờ hôn lễ. Mâm cau, trầu, rượu, đồ trang sức cho cô dâu, bánh trái, tiền bạc đều để lên bàn trước bàn thờ. Trình diện cô dâu, cô dâu được đeo nữ trang. Dâu rể lạy bàn thờ, cha mẹ nhắc nhủ

cô dâu, quà biếu trong ngày lễ này. Nhà gái còn mời họ nhà trai ăn uống khi đưa dâu.

• Cúng tơ hồng

Cúng lễ này thường diễn ra ở nhà gái. Đúng giờ, nhà trai vào nhà gái làm thủ

tục trình giờ nạp lễ xong. Nhà gái mời nhà trai vào nhà, bàn giá thú bày sẵn ở giữa sân. Người chủ hôn từ phía họ nhà trai, mặc áo rộng địa xanh, đội khăn đóng, dùng dao bửa quả cau làm hai lấy một lá trầu quệt vôi rồi đặt vào dĩa dâng lên bàn thờ,

đứng vào chiếu lạy, châm đèn đốt nhang rồi vái lạy cảm ơn Nguyệt Lão xe duyên,

đôi khi có đọc văn tế. Chỉ có người chủ hôn lạy cám ơn Nguyệt Lão mà thôi. Sau khi hoàn tất lễ cúng tơ hồng, tứ thân phụ mẫu làm lễ yết gia tiên nhà gái. Đôi nam nữ vái lạy gia tiên và cha mẹ mình để về nhà chồng.

• Rước dâu – Lễ giao duyên hợp cẩn

Trước ngày cưới khoảng mười ngày, nửa tháng, nhà trai sang nhà gái để bàn chuyện tổ chức đám cưới cho được chu toàn, gọi là “Thọ ngôn”. Lễ thọ ngôn chỉ có cau trầu rượu. Mọi thủ tục giờ giấc được bàn bạc cụ thể, chặt chẽ.

Sau khi làm lễ tơ hồng, cúng gia tiên ở nhà gái xong, đến giờ rước dâu về nhà chồng. Gái về nhà chồng phải đúng giờ gọi là giờ nhập trạch – là hoàng đạo (giờ

tốt), về làm dâu sẽ thuận lợi tốt đẹp. Trật giờ, sinh lắm chuyện không hay.

Về đến nhà trai, lễ gia tiên vẫn diễn ra như tại nhà gái. Sau đó đến lễ giao duyên hợp cẩn. Vợ ông chủ hôn vào phòng hoa chúc và trải chiếu mới cho cặp vợ

chồng. Chú rễ thắp hai cây đèn sáp đưa cao khỏi đầu, cô dâu bưng quả hộp theo sau vào nhập phòng. Quả hộp bằng gỗ, sơn màu đẹp, phủ khăn gỗ. Trong quả hộp đựng kim, chỉ ngũ sắc và muối gừng. Vào đến phòng hoa chúc, cô dâu chú rễ trao nhau

ăn miếng gừng và muối :

Tay bưng dĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau

Hai cây đèn sáp thắp sáng để dẫn đường đi vào phòng hoa chúc. Người ta nói ánh đèn sáp không để cho bóng hình của người rể bị cô dâu dẫm lên. Chàng rể bị

dẫm bóng về sau vợ sẽăn hiếp.

Ngày cưới, nhà gái trang hoàng ở cổng chào vào nhà mình hình chữ Vu Quy. Nhà trai trang hoàng chữ Tân Hôn hoặc Thành Hôn. Cô dâu chú rễ mặc áo cổ

truyền khi làm lễ. Khách khứa ăn mừng mặc âu phục hoặc áo cổ truyền.

• Lại mặt

Khi đưa dâu, người mẹ không đi theo tiễn đưa, chỉ có người cha, cô, chú, bác theo người con gái về nhà chồng để tránh cảnh bịn rịn, nhớ nhung. Vì bà mẹ lúc đưa dâu phải ở nhà, nên cuối ngày tiệc cưới xong, vợ chồng tân lang và tân giai nhân cùng đại diện sui gia của nhà trai (có thể người cha hoặc chú bác) về nhà gái đem theo cau trầu rượu một dĩa xôi, thịt, nem, chả, bánh trái… trình lên người mẹ bên nhà gái, gọi là lại mặt. Sau khi thưa trình, ngồi nhấm rượu vui vẻ. Trường hợp gả

con gái xa, vài ngày sau mới diễn ra lễ này.

Ngày xưa, chuyện hôn nhân do cha mẹ sắp đặt “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Chuyện làm dâu có nhiều trắc ẩn, tình duyên trắc trở nên mới có những câu hò thấm thía:

“Chiều chiều ra đứng vườn sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Ngày nay không còn việc cha mẹđặt đâu con ngồi đó, mà trai gái tự tìm hiểu nhau rồi xin phép gia đình đi đến hôn nhân. Tuy vậy tập quán xưa vẫn duy trì.

* Phong tc tang ma

“Sinh hữu hạn tử vô kỳ”. Có sanh ắt có tử. Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của tạo hóa. Phong tục ma chay của làng Phước Tích tuy có nhiều nét khác nhau với những địa phương khác trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nhưng vẫn giống nhau ở

những điểm cơ bản.

Khi có người qua đời, nếu chết ở đường xa, quan tài không đem vào nhà, mà làm tang ở ngã ba đường cái. Nếu qua đời trong sự bình thường, quan tài thường

được quàng ở nhà lớn. Tùy theo địa vị trong gia đình quàng ở căn giữa, căn trên hay căn dưới. Người ta truyền miệng cho nhau trong làng cùng biết. “Nhất cận thân, nhì cận lân”, bà con lối xóm tập trung đông đúc, người làm rạp, người trang hoàng, người tẩm liệm. Công việc rộn rịp trong ngày đầu. Từ chết không ai được dùng đến, mà gọi là mất. Người vừa mất được đặt trên cái giường quay đầu ra ngoài sân.

Cơm gối đầu:

Liền sau khi mất, người nhà đơm một chén cơm đầy vun, chén cơm để một cái trứng vịt đã lột vỏ và cắm vào chén cơm đôi đũa tre, trên đầu đũa có vót cho tre quấn lại thành cái bông, rồi để chén cơm ấy phía trên đầu người chết.

Tẩm liệm:

Người chết được tẩm liệm bằng nước sôi để nguội, dùng vải sạch lau lên thi thể. Có khi phun rượu để uốn nắn chân tay đã cứng và cong. Thay bộ quần áo cũ

bằng bộ quần áo tang vải sô. Mặc thêm bộ quần áo thường dùng còn mới, cắt bỏ

khuy nút bằng kim khí, xương, sành, để tránh sau này thi thể thối rữa, nút lẫn lộn với xương. Người ta nhét vào miệng người chết miếng bã trầu và vài hột gạo hoặc cái khâu màu vàng, tục này gọi là phạn (ăn) hàm. Ở tay đặt vào vài đồng tiền xu xưa, hoặc tiền đang lưu hành, mục đích để người chết dùng tiền mà “đi đò” (đò âm dương – từ dương gian sang âm phủ). Đặt trên bụng một con dao hay cái liềm để trừ

tà ma. Lúc khâm liệm, người lớn tuổi tin Phật, đắp thêm trên người chiếc áo Quan Âm. Những người chết oan, giờ xấu thêm vào quan tài lá bùa do thầy pháp vẽ, hay bỏ thêm bộ bài trùng. Thân thểđược vấn lại bằng cây vải thô dài trắng. chọn giờ tốt mà nhập liệm tránh tương khắc những người thân trong gia đình, nhất là người trưởng.

Lễ Thành phục: (phát tang và khóc)

Sau khi lập liệm xong, trang hoàng nhà cửa tươm tất rồi làm lễ thành phục. Lễ

thành phục là lễ phát tang, con cháu nội ngoại, dâu, rễ, chắt chiu họp lại bịt khăn tang. Ai cũng dùng sắc phục màu trắng, riêng chắt nội mặc áo và bịt khăn màu đỏ, chắc ngoại mặc áo và bịt khăn màu vàng.

Lễ thành phục xong, con trai, cháu nội đích tôn đội mũ rơm, chống gậy tre (nếu ông nội hoặc cha mất), gậy vông (nếu bà nội hoặc mẹ mất). Phụ nữ là con, vợ, dâu trùm vải lên đầu gọi là mũ mấn. Quanh quẩn bên quan tài không được lớn tiếng và ngồi ăn uống với khách đến viếng thăm, chỉđược phép đứng.

Sau lễ phát tang, phường trống sẽ cử nhạc buồn, khách tình phúng viếng. Người vào cúng viếng, khi đứng trước hương án, trước tiên phải gật đầu chào thầy làm lễ, rồi chào phường nhạc, chào bàn con, sau đó mới lễ viếng lạy hoặc quỳ gối.(

Đối với phụ nữ thì ngồi hẳn xuống đất để lạy).

Trước ngày đưa đám có lễ cúng như: yết cáo từđường (trình với tổ tiên ngày mai đến ở chỗ mới), triêu điện (lễ buổi sáng), tịch điện (lễ buổi tối). Đêm trước ngày mai đưa linh cữu về nơi an nghỉ cuối cùng có lễ nhiễu quan. Lễ nhiễu quan là lễđi quanh hòm, để tỏ sự luyến tiếc lần cuối đối với người chết.

Lễ cáo đạo lộ là lễ trình xin đường với thần giữđường ngày mai đưa đám, đặt bàn có hương hoa và cáo ở đường lộ gần nhà (lễ này cáo ban đêm, chủ lễ là người không bịt khăn tang). Sáng ngày di quan có lễ khiển điện và lễ triệt linh sàng.

Di quan:

Ban âm công gồm:

Một cai giang thắt lưng màu đỏ, cầm hai cây đèn sáp lớn và một cặp sanh (trắc). 4 ông Đầu roi thắt lưng màu trắng, cầm một cây đèn sáp nhỏ và một cây cờ

nheo (cờ ba cạnh). 16 âm công hoặc nhiều hơn cầm mỗi người một cây đèn sáp nhỏ, áo dài đen quần dài trắng.

Sau khi nghe gióng lệnh kiểng của ông chấp lệnh, ông Cai giang đánh ba hồi trắc và ba tiếng báo hiệu giờ di quan bắt đầu. Ban âm công sắp một hàng dài trước

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng cổ Phước Tích-Phong Hòa Phong Điền-Thừa Thiên Huế (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)