Nhận thức rõ những lợi ích, tiềm năng to lớn của làng cổ Phước Tích trong phát triển kinh tế, văn hóa, giao lưu hội nhập, trong thời gian qua huyện Phong Điền
đã có việc làm kịp thời là : Ban hành quy chế quản lý, bảo tồn, tôn tạo và sử dụng di tích làng cổ Phước Tích. Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện Dự án Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững thông qua du lịch di sản đã được thực hiện tại Phước Tích, với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, tọa đàm… nhằm tìm giải pháp phát triển du lịch, cải thiện đời sống người dân, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững làng cổ.
Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật gốm Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên - Huếđã hỗ trợ thực hiện đề tài khoa học Nghiên cứu, phát triển một số mẫu mã sản phẩm gốm truyền thống đặc trưng của làng gốm Phước Tích. Đề tài do trường Đại học Nghệ thuật Huế chủ trì, thực hiện từ năm 2009 đến nay, nhằm xác
định giá trị nghệ thuật chế tác và trang trí gốm Phước Tích, các mẫu mã đặc trưng,
đặc điểm tạo hình chế tác, trang trí, xác định tính cụ thể khoa học về bản sắc các tác phẩm gốm, góp phần nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật gốm Phước Tích.
Thực tiễn cho thấy, công cụ sản xuất của người thợ gốm Phước Tích từ xưa
đến nay rất thô sơ như thêu, nềđất, bàn chuốt, bàn xên, hoàn toàn bằng thủ công. Người thợ gốm Phước Tích chế tạo sản phẩm trực tiếp bằng tay, ngay cả việc sử dụng lò nung cũng bằng hai loại là lò sấp và lò ngửa. Các sản phẩm có kích thước nhỏ và vừa, như lu, hông, độc, hũ, ang, âu, om, trách đột, trách… vốn là những vật dụng hàng ngày của người nông dân, với hoa văn đơn giản.
Đề tài Nghiên cứu, phát triển một số mẫu mã sản phẩm gốm truyền thống đặc trưng của làng gốm Phước Tích nhằm hỗ trợ người dân tại đây trong việc sáng tác, thiết kế và thử nghiệm các mẫu mã sản phẩm gốm mới. Đồng thời, chuyển đổi công năng sử dụng từ dòng sản phẩm gốm dân dụng thuần túy sang dòng sản phẩm chủ
yếu là gốm trang trí ứng dụng có hàm lượng thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao; phục hồi một số mẫu gốm truyền thống có tạo dáng đẹp và còn phù hợp với nhu cầu thị
trường để phát triển kinh tế, phục vụ du lịch... Đề tài nói trên đã góp phần tạo thêm hướng đi mới cho nghề làm gốm ở làng gốm cổ Phước Tích.
Ngoài ra, Đảng bộ huyện Phong Điền và dân làng Phước Tích đã có nhiều hoạt động, giải pháp tích cực để khơi dậy, bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa
đặc sắc của làng và đã đạt được một số thành tựu cụ thể như: Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng được quan tâm, chú trọng. Các cơ quan ban ngành chủ quản đã phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện
được nhiều dự án nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn và phát huy các loại hình lễ hội, bảo tồn, phục dựng nhà rường, đền miếu… cùng nhiều phong tục tập quán, nghề
gốm truyền thống của làng cổ. Đời sống văn hóa tinh thần của dân làng ngày một nâng cao, các thiết chế văn hóa thông tin từng bước được cải thiện. Đội ngũ cán bộ
làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm giúp đỡ bà con trong làng, các phong trào văn hóa, văn nghệở làng phát triển mạnh, việc khai thác sử dụng những tiềm năng phát triển du lịch để thu hút khách du lịch cũng như sự quan tâm, giúp đỡ
của các tổ chức trong và ngoài nước…Qua đó, bước đầu xây dựng được một diện mạo về đời sống văn hóa phong phú, góp phần thu hẹp khoảng cách đời sống văn hóa giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư, khơi dậy tinh thần bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống trong đông đảo người dân, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư.