Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là do sự xâm nhập của nền văn hóa bên ngoài từ nhiều luồng đã tấn công vào nền văn hóa dân tộc vốn đã yếu sức
đề kháng. Lứa tuổi thanh niên chưa ý thức đầy đủ về nền văn hóa truyền thống của làng mình nên dễ tiếp thu văn hóa bên ngoài không có sự chọn lọc, có biểu hiện xu hướng vọng ngoại, quay lưng lại với những sinh hoạt văn hóa làng.Việc kế thừa, phát huy nền văn hóa truyền thống của làng mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu những giải pháp khả thi, chưa có được những mô hình, những phương thức tổ
chức sinh hoạt văn hóa thực sự hiệu quảở cơ sở. Các sinh hoạt lễ hội, văn nghệ dân gian nhiều lúc còn mang tính hình thức và việc biến nó thành những sinh hoạt bổ
ích, lành mạnh có tính thường xuyên và tính xã hội còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong khâu tổ chức. Thiếu những công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn cho các mục tiêu giữ gìn và phát huy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian vào
trí cho lĩnh vực này còn ít ỏi và khó khăn, đặc biệt là sự thiếu hụt lực lượng cán bộ
làm công tác văn hóa ở địa phương.
Bên cạnh đó, trong thời gian dài một số cấp uỷĐảng, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ vai trò của công tác bảo tồn văn hóa dân tộc, chưa chú trọng và có biện pháp chỉ đạo tích cực, hữu hiệu cho việc bảo tồn, phát huy nền văn hóa truyền thống. Việc tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân tham gia giữ gìn văn hóa truyền thống chưa được tiến hành thường xuyên và sâu rộng đến các tầng lớp dân cư. Nguyên nhân quan trọng hơn cả là chiến lược đầu tư cho việc phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa... vẫn còn là một khoảng cách nhất
định giữa lý luận và thực tiễn.