Văn hóa dòng họ, xóm, phe

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng cổ Phước Tích-Phong Hòa Phong Điền-Thừa Thiên Huế (Trang 59 - 60)

Đây được xem là một truyền thống văn hóa quý báu của làng quê Việt Nam, ở

Phước Tích truyền thống văn hóa đó càng được thể hiện đậm nét. Do nhu cầu của nghề gốm, họ phải liên kết với nhau để khai thác nguyên liệu đất, củi đốt, dựng lò,

đốt lò, buôn bán sản phẩm, nên quan hệ dòng họ, xóm phe rất được chú trọng. Trong làng có 17 dòng họ; trong đó có 12 dòng họ (thập nhị bổn phái) khai canh và khai khẩn. Các dòng họ khai canh, khai khẩn được làng tưởng nhớ công đức lập

đình làng (đình Trung) để phụng thờ. Trong làng, dòng họ Hoàng được coi là Thành Hoàng của làng - ngài thủy tổ mang nghề gốm truyền dạy cho dân làng.

Ngoài ra, tất cả các dòng họ và các chi nhánh trong làng đều lập nhà thờ họ

riêng với kiến trúc phổ biến là loại nhà cổ. Hiện nay, trong 17 nhà thờ họ của làng có 10 nhà thờ được xếp vào nhà rường có 3 gian 2 chái (có 4 nhà thờ thuộc các họ

chính và 6 nhà thờ thuộc các chi nhánh). Mỗi nhà thờ họđều lưu giữ gia phả, hương án, mộc chủ của dòng họ mình, cùng với các bức hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng. Hàng năm, cứđến ngày kị giỗ của Ngài Thủy tổ dòng họ, con cháu tập trung tại nhà thờ họ để cúng tế, tưởng nhớ đến công đức của Ngài. Có lẽ do yếu tố nghề

nghiệp họ phải cùng nhau làm đất, chuốt gốm, dựng lò, nung lò, và mang sản phẩm gốm đi buôn bán các nơi, nên ngôi nhà, bàn thờ dòng họ, đình làng, đền miếu như là nơi thờ phụng tổ tiên, dòng tộc, quê cha đất tổ càng được cháu con giữ gìn nếp cũ.

Điều này cắt nghĩa tại sao cho đến nay làng gốm Phước Tích vẫn giữ được nhiều ngôi nhà cổ kính, nhà thờ họ, đền miếu, đình chùa hơn các làng nông ngư nghiệp khác trong vùng.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng cổ Phước Tích-Phong Hòa Phong Điền-Thừa Thiên Huế (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)