Mối tương quan giữa cácyếu tố nguy cơ tim mạch với mức lọc cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3, 4, 5, ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa (FULL TEXT) (Trang 67)

VỚI MỨC LỌC CẦU THẬN, CHỈ SỐ SOKOLOV-LYON VÀ CÁC BIẾN SỐ KHÁC

3.3.1. Tương quan giữa độ mức lọc cầu thận và các yếu tố nguy cơ tim mạch

Bảng 3.28. Tương quan giữa độ MLCT và HA, Glucose, HbA1c, Sokolove, BMI

MLCT (eGFR) r p HATT -0,508 < 0,01 HATTr -0,208 < 0,05 Glucose -0,054 > 0,05 HbA1c -0,399 < 0,01 Sokolov- lyon -0,253 < 0,05 BMI -0,152 >0,05

Nhận xét:

MLCT tương quan nghịch với HATT, HATTr, HbA1c và Sokolov-lyon, (p<0,05), không tương quan với glucose và BMI (p>0,05).

0 10 20 30 40 50 60 70 50 70 90 110 130 150 170 190 210 230 f(x) = - 0.68x + 167.75 R² = 0.26 Mức lọc cầu thận H A T T ( m m H g )

Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa mức lọc cầu thận với HATT

Nhận xét: Mức lọc cầu thận tương quan nghịch vừa với HATT, phương

trình hồi quy là y = -0,6779x + 167,75 và hệ số tương quan r= -0,508; p<0,01.

0 10 20 30 40 50 60 70 50 60 70 80 90 100 110 f(x) = - 0.09x + 82.73 R² = 0.04 Mức lọc cầu thận H A T T r (m m H g )

HATTr

Nhận xét: Mức lọc cầu thận tương quan nghịch yếu với HATTr, phương

trình hồi quy là y = -0,0919x + 82,728 và hệ số tương quan r= -0,208; p<0,05.

0 10 20 30 40 50 60 70 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 f(x) = - 0.01x + 6.43 R² = 0.16 Mức lọc cầu thận H bA 1c

Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa mức lọc cầu thận với HbA1c

Nhận xét: Mức lọc cầu thận tương quan nghịch vừa với HbA1c, phương

trình hồi quy là y = -0.011x + 6.4348 và hệ số tương quan r= -0,399; p<0,01.

0 10 20 30 40 50 60 70 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 f(x) = - 0.1x + 25.57 R² = 0.06 MLCT S ok ol ov -L yo n

Sokolov-Lyon

Nhận xét: Mức lọc cầu thận tương quan nghịch vừa với Sokove-Lyon,

phương trình hồi quy là y = -0.1x + 25.574 và hệ số tương quan r= -0,253; p<0,05.

3.3.2. Tương quan giữa độ mức lọc cầu thận và các chỉ số lipid máu

Bảng 3.29. Tương quan giữa độ MLCT và TC, TG, HDL, LDL MLCT (eGFR) r p TC -0,093 > 0,05 TG -0,115 > 0,05 HDL-c -0,048 > 0,05 LDL-c -0,128 > 0,05 Nhận xét:

Không có tương quan giữa NLCT với các chỉ số lipid máu.

3.3.3. Tương quan giữa độ mức lọc cầu thận và các chỉ số máu ngoại vi

Bảng 3.30. Tương quan giữa độ MLCT và HC, Hb, Hct, Bạch cầu, tiểu cầu

MLCT (eGFR) r p

Hồng cầu 0,563 < 0,01

Hb 0,558 < 0,01

Bạch cầu 0,261 < 0,05 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu cầu 0,120 > 0,05

Nhận xét:

MLCT tương quan thuận với tất cả các chỉ số máu ngoại vi (p<0,01) không tương quan với tiểu cầu

0 10 20 30 40 50 60 70 0 1 2 3 4 5 6 7 8 f(x) = 0.03x + 2.86 R² = 0.32 Mức lọc cầu thận H C

Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa mức lọc cầu thận với Hồng cầu

Nhận xét:

Mức lọc cầu thận tương quan thuận vừa với HC, phương trình hồi quy là y = 0.0259x + 2.8562 và hệ số tương quan r= 0,563 ; p<0,01.

0 10 20 30 40 50 60 70 0 20 40 60 80 100 120 140 f(x) = 0.77x + 82.83 R² = 0.31 Mức lọc cầu thận H b

Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa mức lọc cầu thận với Hb

Nhận xét: Mức lọc cầu thận tương quan thuận vừa với Hb, phương trình

hồi quy y = 0.7746x + 82.83 và hệ số tương quan r= 0,558, p <0,01.

0 10 20 30 40 50 60 70 0 10 20 30 40 50 60 f(x) = 0.24x + 24.98 R² = 0.33 Mức lọc cầu thận H ct

Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa mức lọc cầu thận với Hct

Nhận xét:

Mức lọc cầu thận tương quan thuận vừa với Hb, phương trình hồi quy y = 0.2407x + 24.98 và hệ số tương quan r= 0,576, p <0,01.

Bảng 3.31. Tương quan giữa độ MLCT và A. uric, albumin, Na, K, Clo, GOT, SGOT

MLCT (eGFR) r p A.uric -0,439 < 0,01 Albumine 0,172 > 0,05 Natri 0,217 < 0,05 Kali -0,395 < 0,01 GOT 0,200 < 0,05 GPT 0,167 > 0,05 Nhận xét:

MLCT tương quan nghịch với a. Uric, Kali và tương quan thuận với natri và GOT, không tương quan với albumin,GPT.

0 10 20 30 40 50 60 70 0 5 10 15 20 25 30 35 f(x) = - 0.24x + 17.22 R² = 0.45 MLCT U re

Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa mức lọc cầu thận với Ure

Nhận xét:

Mức lọc cầu thận tương quan nghịch vừa với Ure, phương trình hồi y = -0.2378x + 17.22 và hệ số tương quan r= -0,213, p <0,01.

0 10 20 30 40 50 60 70 0 100 200 300 400 500 600 700 f(x) = - 1.88x + 526.04 R² = 0.19 MLCT A xi i u ric

Biểu đồ 3.12. Tương quan giữa mức lọc cầu thận với axit uric

Nhận xét:

Mức lọc cầu thận tương quan nghịch vừa với Axit uric, phương trình hồi y = -1,8819x + 526,04 và hệ số tương quan r= -0,439, p <0,01. 0 10 20 30 40 50 60 70 0 1 2 3 4 5 6 7 f(x) = - 0.02x + 4.37 R² = 0.16 MLCT K al i

Biểu đồ 3.13. Tương quan giữa mức lọc cầu thận với Kali

Nhận xét:

Mức lọc cầu thận tương quan nghịch vừa với Kali, phương trình hồi y = -0,0175x + 4,3719 và hệ số tương quan r= -0,395, p <0,01.

Chương 4 BÀN LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm về tuổi:

Độ tuổi mắc suy thận mạn, nhất là suy thạn mạn giai đoạn cuối hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có khuynh hướng tăng dần vì các lý do được giải thích như: Tuổi thọ trung bình của người dân tăng dần và quan trọng hơn là các biện pháp điều trị thay thế thận suy được áp dụng cho bệnh nhân STM (lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng, ghép thận) ngày càng tiến bộ và có hiệu quả nên bệnh nhân suy thận mạn càng ngày càng lớn tuổi dần.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình là 56,75  18,87 tuổi. Tuổi nam trung bình là 54 tuổi thấp hơn nữ 59 tuổi nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). So sánh với các nghiên cứu về STM của các tác giả trong nước như: Kết quả nghiên cúu của Võ Văn Hòa Bình (2010) trên 53 bệnh nhân suy thận mạn tuổi trung bình là 51,43±16,54 tuổi [1]. Hoàng Trọng Ái Quốc (2017) nghiên cứu trên 176 bệnh nhân cho thấy tuổi trung bình là 54,57 ± 18,39 tuổi [20]; Võ Tam, Trần Đăng Khoa (2018) khảo sát 123 bệnh nhân STM có độ tuổi trung bình là 61,03 ± 17,27 tuổi [24]; Phan Thế Cường (2016) nghiên cứu 114 bệnh nhân thiếu máu suy thận mạn giai đọan cuối độ tuổi trung bình là 44,5 ± 15,9 tuổi[4], nghiên cứu của Văn Công Chính (2016) độ tuổi trung bình là 66,5 ± 12,3 tuổi [3]. Nguyễn Đình Dương (2012) khảo sát cho 150 bệnh nhân STM ghi nhận độ tuổi trung bình là 43,18 ± 14,8 tuổi [8]; Nguyễn Minh Tuấn (2019) tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân STM là 51,55 ± 16,44 tuổi [35], Nguyễn Hoàng Thanh Vân (2015), khảo sát trên 61 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối nhóm lọc máu chu kỳ 48,94 ± 14,45 tuổi [39] và Hoàng Văn

Dũng (2010) khảo sát 83 bệnh nhân suy thận mạn được lọc thận chu kỳ cho thấy bệnh nhân tuổi TB là 48,14 ± 14,7, tuổi [7]

Phân bố theo nhóm tuổi, kết quả chúng tôi ghi nhận nhóm < 60 tuổi bị STM chiếm tỉ lệ 52,8%. Như vậy với kết quả của các tác giả trên, ở nước ta có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường gặp ở khoảng độ tuổi 50 -60 tuổi.

Một số khác biệt về tuổi của các tác giả trên có thể lý giải là do: sự khác biệt về nguyên nhân gây bệnh, hiệu quả điều trị còn thấp, tuổi thọ thấp và dân số Việt Nam là dân số trẻ.

So sánh với nghiên cứu với một số các tác giả phương Tây thì độ tuổi chúng tôi thấp hơn. Theo nghiên cứu của Amenos AC. Và cs (2010) độ tuổi trung bình là 65,5 ± 11,2 tuổi [44 ]. Chang TI và cs (2017) cho thấy tuổi trung bình là 62,9 ±14,9 [47]; Weiner DE và cs (2008) tuổi trung bình là 70,10 ± 10 tuổi [85], Parikh NI và cs (2006) cho thấy tuổi trung bình là 60,0 ± 9 tuổi [75]. Foster MC và cs (2013) ghi nhận tuổi nhóm STM giai đoạn 1-2 tuổi trung bình là 52,1 tuổi và nhóm STM giai đoạn 3-5 là 71,2 tuổi [53];

Một số tác giả khác cho rằng tuổi mắc bệnh STM thấp hoặc bằng chúng tôi là Lim CT và cs (2015) ghi nhận trên 136 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối độ tuổi trung bình là 50,96 tuổi [64]; Di Angelantonio E và cs (2010) 52,8 ± 9,6 tuổi [50]; Nam KH và cs (2019) nghiên cứu trên 2.168 bệnh nhân STN ghi nhận tuổi TB là 53,7 ± 12,2 tuổi [70]; Oluseyi A và cs (2017) tuổi trung bình là 49,09 ± 16,85 tuổi [74]; Yuan J. và cs (2017), tuổi trung bình là 48,21 ± 13,70 tuổi [87]

- Đặc điểm về giới:

Khi khảo sát về giới tính (biểu đồ 3.1), nữ bệnh nhân chiếm 56%, nam chiếm 44%. Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nữ cao hơn nam, tuy vậy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Kết quả chúng tôi tương đồng với một số nghiên cứu trong nước như Huỳnh Văn Dũng (2010) nam chiếm 44,58%, nữ chiếm 55,42%, [7], Nguyễn Vinh Hưng (2014) nam là 46,2% và nữ (53,8%) [11], Nguyễn An Giang (2013), tỷ lệ nam/nữ là 69/75 (nam 47,9% và nữ 52,1%) [9],Phạm Văn Hiền, Võ Tam (2017) tỷ lệ bệnh nhân nữ là 51,5% và nam (48,5%) [10]. Đinh Thị Kim Dung (2008) tỷ lệ STM chung nam/nữ là 51/56 [6], Võ Tam, Trần Đặng Đăng Khoa (2018) nam 42,3% và nữ chiếm tỷ lệ 57,7% [22].

Kết quả tương đồng với với một số tác giả nước ngoài tỷ lệ nữ mắc STM cao hơn nam như Weiner DE và cs (2008) nữ là 56% [85], Parikh NI và cs (2006) nữ chiếm 54% [75]. Foster MC và cs (2013) ghi nhận tuổi nhóm STM giai đoạn 1-2 tỷ lệ nữ ( 55,2%) giai đoạn 3-5 nữ là 60,7% [53]; Santos, E. M (2018) tỷ lệ nữ là 55,7%; nam (44,3%) người da trắng và nữ/nam 52,4% và 47,6% người da màu [76]; Lin J và cs (2015), nữ 52% và nam 49% [64]

Tuy nhiên kết quả chúng tôi khác với một số nghiên cứu tỷ lệ nam bệnh STM cao hơn nữ như: Nguyễn Thị Hương (2013) nam/nữ là 117/110 (52% so với 48%); [12]. Hoàng Trọng Ái Quốc (2017) tỷ lệ nam 52,8% trên nữ là 47,2% [20]; Phan Thế Cường (2016) nam là 52% và nữ 47,6%[4]; Nguyễn Đình Dương (2012) tỷ lệ nam/nữ là 1,7 [8]; Nguyễn Hoàng Thanh Vân (2015), tỷ lệ nam/nữ là 37/24 nhóm STM điều trị bảo tồn [39], Nguyễn Văn Tuấn (2015) tỷ lệ nam/nữ là 79/73 [36], Hoàng Văn Nhuận (2010), tỷ lệ nam/ nữ bằng nhau (20/20) [19]

So sánh với với một số tác giả nước ngoài tỷ lệ nam cao hơn như Yuan J. và cs (2017), nam (59,22%) và nữ (40,78%)[87], Amenos AC. Và cs (2010) nam (65,5%) [44 ]. Chang TI và cs (2017 nữ 44% [47]; Oluseyi A. và cs (2017) nam là 66,3% và nữ (33,7%) [72]; Lim CT (2015) tỷ lệ nam nữ tương đương (50%) [64].

Như vậy trong mỗi nghiên cứu của các tác giả trên có sự khác nhau về tỉ lệ giữa nam và nữ nhưng đều không có ý nghĩa (p>0,05).

4.1.2. Đặc điểm các chỉ số nhân trắc

Kết quả nghiên cứu chúng tôi, chiều cao trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 1,61 ± 0,46 m, cân nặng trung bình là 59,58 ± 3,96 kg. Chiều cao và trọng lượng TB ở nam cao nữ. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Hoàng Trọng Ái Quốc chiều cao 1,57 ± 0,10 m, cân nặng 50,07 ± 8,09 kg [20], Ngô Đình Trung (2020) chiều cao là 1,61 ± 7,49 m, cân nặng 55 ± 9,67 [32]; Nguyễn Văn Tuấn (2015), chiều cao là 1,62 ± 0,07 m, cân nặng 56,40 ± 6,90 kg [36]; Nguyễn Hoàng Thanh Vân (2015), chiều cao là 1,57 ± 0,89 m, cân nặng 48,58 ± 8,68 kg nhóm STN điều trị bảo tồn [39], Lâm Thành Vững 2013) trung bình cân nặng 51,56 ± 8,04 [41]

Kết quả chỉ số khối BMI trung bình là 23,02 ± 1,28 kg/m2, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa BMI và giới (p>0,05). Kết quả chúng tôi cao hơn một số nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2019) BMI trung bình là 21,41 ± 3,78 kg/m2 [35]; Lâm Thành Vững (2013), BMI trung bình là 19,79 ± 2,52 kg/m2 [41]; Hoàng Trọng Ái Quốc là 20,18 ± 2,78 kg/m2 [20];Nguyễn Văn Tuấn (2015) với BMI ở STM giai đoạn I là 21,53 kg/m2 giảm xuống 19,40 ± 2,41 kg/m2 ở giai đoạn V [36].

Có sự khác nhau về chiều cao, cân nặng ở nam và nữ với mức ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với đặc điểm nhân trắc của tự nhiên của người Việt Nam. Chỉ số khối cơ thể BMI ở đối tượng nghiên cứu nằm trong giá trị bình thường.

Nếu so sánh với một số nghiên cứu nước ngoài có kết quả tương tự hoặc thấp hơn như Ishizaka Y và cs (2013) BMI chung là 23,2 ± 3,3 kg/m2 nam là 24,1 ± 3,1 kg/m2 cao hơn nữ (21,8 ±3,3 kg/m2) [59], hay tác giả Huang M và cs (2015) nhận ở 30 bệnh nhân STM giai đoạn III và IV cho thấy BMI trung bình là 21,58 ± 0,91 kg/m2 [57], Harmankaya O và cs (2015) ghi nhận BMI trung bình 24,42 ± 1,56 kg/m2 [55].

Đặc điểm huyết áp của bệnh nhân suy thận mạn

Kết quả chúng tôi cho thấy HATT trung bình chung là 148,52 ± 21,92 mmHg và HATTr là 80,12 ± 7,53 mmHg, nồng độ HATT trung bình nam giới cao hơn nữ giới 151,45 ± 22,91 mmHg so với 146,21 ± 20,98 mmHg, ngược lại HATTr ở nữ giới cao hơn nam 80,36 ± 6,45 mmHg so với 79,82 ± 8,22 mmHg, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu Đinh Thị Kim Dung (2008) chỉ số huyết áp của bệnh nhân suy thận mạn điều trị bảo tồn là 156,6 ± 31,7 / 96,3 ± 18,8 mmHg [6]; Hoàng Viết Thắng, Võ Tam (2014) trị số huyết áp nhóm bệnh là 158,4 ± 27,8 /95,5 ± 14,9 mmHg [26].

So sánh với nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài: Di Angelantonio, E. et al (2010) cho thấy trị số trung bình HATT/HATTr là 145 ± 25 /88 ±13 mmHg [50]; Huang M (2015) ghi nhận 127,4 ± 18,9 / 71,2 ± 10,2 mmHg [57], Yuan J. và cs (2017), 129,29 ± 17,51 / 80,93 ± 11,65 mmHg [87]; Parikh NI và cs (2006) 126 ± 18 / 74 ± 10 mmHg [75]. Weiner DE và cs (2008) khảo sát nhóm STM giai đoạn 2-3 cho thấy 135 ± 24 / 72 ± 12 mmHg [85].

4.1.3. Đặc điểm lâm sàng

- Thời gian phát hiện bệnh STM

Kết quả chúng tôi cho thấy (bảng 3.4) bệnh nhân phát hiện 5-10 năm chiếm 58,4%, < 5 năm là 28,0%. Thời gian phát hiện bệnh STM là 6,14 ± 2,56 năm, thời gian thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 12 năm.

- Các triệu chứng lâm sàng

Thiếu máu là một trong những biến chứng của suy thận mạn, giúp chẩn đoán phân biệt giữa suy thận mạn và suy thận cấp. Thiếu máu có liên quan chặt chẽ với mức độ suy thận mạn. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5. cho thấy tỷ lệ thiếu máu rất cao chiếm 65,62%. Thiếu máu sẽ bàn kỹ hơn ở phần các yếu tố nguy cơ.

Tỉ lệ thiếu máu ở các bệnh nhân STM giai đoạn cuối này cao như vậy cũng dễ hiểu vì triệu chứng thiếu máu là triệu chứng chủ yếu khi thận mất chức năng tạo ra Erythropoietin. Chính vì thiếu máu này làm cho triệu chứng thổi tâm thu khi nghe tim chiếm tỉ lệ khá cao 64,2%, tiếng thổi tâm thu trong trường hợp này là thổi cơ năng do thiếu máu. Triệu chứng này cũng gặp tỉ lệ cao ở nghiên cứu của Hoàng Viết Thắng 55,07% [27]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phù là một trong những triệu chứng thường gặp trong suy thận mạn, là triệu chứng định hướng chẩn đoán suy thận mạn nếu phù tái đi, tái lại nhiều lần [25]. Triệu chứng phù trong suy thận mạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự góp phần quan trọng của vai trò điều trị, nhất là thận nhân tạo chu kỳ. Mỗi buổi lọc máu sẽ giúp đào thải một lượng nước ra khỏi cơ thể nhằm giải quyết tạm thời triệu chứng phù. Kết quả chúng tôi chỉ có 2,4% bệnh nhân là phù.Tỷ lệ bệnh nhân suy tim và khó thở tương đương nhau lần lượt là 7,2% và 6,4%.

4.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng

- So sánh nồng độ Lipid máu

Rối loạn lipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn thể hiện bằng sự biến đổi về nồng độ các lipide và ngay cả cấu tạo của lipide máu đó. Các rối loạn này theo Attman P.O xuất hiện rõ khi mức lọc cầu thận giảm dưới 30-40 ml/phút và nặng nề khi suy thận mạn giai đoạn cuối. Kết quả chúng tôi cho thấy CT= 5,56 ± 1,31mmol/l, TG (2,34 ± 0,64 mmol/l); HDL-c (1,09 ± 0,24 mmol/l) và LDL-c (3,71 ± 0,87 mmol/l), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa lipid máu và giới (p>0,05). Kết quả chúng tôi phù hợp với số nghiên cứu là ngưỡng trung bình chung của biland lipdid như nồng độ TC, TG, HDL và LDL với các tác giả Lê Võ Văn Hòa Bình (2011) [1], Huỳnh Văn Dũng (2010) [7], Nguyễn Đình Dương (2012) [8],Phạm Xuân Thu (2012) [29], Lê Ngọc Tuấn (2009) [34], Nguyễn Minh Tuấn (2019) [35], Hoàng Trọng Ái Quốc (2017) [20], Võ Tam, Nguyễn Văn Sáu (2011) có trung bình các biland lipid ở nữ cao hơn nam sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05);

Một số xét nghiệm cận lâm sàng

Kết quả sinh hóa từ bảng 3.6. Có sự tăng cao của nồng độ urê (10,47 ±5,82

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3, 4, 5, ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa (FULL TEXT) (Trang 67)