Các nghiên cứu trong nước và thế giới có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3, 4, 5, ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa (FULL TEXT) (Trang 34 - 37)

ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Parikh BI và cs (2006), Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch trong bệnh thận mạn tính. So sánh tuổi, giới, các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch ở người có và người không có bệnh thận mạn tính. Kết quả: Những người có bệnh thận mạn tính đã lớn tuổi, thì khả năng bị béo phì (33,5% so với 29,3%; p = 0,02), HDL-C ở mức thấp (45,2% so với 29,8%; p = 0,001), tăng huyết áp (71,1%; p = 0,02), HDL-C ở mức thấp (45,2% so với 29,8%; p = 0,001), tăng huyết áp (71,1% so với 42,75%; p = 0,001) nhưng ít có khả năng đạt huyết áp tối ưu (27,0% so với 45,5%; p = 0,001). Suy thận có tiền sử đái đường, có điều trị cũng khó đạt được một HbA1c ở mức độ ít hơn 7% (43,8% so với 59,4%; p = 0,03). Do đó, bệnh thận mạn tính liên quan đáng kể với nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cho nên cảnh báo các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân bệnh lý thận mạn tính [75].

Nam, K. H., và cs ( 2019), Chúng tôi đã nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ HDL-C huyết thanh và nguy cơ tiến triển suy thận mạn Kết quả chính là tổng hợp của sự suy giảm 50% mức lọc cầu thận ước tính từ bệnh thận giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối. Trong mô hình Cox được điều chỉnh hoàn toàn, loại thấp nhất với HDL-C là <30 mg / dL (tỷ lệ nguy hiểm, 2,21; KTC 95%, 1,30–3,77) và loại cao nhất với HDL-C ≥60 mg / dL (tỷ lệ nguy hiểm, 2,05; KTC 95%, 1,35–3,10) có liên quan đến nguy cơ suy thận mạn [72].

Yuan J ( và cs (2017), Đối tượng nghiên cứu gồm 4.459 bệnh nhân Trung Quốc mắc bệnh tim mạch kèm suy thân mạn giai đoạn 5. Tổng cộng, 40,8% là nữ, với tuổi trung bình 48,21 ± 13,70 tuổi. Tỷ lệ bệnh tim mạch là 9,8%, và 69,1% các trường hợp mạch máu não bệnh đã được quan sát. Phân tích đa biến cho thấy tuổi tác tăng, mức lọc cầu thận (GFR) giảm thấp hơn, tăng huyết áp, vôi hóa động mạch chủ bụng và đái tháo đường có liên quan đến bệnh tim mạch kèm theo ở bệnh nhân suy thận mạn. Độ chênh (OR) và khoảng tin cậy 95% cho các yếu tố nguy cơ này là 3,78 (2,55–5,59) ở độ tuổi 45–64 và 6,07 (3,89–9), nhóm tuổi ≥65 so với tuổi <45; 2,07 (1,28–3,34) ở giai đoạn suy thận mạn GĐ 3a, 1,66 (1,00–2,62) cho giai đoạn 3b, và 2,74 (1,72–4,36) cho giai đoạn 4 so với giai đoạn 1 và 2; 2,57 (1,50–4,41) nhóm tăng tăng huyết áp, 1,82 (1,23–2,70 ) nhóm vôi hóa động mạch chủ bụng và 1,70 (1,30–2,23) tương ứng cho bệnh tiểu đường [ 88]

1.3.2. Các nghiên cứu trong nước

- Hoàng Viết Thắng (2014), Nghiên cứu tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối: nghiên cứu 69 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối gồm 2 nhóm chưa và đang chạy thận nhân tạo chu kỳ do 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu là viêm cầu thận mạn và viêm thận bể thận mạn và 30 người nhóm chứng. Kết quả như sau: Tăng huyết áp 86,9% trong đó nhóm suy thận mạn chưa lọc máu là 93,8% và nhóm đang lọc máu 81,1%. Trị số huyết áp ở nhóm suy thận mạn chưa chạy thận nhân tạo chu kỳ là 167,3  19.7/98,54

 8,34 ở nhóm suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo chu kỳ là 152,4 

19,9/88,4  15.7 khác nhau và khác với nhóm chứng (p < 0,05). Tỷ lệ phì đại thất trái là 91,3% trong đó ở nhóm chưa chạy thận nhân tạo là 81,3% và nhóm đang chạy thận nhân tạo chu kỳ là 100% [26]

- Huỳnh Văn Dũng (2010). Nghiên cứu rối loạn lipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa thành phố

Cần Thơ: Nghiên cứu 83 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ có nồng độ cholesterol trung bình cao hơn với nhóm chứng là 4,63  9,46 mmol/1 so với 3,78  0,78 mmol/l, p < 0,001. Triglycerit trung bình cao hơn so với nhóm chứng là 2,15  0,27 mmol/l so với 1,63  0,52 mmol/l, p < 0,05. Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipide là cholesterol 6,02%, triglycerit 3,61%, LDL-C 14,46%, HDL-C 54,22%, chỉ số TCDL-C là 40,96%; chỉ số LDL/HDL-C là 6,02% [7].

- Hoàng Viết Thắng, Võ Tam, (2014), nghiên cứu biến chứng tim mạch trên bệnh nhân suy thận mạn tại bệnh viện Trung ương Huế, thấy 70% bệnh nhân có THA chủ yếu giai đoạn 2,30% bệnh nhân bị suy tim độ II, 60% có bất thường trên ECG trong đó dày thất trái chiếm đa số. Mối tương quan giữa THA và mức lọc cầu thận có tương quan nghịch chặt chẽ với nhau, suy tim và bất thường điện tim chủ yếu gặp ở bệnh suy thận mạn giai đoạn IIIB, IV [26].

- Võ Văn Hòa Bình (2011) Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4,5 đang điều trị bảo tồn. Kết quả nghiên cứu 53 bệnh nhân suy thận mạn đang điều trị bảo tồn: Tăng huyết áp 81,1%, huyết áp tâm thu giai đoạn 5 là 157,02  26,53 mmHg. Thiếu máu 94,3%, nồng độ hemoglobin ở giai đoạn 5 là 7,64  1,68 gldl. Tăng glucose máu 28,5%, nồng độ glucose máu lúc đói > 6,1 mool/l. Tăng CRP 30,2% và nồng độ trung bình CRP 18,58  34,05 mg/l. Rối loạn lipide 50,9% và thừa cân béo phì 5,5%. Phân loại nguy cơ theo thang điểm Framingham có kết quả: Nguy cơ thấp chiếm tỷ lệ 43,3%, nguy cơ trung bình 22,6%, nguy cơ cao chiếm 34,03% [1].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3, 4, 5, ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa (FULL TEXT) (Trang 34 - 37)