Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho ẩm thực du lịc hở quận

Một phần của tài liệu Luận văn (1) (Trang 85 - 87)

3.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.1. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho ẩm thực du lịch ở quậnHoàn Kiếm, Hà Nội Hoàn Kiếm, Hà Nội

cách đầu tƣ xây dựng phố ẩm thực Tống Duy Tân với số tiền là hơn 6,4 tỉ đồng. Nhƣng cho đến nay, phố ẩm thực vẫn hoạt động tự phát, không có sự quản lý, làm lãng phí tiến của của nhà nƣớc. Các món ăn đƣợc tập trung về đây đều không có gì đặc biệt, không đặc trƣng cho văn hóa ẩm thực Hà Nội, hơn nữa, có sự vi phạm nghiêm trọng về thƣơng hiệu nhƣ phở Thìn thì có rất nhiều hàng phở Thìn, bánh cuốn Thanh Trì cũng có rất nhiều hàng….

Theo ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội: “Khu vực không gian đi bộ mở rộng tại khu phố cổ rất cần kết nối với phố ẩm thực Tống Duy Tân hoặc khai thác ẩm thực tại một số tuyến phố có nhiều món ăn nổi tiếng nhƣ Hàng Buồm, Tạ Hiện, Đào Duy Từ… để phục vụ du khách có nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi sau khi tham quan, mua sắm tại đây. Việc kết hợp hài hòa giữa không gian đi bộ, mua sắm với ẩm thực là cần, vấn đề tổ chức nhƣ thế nào cho đồng bộ, hấp dẫn”.

Vì vậy, UBND thành phố, ban quản lý khu phố cổ cần xây dựng thêm tuyến phố ẩm thực tại khu bảo tồn cấp I2 phố cổ Hà Nội, gồm Hàng Buồm - Mã Mây - Hàng Giầy - Lƣơng Ngọc Quyến - Tạ Hiện - Đào Duy Từ. Các tuyến phố ẩm thực sẽ nằm trong không gian đi bộ mở rộng phục vụ khách du lịch và ngƣời dân Hà Nội tham quan, trải nghiệm phố cổ Hà Nội, khám phá các giá trị văn hóa, ẩm thực của đất Kinh kỳ xƣa. Du khách sau khi đi tham quan, mua sắm ở phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân hoặc khách du lịch tham quan, lƣu trú tại phổ cổ Hà Nội có thể thƣởng thức món ăn truyền thống tại các tuyến phố mở rộng.

Các khu phố ẩm thực đƣợc xây dựng cần đảm bảo các yếu tố:

Chỉ quy tụ những món ăn truyền thống đặc trƣng nhất, đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích và biết đến nhất, đặc biệt là ngƣời nƣớc ngoài. Các cửa hàng kinh doanh phải đƣợc tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất, mà trƣớc hết là chúng ta phải có bãi đỗ xe cho khách gần khu ẩm thực. Tiếp đó là thông thoáng, an toàn, tiền gửi xe

2 Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 1 có diện tích 19ha, gồm 21 phố, đoạn phố, giới hạn trong tuyến phố: Hàng Chiếu - Hàng Đƣờng - Hàng Ngang - Hàng Bạc - Hàng Mắm - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật, phải đƣợc giữ gìn hình ảnh và phong cách khu phố cổ truyền thống, bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị.

phải theo mức giá qui định chung, tránh tình trạng bắt chẹt khách, khiến cho họ không hài lòng. Hệ thống đèn đƣờng cũng cần đƣợc quan tâm, sao cho đủ sáng giúp khách dễ dàng trong việc đi lại. Thêm vào đó, các cửa hàng phải nhận đƣợc những chính sách ƣu đãi đặc biệt của nhà nƣớc, vì khi họ tham gia vào phố ẩm thực tức là họ đã góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa của Hà Nội.

Cần có sự quy hoạch tổng thể về kiến trúc, các cửa hàng phải theo đúng quy định về độ cao, màu sắc. Đặc biệt tránh tình trạng lô nhô hay lấn chiếm diện tích làm ảnh hƣởng mỹ quan của khu phố. Về biển quảng cáo cũng cần phải có một quy định rõ ràng, và vị trí treo biển cũng phải thống nhất hợp lý phù hợp với cảnh quan.

Cần đảm bảo an ninh cho du khách khi họ đến khu phố ẩm thực để thƣởng thức các món ăn. Vì du khách không chỉ đơn thuần đến ăn mà còn là để đƣợc thƣ giãn, tận hƣởng cảm giác thoải mái, nếu họ lo lắng, không yên tâm về an toàn cho bản thân mình và ngƣời thân thì việc thƣởng thức cũng không còn trọn vẹn.

Đối với khu vực phố ẩm thực Đồng Xuân nằm trong khu vực chợ đêm Đồng Xuân hiện nay cần cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, hệ thống cửa hàng để đảm bảo vấn đề mỹ quan và VSATTP. Các món ăn đƣợc kinh doanh hiện nay đa phần là các món lẩu, hải sản phục vụ cho đối tƣợng khách là dân bản địa. Ban quản lý cần có sự quy hoạch, sắp xếp lại nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu của cả các du khách tham quan khu chợ đêm và có nhu cầu sử dụng sản phẩm ẩm thực.

Một phần của tài liệu Luận văn (1) (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w