Chỉtiêu định tính

Một phần của tài liệu Trần Thị Tố Hảo K49BQTKD (Trang 76 - 77)

6. Kết cấu đềtài

2.5.1: Chỉtiêu định tính

Kh

ả năng thâm nhập mở rộng v à phát tri ển thị trường

Kết quảhoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty đã thúcđẩy các hoạt động tìm kiếm thị trường xuất khẩu, khảnăng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu có diễn biến thuận lợi trong giai đoạn 2015- 2017.

Cụ thể là công ty Cổ Phần Dệt May Huế đã xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu qua bốn thị trường lớn là Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU và Trung Quốc và kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đều có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt là nước Nhật Bản kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 0,362 triệu USD tăng trưởng 493,44% so với năm 2015, mức tăng trưởng này là mức tăng trưởng cao nhất trong sự tăng trưởng vềkim ngạch xuất khẩu so với các thị trường khác.Đối với các thị trường khác như Đức, Italia, Australia,… tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng năm 2016 kim ngạch xuất khẩu đạt 0,866 triệu USD tăng 821,28% so với năm 2015 và tiếp tục tăng đến năm 2017. Đây là một dấu hiệu chúng tỏ công ty đã rất cố gắng trong việc công tác tìm kiếm thị trường mới.

Nhưchúng ta đã biết thì Nhật Bản là một nước kháđông dân với sự tăng trưởng kinh tế cao, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộcđiều này là dấu hiệu cho thấy công ty đã thuyết phục bởi thị trường này bằng sản phẩm của mình và với mức tăng trưởng đó thì ta có thể dự đoán trong tương lai thị trường Nhật Bản là một thị trường hấp dẫn mà công ty nên quan tâm và chú trọng để khai thác cũng như xây dưng thương hiệu, uy tín cho các công ty đãđặt hàng và từ đó có thể thâm nhập sang các công ty khác trong đất nước này.

Ngoài ra, các thị trường khác cũng đem lại lợi nhuận cho công ty vì vậy cũng cần chú trọng đến. Đặc biệt thị trường Mỹ là thị trường luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty với tỷ trọng trên 95% kim ngạch xuất khẩu tất cả các thị trường, chỉ một biến động nhỏ cũng có thể gây rủi ro tổn thất về kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Bên cạnh những mặc tích cực thì chúng ta cũng có thể nhận thấy những mặc tiêu cực nhưcông ty chủ yếu xuất khẩu qua những nước có mối quan hệ lâu năm, chưa thể mở rộng thị phần của mình ra các nước mới và còn phụ thuôc rất nhiều vào thị trường Mỹ chưa thể phân tán rủi ro của mình qua các thị trường khác. Công ty nên có những chính sách tốt hơn để mở rộng thị phần của mình.

K

ết quả về mặt x ã h ội

Công ty Cổ Phần Dệt May Huế hằng năm có gần 200 hợp đồng được kí kết mỗi hợp đồng đặt hàng trung bình 30.000 sản phẩm tạo công ăn việc làm gần 4.000 người. Kim ngạch xuất khẩu của công ty đóng góp gần 80% tổng doanh thu của công ty và phần nào đóđóng góp trong sự phát triển của ngành dệt may cả nước.

Công ty đã kinh doanh các mặt hàng mà nhà nước khuyến khích xuất khẩu như hàng may mặc, sợi các loại,…

Hiện nay công ty đang xây dựng nhà máy May 4 tại Khu công nghiệp Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án nhà máy May 4 với tổng mức đầu tư gần 83 tỷ đồng được xây dựng trên diện tích 2.700 m2 bao gồm: nhà sản xuất chính, nhà ăn ca, lò hơi, nhà cơ điện, nhà xe công nhân và các công trình phụ trợ kèm theo. Nhà máy May 4 có 16 chuyền may giải quyết công ăn việc làm hơn 800 laođộng .

Trong tương lai Công ty cổ phần Dệt may Huế chắn chắn sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn trong kinh doanh, mở thêm nhà máy chứng tỏ công ty đã tìm ra nhiều đơn hàng, sản xuất được nhiều hơn kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng thì việc mở thêm nhà máy là điểu tất yếu sẽ xảy ra khi công suất các nhà máy hiện tại là không thể đáp ứng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Trần Thị Tố Hảo K49BQTKD (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w