Kết luận chương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tương tác khí động lực cánh chính và cánh đuôi ngang có xét đến cân bằng Mômen ở chế độ bay bằng453 (Trang 35 - 37)

5. Bố cục của luận án

1.3 Kết luận chương

Với việc phân tích các công trình nghiên cứu liên quan trên thế giới và trong nước (đến năm 2018), có thể thấy đề tài “Nghiên cứu tính toán khí động lực tương tác cánh chính và cánh đuôi ngang có xét đến cân bằng mômen” là một vấn đề rất cần thiết trong lĩnh vực hàng không và chưa được nghiên cứu sâu ở trong nước. Một số nhận xét kết luận về phần tổng quan được rút ra như sau.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính, phương pháp số được ứng dụng rộng rãi nhờ ứng dụng những phần mềm thương mại lớn (FLUENT, CFX ANSYS- , TAU, OVERFLOW-NASA, USM3D-NASA, STAR-CD, ELSA-

ONERA...), hoặc có thể xây dựng những chương trình (code) chuyên dụng. Sử dụng phần mềm Fluent là một phương pháp được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu trên thế giới, do độ bao phủ ứng dụng của nó rất rộng. Trên nền tảng rời rạc bằng phương pháp thể tích hữu hạn, Fluent sử dụng nhiều giải pháp xấp xỉ để mở rộng lựa chọn cho người sử dụng. Sử dụng Fluent cũng là một lựa chọn của luận án. Tất nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm. Vấn đề là trong phạm vi nghiên cứu của bài toán, cần biết chọn phương pháp nào để có thể phát huy được ưu điểm và giảm được hạn chế (phân tích ưu điểm và giới hạn của các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án được trình bày trong chương 2).

Đối với phương pháp kì dị lưỡng cực nguồn là phương pháp mà chúng tôi có -

thể chủ động phát triển mã nguồn (code). Đây là phương pháp tính toán cho cánh 3D có xét đến chiều dày. Phương pháp kì dị cho kết quả tốt đối với các trường hợp cánh đơn có góc tới không quá lớn, và có thể sử dụng để so sánh với kết quả của các phương pháp nghiên cứu khác. Tuy nhiên, phương pháp kì dị không hiệu quả đối với trường hợp xảy tách thành mạnh ở vùng giao thoa của nhiều dòng, vùng chảy vòng qua mút cánh, góc tới lớn...

*

Bên cạnh sự phát triển của phương pháp số, nghiên cứu thực nghiệm cũng là thế mạnh của các nước phát triển có khả năng tài chính mạnh. Ở phần trên đã phân tích về các nghiên cứu thực nghiệm liên quan có thể được thực hiện bằng việc đo lực khí động (sử dụng cân lực thông thường và cân lực đa thành phần đo được mômen),

hoặc đo vận tốc (sử dụng ống Pitot siêu nhỏ, Laser, dây nóng, màng nóng, ghi ảnh PIV), hay đo áp suất (sử dụng cảm biến áp suất, lỗ đo áp suất).

Trong điều kiện hạn chế về trang thiết bị thí nghiệm ở trong nước, không phải luôn luôn dễ dàng cho nhà nghiên cứu có thể tự do lựa chọn được phương pháp đo. Ở đây, luận án đã chọn phương án thực nghiệm có hiệu quả cao nhất có thể khi sử dụng trang thiết bị thí nghiệm có tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đó là thực hiện thí nghiệm trong ống khí động hở AF6116. Ống khí động AF6116 có kích thước buồng thử nghiệm không lớn nhưng có độ chính xác cao, được nhập đồng bộ từ hãng Dantec Dynamics. Áp kế kỹ thuật số DM 3501 là loại áp kế có độ chính xác rất cao, có thể thực hiện số lần lấy mẫu đo lớn trong thời gian rất ngắn. Phần còn lại của độ chính xác kết quả đo phụ thuộc vào việc gia công cánh và các lỗ đo áp khoan trên mặt cánh (các cánh được gia công trên máy phay điều khiển bằng máy tính

(CNC Computer Numerical Control)- và các lỗ đo áp suất được gia công trên máy gia công bằng xung điện (EDM Electrical Discharge Machining) - . Hai loại máy công cụ này đều được điều khiển theo nguyên lý kỹ thuật số nên độ chính xác gia

công cao).

Để hạn chế các nhược điểm của các công trình thực nghiệm trên thế giới nêu trong mục 1.1.1, mô hình cánh (trong thực nghiệm của luận án) được làm rỗng để đặt các dây dẫn đo áp suất ở bên trong cánh, tránh việc các dây dẫn có thể làm nhiễu dòng như ở một số công trình thực nghiệm nói ở trên. Việc gá lắp cánh ngàm một nửa sải cánh vào thành ống khí động (tại gốc cánh) làm tăng gấp hai lần chiều dài sải cánh. Đầu kia của cánh (mút cánh) cách thành ống khí động một khoảng để tạo không gian trống cho sự chảy vòng đầu mút cánh. Vì vậy, hiệu ứng mút cánh, xoáy mút cánh, dòng dạt xuống của cánh chính tác động lên cánh đuôi ngang ở phía sau được xảy theo cách tự nhiên. Việc gia công cánh rỗng cũng cho phép đo đồng thời áp suất phía lưng cánh và bụng cánh (không phải chỉ đo áp suất trên một mặt cánh

rồi lật cánh để đo ở mặt cánh còn lại như khi gia công cánh đặc đã được thực hiện ở một số công trình thực nghiệm nêu trong mục 1.1.1). Do đó, việc đo áp suất ở đầu mút cánh và áp suất trên cánh đuôi ngang (với các cánh rỗng) cho kết quả phản ánh thực tế của hiện tượng. Tuy nhiên, việc gia công mô hình cánh có kích thước nhỏ mà rỗng ở bên trong, đòi hỏi quy trình gia công chi tiết rất cẩn thận ngoài việc cần thiết phải sử dụng máy công cụ có độ chính xác cao để gia công hình dạng cánh và khoan các lỗ (mô tả thí nghiệm, cũng như máy công cụ gia công cánh được trình bày trong chương 2). Nhiều công trình thực nghiệm ở nước ngoài sử dụng ống khí động có kích thước tương tự như ống khí động AF6116, nhưng các mô hình cánh gia công ở dạng cánh đặc, hoặc phương pháp gá lắp cánh trong ống khí động chưa hiệu quả kéo theo những hạn chế đối với kết quả đo (xem mục 1.1.1).

Hình 2.1. Ống khí động AF6116

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở phân tích tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước như trình

bày trong phần Tổng quan (chương 1), luận án tiến hành lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp đối với các mảng còn cần phải làm sáng tỏ so với các công trình đã thực hiện trước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tương tác khí động lực cánh chính và cánh đuôi ngang có xét đến cân bằng Mômen ở chế độ bay bằng453 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)