Kết quả số góc dòng dạt xuống trên mặt đứng qua gốc cánh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tương tác khí động lực cánh chính và cánh đuôi ngang có xét đến cân bằng Mômen ở chế độ bay bằng453 (Trang 100 - 101)

4 KHÍ ĐỘNG LỰC TƯƠNG TÁC CÁNH CHÍNH VÀ CÁNH

4.2.2 Kết quả số góc dòng dạt xuống trên mặt đứng qua gốc cánh

Cánh chính có chiều dài sải thay đổi (với hệ số dãn dài cánh chính Λw = 6 và Λw

= 4) ảnh hưởng tới cánh đuôi ngang đã được tiến hành thí nghiệm và mô phỏng số dòng có nhớt với các kết quả được trình bày trên hình 4.12. Nghiên cứu thực nghiệm và số cho thấy trường hợp sải cánh chính ngắn hơn (Λw = 4) làm tăng rất đáng kể giá trị tuyệt đối của hệ số lực nâng trên cánh đuôi ngang.

Để so sánh tương ứng dòng trong vết sau cánh chính đối với hai trường hợp khác nhau của hệ số dãn dài cánh chính (profile Naca 4412 với Λw = 4 và Λw= 6), có thể xét biến thiên của góc dòng dạt xuống trên mặt đứng đi qua gốc cánh y = 0 (giá trị chiều dài sải cánh b trong hai trường hợp Λw = 4 và Λw= 6 là khác nhau, nên tọa độ không thứ nguyên y/b = const không dùng để so sánh tương ứng đối với hai trường hợp). Thông số dòng trên mặt đối xứng đi qua gốc cánh (y = 0) biến thiên theo tọa độ phương đứng z. Vì vậy, cũng như đã xét trong chương 3, trên đồ thị biểu diễn kết quả, biến tọa độ z là trục tung (trùng với phương đứng z). Tọa độ không thứ nguyên z/c vẫn được sử dụng vì chiều dài dây cung cánh c là không đổi với hai trường hợp Λw = 4 và Λw= 6 (trong thực nghiệm và mô phỏng số).

Hình 4.14. Góc dòng dạt xu ng biếố n đ i theo x trên mổ ặt qua gốc cánh (tại z/c = 0) v i h s dãn dài cánh chính ớ ệ ố Λw = 4 và Λw= 6 Hình 4.13. Góc dòng dạt xu ng biếố n đ i theo z trên mổ ặt qua gốc cánh (tại x/c = 0,5 và x/c = 5) v i h s dãn dài cánh chính ớ ệ ố Λw = 4 và Λw= 6

Kết quả góc dòng dạt xuống (trên mặt đứng đi qua gốc cánh y = 0) được trình bày trên hình 4.13 (tại các vị trí x/c = 0,5và x/c = 5) cho thấy giá trị tuyệt đối của

góc ε với trường hợp Λw= 4 lớn hơn nhiều so với trường hợp Λw = 6 ở tất cả ba vị trí x = const. Tại vị trí xa mép ra cánh chính, x/c = 5, hiệu ứng mút cánh của trường hợp sải cánh chính ngắn (Λw= 4) vẫn thể hiện mức độ ảnh hưởng mạnh hơn nhiều so với trường hợp sải cánh dài hơn (Λw= 6).

Hình 4.14 là biến thiên của góc dòng dạt xuống εdọc theo trục x được tính toán tại vị trí ngang z/c = 0 (giao với mặt qua gốc cánh y = 0) với hai trường hợp góc tới α = 0o và α = 8o. Dọc theo trục x, giá trị tuyệt đối của góc trong trường hợp sải ε cánh ngắn (Λw = 4) luôn luôn lớn hơn so với trường hợp cánh dài hơn (Λw= 6).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tương tác khí động lực cánh chính và cánh đuôi ngang có xét đến cân bằng Mômen ở chế độ bay bằng453 (Trang 100 - 101)