Một số chú ý khi thiết kế phần cứng cho các hàm hỗn loạn

Một phần của tài liệu Digital library Ha Noi university of science and technology760 (Trang 38 - 39)

Khi xem xét thiết kế phần cứng cho các hàm hỗn loạn, hai loại hàm hỗn loạn gồm liên tục theo thời gian và rời rạc theo thời gian tương ứng được thực hiện bởi m ạch điện

tử tương tự và mạch điện tử số. Mạch điện tử tương tự được thiết kế cho các hàm hỗn

loạn liên tục theo thời gian được biểu diễn bởi các phương trình vi phân. Với mạch

điện tử tương tự, việc thực hiện mạch điện được thực hiện khá dễ dàng dùng các phần

tử cơ bản gồm tụ điện, cuộn cảm, điện trở , cùng với một số mạch chức năn g như bộ nhân/chia, bộ cộng/trừ, kh uếch đại như được th ấy trong các công trìn h [63, 64, 65].

Mạch điện thường chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiễu gây ra do sự không chính xác của

tự cho hàm hỗn loạn thường được dùng để tạo ra kênh truyền tin an toàn hoặc truyền thông ứng dụng kỹ thuật hỗn loạn thông qua các phép điều chế tín hiệu [66, 67, 68]

mà không được dùng để tạo ra hệ m ật mã hỗn loạn. Tuy nhiên, đ iều này được khắc

phục thông qua việc lựa chọn mô hình ứng dụng phù hợp có khả năng chịu nhiễu, ở

đó các sai số được chấp nhận như là thành phần nhiễu [69, 70, 71].

Thiết kế phần cứng số cho các hàm hỗn loạn thực hiện các phép biểu diễn tín hiệu

với số bit hữu hạn. Điều này làm cho số trạng thái của hàm hỗn loạn là hữu hạn và tạo

ra các tín hiệu từ hàm hỗn loạn trở nên có chu kỳ. Nếu số bit được dùng càng lớn thì số trạng thái của hàm hỗn loạn càng nhiều và chu kỳ tín hiệu càng d ài. Các nghiên

cứu gần đây gợi ý số bit được dùng sao cho hiệu quả về phần cứng [72]. Để kéo dài

chu kỳ của tín hiệu được tạo ra từ hàm hỗn loạn, người ta thường dùng một tín hiệu giả ngẫu nhiên tác động vào hàm hỗn loạn [73]. Điều này đồng nghĩa với việc chiếm

dụng thêm phần cứng số để thực hiện tác động làm kéo dài chu kỳ. Phần mạch điện tác

động nhằm làm kéo dài chu kỳ thường là LFSR như được thấy trong nghiên cứu [74].

Đây không được xem là cản trở lớn bởi tài nguyên phần cứng cho LFSR thường nhỏ

hơn rất nhiều so với phần cứng dùng cho hàm hỗn loạn.

Khi thiết kế phần cứng để thực hiện cho h ệ mật hỗn loạn nào đó thì ngoài phần

cứng của hàm hỗn loạn còn có phần cứng dùng cho việc trộn tín hiệu hỗn loạn với tín

hiệu tin tức. Những thách thức đối với phần cứng chủ yếu là tài nguyên yêu cầu, và

chúng cần được xem xét trong trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu Digital library Ha Noi university of science and technology760 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)