Công tác xử lý RRTD

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà tp HCM chi nhánh hà nội (Trang 67 - 69)

3.2. Giải pháp hạn chế RRTD tại chi nhánh

3.2.9. Công tác xử lý RRTD

Cơng tác xử lí RRTD là bước phịng thủ cuối cùng của ngân hàng khi RRTD đã xảy ra, nhằm giảm bớt những thiệt hại mà nó gây ra cho ngân hàng. Tại HDB Hà Nội tuy chưa có phịng chun mơn QLRR, chi nhánh đã thành lập ban xử lí nợ, chun xử lí các món nợ q hạn. Đây là bước đầu tiên trong hoạt động cải tổ cơ cấu và thành lập những phịng ban chun mơn tách khỏi phịng kinh doanh. Ban xử lí nợ tại chi nhánh cần lưu ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, về biện pháp khắc phục tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu.

- Cán bộ chuyên trách yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo cho các khoản vay nhưng không gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xác định phương án cơ cấu nợ. Chi nhánh chỉ tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng khi khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả gốc và lãi của mình từ các dịng tiền thường xun. Các khoản nợ phải được giám sát chặt chẽ. Ngân hàng sẽ gia hạn nợ cho khách hàng, giãn nợ, nhằm giảm gánh nặng nợ nần, tạo điều kiện giúp KH nhanh chóng phục hồi.

- Nếu khách hàng khơng có khả năng phục hồi, ngân hàng tiến hành thu nợ nhằm thu hồi được càng nhiều vốn càng tốt, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại và chi phí phát sinh.

Thứ 2 là các phương pháp xử lsi khi RRTD xảy ra. Khi các khoản vay của khách hàng bị đánh giá là chất lượng kém, khó có khả năng thu hồi, các biện pháp khắc phục khơng có hiệu quả thì ngân hàng cần đưa ra các biện pháp xử lí như sau:

- Khuyến khích khách hàng trả nợ sớm, giảm lãi suất, lãi phạt cho khách hàng nếu nhận thấy khách hàng có thiện ý trả nợ

- Phát mại tài sản đảm bảo cho khoản vay

- Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện trả nợ thay đối với các khoản tín dụng có bảo lãnh của bên thứ 3.

- Khởi kiện nếu cần thiết.

- Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro tổn thất đối với các khoản nợ xấu mà ngân hàng xóa nợ sau khi đã sử dụng hết các biện pháp đã thu hồi nhưng khơng được hoặc khơng đủ. Những khoản xóa nợ sau khi được bù đắp

bằng quỹ dự phòng được chuyển sang theo dõi ngoại bảng để theo dõi và tận thu.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà tp HCM chi nhánh hà nội (Trang 67 - 69)