3.2. Giải pháp hạn chế RRTD tại chi nhánh
3.2.7.2. Chính sách tài sản đảm bảo
Áp dụng chính sách tài sản đảm bảo là một ngun tắc khơng thể thiếu trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ tài sản đảm bảo tín dụng khơng phải nguồn trả nợ chính, nó chỉ giúp ngân hàng san sẻ rủi ro tín dụng khi khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng.
Chi nhánh có thể phát triển hình thức bảo đảm tín dụng bằng bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh giúp ngân hàng giảm bớt thời gian, chi phí để tìm hiểu khách hàng khi họ đã được bảo lãnh bởi một doanh nghiệp có uy tín hay một tổ chức tín dụng khác. Khi RR phát sinh thì người bảo lãnh có trách nhiệm trả nợ thay cho khách hàng. Đây là hoạt động phát triển trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, thực hiện bảo lãnh sẽ tạo thêm khả năng cho khách hàng trong các giao dịch vay nợ, tăng cường ổn định, giảm thiểu rủi ro trong quan hệ vay mượn của ngân hàng.
Chi nhánh cần tiếp tục xem xét, liên tục cải tiến các điều kiện áp dụng cho tài sản đảm bảo dưới dạng thế chấp và cầm cố dựa trên các văn bản pháp luật và những nguyên tắc cơ bản. Về thế chấp, khách hàng phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện có giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng, không thuộc loại pháp luật cấm trao đổi, không phải là tài sản đang thế chấp tại các TCTD khác; tài sản phải có giá trị khi phát mai. Đối với các tài sản thế chấp, ngân hàng không cso quyền sử dụng tài sản nên cán bộ tín dụng cần kiểm tra thường xuyên, giám sát việc quản lí và sử dụng tài sản thế chấp của khách hàng, đánh giá lại giá trị tài sản và xử lí kịp thời khi có phát sinh xảy ra. Đối với tài sản cầm cố, cần dảm bảo khách hàng chuyển giao đầy đủ giấy tờ sở hữu tài sản trong suốt thời gian vay. Nếu khách hàng trả khoản vay đúng hạn, ngân hàng sẽ đem trả lại khách hàng giấy tờ và tài sản cầm cố. Nếu đến hạn mà khách hàng khơng trả đủ nợ gốc và lãi, ngân hàng có thể xử lí tài sản đảm bảo theo đúng quy định.