Thực trạng RRTD tại HDB Hà Nội

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà tp HCM chi nhánh hà nội (Trang 37)

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng

-Trong hoạt động tín dụng, nếu hành động chủ quan sẽ mang lại những tổn thất nặng nề cho ngân hàng. VÌ vậy, để ra được quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh ngân hàng, chi nhánh HDB Hà Nội luôn tuần thủ nghiêm ngặt quy trình vay vốn.

Quy trình cấp tín dụng tạ chi nhánh HDB Hà Nội:

1. Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

2. Cán bộ tín dụng và tổ thẩm định hồ sơ vay vốn, bao gồm tính hợp pháp của hồ sơ, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo, cầm cố,…

3. Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định rồi trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra rồi trình lên lãnh đạo xét duyệt cho vay.

4. CBTD thông báo cho khách hàng và cùng khách hàng soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng liên quan khác.

5. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra hợp đồng và trình lên lãnh đạo để lãnh đạo cùng khách hàng ký hợp đồng.

6. Lãnh đạo yêu cầu CBTD thực hiện đảm bảo tiền vay, CBTD tiếp nhận, kiểm tra căn cứ giải ngân.

7. CBTD trình TPTD kiểm tra rồi trình lại lên lãnh đạo để xét duyệt giải ngân.

8. Hồ sơ trả lại cho phòng tín dụng. Nếu lãnh đạo không duyệt, CBTD thông báo và trả hồ sơ lại cho khách hàng. Nếu lãnh đạo duyệt, CBTD chuyển chứng từ thanh toán đã được xét duyệt cho phòng kế toán thực hiện giải ngân cho khách hàng.

9. Phòng kế toán giải ngân cho khách hàng.

CBTD cần kiểm tra việc sử dụng vốn giải ngân, theo dõi hoạt động của khách hàng, theo dõi việc thu nợ và xử lý phát sinh. Khi kết thúc hợp đồng, khi KH đã trả hết nợ, CBTD tiến hành đối chiếu với phòng kế toán, thanh lý hợp đồng tín dụng, giải tỏa việc cầm cố, thế chấp, xuất kho tài sản đảm bảo theo quy định.

- Trong thời gian hoạt động, nhận thức được những biến động và khó khăn trong nền kinh tế, chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp quản trị rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng. Bên cạnh việc khống chế, thu hồi nợ từ các khách hàng sử dụng các khoản tín dụng đã cấp không hiệu quả, kiên quyết không cấp tín dụng cho các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém không minh bạch, hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng rất đa dạng song với quy mô địa bàn hoạt động của chi nhánh còn nhiều hạn chế, đồng thời thời gian hoạt động còn quá ngắn nên chưa thực sự cung cấp được hết các sản phẩm. Trên thực tế, trong thời gian hoạt động vừa qua, chi nhánh tập trung vào hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay truyền thống, trong đó tỷ trọng tín dụng dành cho chiết khâu giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ rất lớn, những hoạt động khác diễn ra với tỷ lệ rất nhỏ.

Tổng dư nợ của chi nhánh năm 2007 đạt 2,279,964 triệu đồng, một con số đáng kể cho một chi nhánh mới đy vào hoạt động chưa đầy 2 năm. Tuy nhiên, đến năm 2008, dư nợ tín dụng giảm xuống chỉ còn 1,625,156 triệu đồng, tương đương với 71,28% so với năm 2007, do ảnh hưởng của bối cảnh nền kinh tế vĩ mô và tình hình khan hiếm vốn trên thị trường tài chính, cũng như

những khó khăn tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, chi nhánh đã đưa ra kế hoạch chỉ tiêu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ cho năm 2009.

- Ngân hàng phân chia các hình thức cấp tín dụng theo các tiêu thức khác nhau, để tiện cho việc quản lí và đánh giá trong nội bộ ngân hàng.

Phân chia theo tiền, các khoản tín dụng được chia làm 2 loại, VND và ngoại tệ.

Cho vay ngoại tệ là hình thức cấp tín dụng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ của khách hàng. Thông thường, tín dụng bằng ngoại tệ được chi nhánh cấp bằng EURO hoặc USD, và chỉ được cấp trong các trường hợp nhất định:

- Để thanh toán cho đối tác nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, để trả nợ nước ngoài trước hạn nếu các khoản vay có đủ điều kiện theo quy định.

- Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.

- Để thực hiện các dự án đầu tư theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài theo quy định của ngân hàng Nhà nước.

- Cho vay để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có nguồn thu ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

Qua biểu đồ trên ta thấy, thời gian qua dư nợ tín dụng của chi nhánh chủ yếu dưới dạng VND, tín dụng bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2006 chi nhánh không có khoản vay nào bằng ngoại tệ. Năm 2007, trong quá trình mở rộng tín dụng, chi nhánh cho vay 51,589 triệu đồng dưới hình thức ngoại tệ, bao gồm USD và EUR, chiếm 2.23% trong tổng dư nợ của chi nhánh. Đến năm 2008, tỷ lệ này giảm xuống còn 1.16% so với tổng dư nợ. Một nguyên nhân của tỷ lệ dư nợ bằng ngoại tệ thấp là do chi nhánh mới đi vào hoạt động chưa lâu, chưa thiết lập được nhiều mối quan hệ thân thiết với các khách hàng. Ngoài ra, năm 2008, nhận biết tỷ giá biến động thất thường khó kiểm soát, chi nhánh đã chủ động giảm tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ đối với những khách hàng có nghi ngờ hoặc chưa có mối quan hệ lâu dài, hiểu rõ lẫn nhau. Tuy nhiên, trong năm tới, khi mà nền kinh tế đi vào ổn định và nhu cầu hội nhập, giao dịch với quốc tế càng mở rộng thì nhu cầu vốn bằng ngoại tệ sẽ càng tăng và chi nhánh không thể bỏ qua cơ hội này để mở rộng hoạt động và quan hệ, tăng dư nợ tín dụng.

Phân loại theo kỳ hạn nợ, tín dụng bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Qua biểu đồ, ta thấy được những biến đổi trong cơ cấu cho vay theo thời hạn của chi nhánh HDB Hà Nội. Năm 2007, ngân hàng có mở rộng cho vay vốn trung và dài hạn, tuy nhiên cho vay ngắn hạn vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong tín dụng của chi nhánh, chiếm 87% tổng dư nợ. Đến năm 2008, khi nhận thấy nền kinh tế biến động bất ổn và có những dấu hiệu bất lợi, chi nhánh lại thu hẹp tín dụng trung và dài hạn, đưa tín dụng ngắn hạn chiếm 91% tổng dư nợ. Chi nhánh giữ mức dư nợ ngắn hạn cao là hợp lí bởi ngoài môi trường kinh tế khó khăn, việc chi nhánh mới thành lập, thông tin khách hàng còn nhiều hạn chế là một nguyên nhân khiến chi nhánh nên cẩn trọng trong việc cho vay và tập trung vào cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro.

Phân loại theo đối tượng khách hàng, cơ cấu tín dụng bao gồm cho vay các tổ chức kinh tế và cho vay cá nhân hộ sản xuất.

Bảng2.2.1.1: DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Cho vay Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % TCKT 70,038 52.84 1,339,023 58.73 1,211,391 74.54 Cá nhân 62,510 47.16 940,941 41.27 413,765 25.46 Tổng DN 132,548 100 2,279,964 100 1,625,156 100

Qua số liệu ta thấy, có sự chuyển dịch trong cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng tại chi nhánh. Năm 2006, dư nợ đối với tổ chức kinh tế và cá nhân của chi nhánh có tỷ trọng tương đương nhau. Đến những năm 2007 va 2008, tỷ trọng cho vay đối với các tổ chức kinh tế ngày càng tăng lên đáng kể, đến năm 2008, tỷ trọng cho vay các TCKT đã bằng 3 lần tỷ trọng cho vay cá nhân. Năm 2007, tổng dư nợ đối với TCKT là hơn 1,300 tỷ đồng, chiếm 58.73% tổng dư nợ và nhiều hơn 1.5 lần so với cho vay cá nhân. Đến năm 2008, mặc dù chi nhánh tiến hành thu hẹp tín dung, với tổng dư nợ giảm gần 30% nhưng dư nợ đối với các tổ chức kinh tế chỉ giảm nhẹ. Năm 2008, dư nợ cho vay cá nhân giảm một nửa, còn hơn 400 tỷ và chiếm 25% tổng dư nợ. Điều này cho thấy chi nhánh đang ngày càng mở rộng mối quan hệ của mình với các TCKT. Nó cũng phù hợp với thực tế phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các TCKT ngày một lớn mạnh, nhu cầu vốn ngày một tăng và các TCKT cũng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hơn. Cho vay các TCKT, ngân hàng có điều kiện tìm hiểu, đánh giá năng lực, hoạt động kinh doanh và có nhiều nguồn thông tin hơn khi đưa ra quyết định cho vay, nhờ đó hạn chế được rủi ro không mong muốn. Vì vậy, các TCTD hiện nay thường coi TCKT là đối tượng khách hàng tiềm năng cần hướng tới, chiếm tỷ trọng dư nợ lớn hơn và chi nhánh HDB Hà Nội cũng nằm trong xu thế chung đó.

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng

Hoạt động trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn, đối với hoạt động của ngân hàng, rủi ro tín dụng là hầu như không thể tránh khỏi. Vì vậy, các ngân hàng đều cố duy trì rủi ro ở một mức nhất định, có thể kiểm soát và chấp nhận được, không để ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và thu nhập của ngân hàng.

- Các nhóm nợ:

Bảng 2.2.2.1. CHI TIẾT PHÂN LOẠI CÁC NHÓM NỢ

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

trọng % trọng % trọng % Tổng DN 132,548 100 2,279,964 100 1,625,156 100 Nợ nhóm 1 131,223 99% 2,204,725 96.7 1,558,037 95.87 Nợ nhóm 2 1,325 1% 33,059 1.45 23,402 1.44 Nợ nhóm 3 0 0 27,588 1.21 17,552 1.08 Nợ nhóm 4 0 0 12,312 0.54 12,026 0.74 Nợ nhóm 5 0 0 2,280 0.1 14,139 0.87

Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ

Từ số liệu năm 2007 ta thấy, sau một năm cho vay ồ ạt, dư nợ cuối năm đã có những dấu hiệu bất ổn khi nợ xấu tăng lên. Nợ quá hạn chiếm gần 2% tổng dư nợ, tuy vẫn trong phạm vi cho phép nhưng đã báo hiệu những nguy hiểm tiềm ẩn trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, đến năm 2008, môi trường kinh tế tài chính khó khăn khiến ngân hàng tuy đã thu hẹp hoạt động cho vay, nợ quá hạn và nợ xấu đều tăng về dư nợ cũng như tỷ trọng, nợ quá hạn chiếm gần 3% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu chiếm khoảng 2.5%.

Nợ nhóm 4 và nhóm 5 tăng về tỷ trọng, đặc biệt nợ nhóm 5 tăng mạnh từ 2,280 triệu đồng vào năm 2007 lên tới 14,139 triệu đồng vào cuối năm 2008, tương đương xấp xỉ 7 lần. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tại chi nhánh tăng từ 0.1% lên 0.87%, nợ nghi ngờ tăng từ 0.54% lên 0.74%, điều này ngoài nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng và môi trường kinh doanh, còn do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Mục tiêu muốn mở rộng quan hệ khách hàng, thiếu cẩn trọng và đội ngũ cán bộ trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm cũng là nguyên nhân dẫn đến những khoản nợ quá hạn của chi nhánh.

Ngoài ra, cần chú ý đến nguyên nhân từ thay đổi cơ cấu cho vay. Năm 2008, chi nhánh thu hẹp hoạt động cho vay chiết khấu xuống chỉ còn 25% tổng dư nợ, giảm mạnh so với năm 2007. Năm 2007, hơn 60% tổng dư nợ thuộc về chiết khấu giấy từ có giá. Đây là một hoạt động hầu như

không mang lại rủi ro cho chi nhánh, khi mà phần lớn giấy tờ được nhận chiết khấu là sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, đến năm 2008, khi mà tỷ trọng của hoạt động ít đem lại rủi ro và nợ quá hạn này giảm xuống, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên là điều dễ hiểu.

- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá những rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải, từ đó xác định những biện pháp thích hợp để phòng ngừa hiệu quả. Trong những năm đầu hoạt động, chi nhánh không tránh khỏi những khoản nợ quá hạn, tuy chưa đến mức nghiêm trọng đe dọa tín ổn định, nhưng cũng cần được ban lãnh đạo chú ý.

Kết quả tổng hợp nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh như sau:

Biểu đồ 2.2.2.1NỢ QUÁ HẠN VÀ TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ

Như vậy, ta có thể thấy trong những năm qua, nợ quá hạn ở chi nhánh HDB Hà Nội tăng không những cả về dư nợ mà còn cả về tỷ trọng. Trong năm 2007, tỷ trọng nợ quá hạn tăng từ 1% lên 1.89%, tuy nhiên do tổng dư nợ tăng mạnh nên dư nợ quá hạn tăng từ 13,255 triệu đồng vào đầu năm lên 43,055 vào cuối năm. Tiếp tục những món nợ quá hạn, sang năm 2008, mặc dù dư nợ của chi nhánh giảm gần 30% so với năm trước, dư nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng lên gần 50,000 tỷ, chiếm 2,94%. Đây là con số đáng báo động về tình hình kinh doanh tại chi nhánh. Ngoài những nguyên nhân khách quan về tình hình kinh tế vĩ mô biến động và thị trường tài chính còn nhiều khuyết tật, thực trạng này còn là do chi nhánh mở rộng cho vay trong điều kiện cơ sở mới thành lập, chưa thiết lập được quan hệ thân thiết với khách hàng, hệ thống thông tin chưa hoàn thiện và đội ngũ cán bộ còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm.

Bảng 2.2.2.1. TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN THEO KỲ HẠN TRÊN DƯ NỢ THEO KỲ HẠN

Nợ quá hạn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ Tỷ Dư nợ Tỷ Dư nợ Tỷ

theo kỳ hạn vay trọng % trọng % trọng % CV ngắn hạn 1,325 1.1 39,164 1.97 40,872 2.75 CV trung hạn 0 0 3,891 1.58 6,874 5.64 CV dài hạn 0 0 0 0 0 0 Tổng nợ quá hạn 1,325 43,055 47,746

Như vậy ta thấy, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng đáng kể, song tỷ lệ nợ quá hạn thì lại tăng lên khá nhanh, cả về số tương đối và tuyệt đối. Năm 2008, dư nợ ngắn hạn quá hạn chỉ biến động nhẹ, nhưng tỷ trọng tăng đáng kể, từ 1.97% lên 2.75%. Chi nhánh do mới đi vào hoạt động 3 năm, dư nợ dài hạn cũng chỉ chiếm một phần nhỏ nên chưa có nợ quá hạn. Tuy nhiên, dư nợ trung hạn quá hạn tăng rất nhanh. Năm 2007, dư nợ trung hạn quá hạn là gần 4 tỷ, chiếm 1.58% dư nợ trung hạn, trong khi đến năm 2008, nợ quá hạn đã chiếm tới 5.64% dư nợ kỳ hạn này. Dư nợ quá hạn trung hạn đã tăng lên gần gấp đôi trong năm 2008, và điều cần chú ý là điều này xảy ra trong khi ngân hàng thu hẹp tín dụng gần 30%. Điều này phản ánh trình độ quản lý, thẩm định và giám sát nợ của cán bộ tín dụng tại chi nhánh, do kỳ hạn dài hơn nên công tác đánh giá thẩm định, kiểm soát nợ không hiệu quả. Điều này cũng cho thấy, nếu vấn đề này không sớm được xem xét thì trong những năm tới, dư nợ dài hạn quá hạn cũng sẽ diễn biến tương tự, khi mà kỳ hạn càng dài thì công tác đánh giá, kiểm tra càng cần phải chính xác và hiệu quả.

- Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi:

Từ biểu đồ ta nhận thấy, nợ khó đòi tại chi nhánh tăng cao theo các năm. Trong 6 tháng cuối năm 2006, chi nhánh chưa có nợ khó đòi, nhưng đến cuối

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà tp HCM chi nhánh hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w