Các yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 45 - 62)

- Phân cấp thang điểm

2.1.2. Các yếu tố tự nhiên

2.1.2.1. Địa chất

* Đặc điểm địa chất Quảng Ngãi

+ Cấu trúc địa chất – kiến tạo

Quảng Ngãi nằm ở phía đông bắc địa khối Kontum, hoạt động địa chất, lịch sử phát triển lãnh thổ Quảng Ngãi liên quan chặt chẽ với vận động của khối nhô này. Các công trình [81], [82], [97] cho thấy: cấu trúc địa chất Quảng Ngãi khá phức tạp.

Các thành tạo địa chất có tuổi từ Tiền Cambri đến nay: phức hệ Kan Nack (hệ tầng Xa Lam Cô; hệ tầng Đăk Lô, tuổi Arkei), phức hệ Ngọc Linh (hệ tầng sông Re, hệ tầng Tắc Pỏ), hệ tầng Khâm Đức và hệ tầng Đăk Long; hệ tầng Đại Nga.

Quảng Ngãi có nhiều đứt gãy quan trọng [2], [81], [89], tác động tích cực đến cấu trúc địa chất lãnh thổ, như: Đới đứt gãy Trà Bồng – Bình Sơn (phương vĩ tuyến), đới đứt gãy Thanh Sơn – Sơn Hà (phương đông bắc – tây nam), đới đứt gãy Ba Tơ – Gia Vực (hay Ba Tơ – Kon Tum, phương vĩ tuyến), đới đứt gãy Châu Ổ - Làng Mâm

(phương kinh tuyến). Ngoài ra, còn nhiều đứt gãy nhỏ mang tính địa phương. Dọc theo các đứt gãy lớn, macma xâm nhập mạnh (ở Bình Sơn), có nhiều điểm nước nóng nhiệt độ cao [81], [82], [89].

+ Thành phần thạch học (đặc trưng thạch học), trong lãnh thổ nghiên cứu có những nhóm thạch học sau:

- Nhóm thành tạo biến chất: Thành tạo biến chất cổ (tuổi Arkeozoi và Proterozoi) lộ ra ở thượng nguồn sông Re, sông Vệ (Ba Tơ), trung lưu Trà Câu (Đức Phổ), biến chất tuổi Paleozoi ở thượng nguồn sông Trà Bồng, Trà Khúc.

- Nhóm thành tạo đá xâm nhập: Phát triển mạnh, có tuổi từ Proterozoi đến Kainozoi qua 9 giai đoạn phát triển macma lớn, thành phần siêu mafic đến axit và á kiềm, được xuất lộ khắp nơi trong tỉnh. Tổng diện tích các thành tạo macma xâm nhập lộ khoảng 1600km².

- Nhóm thành tạo đá phun trào: các nón bazan có vài diện lộ hẹp ở Ba Làng An, núi Thiên Ấn, đảo Lí Sơn, núi Nam Trâm[7], [81]. Hoạt động phun trào ở khu vực Ba Làng An (Bình Sơn) “được xác lập với tuổi Mioxen muộn trên cơ sở tuổi tuyệt đối của bazan là 5 – 6 triệu năm” [7]. Đá bazan tạo nên tính vững chắn cho nền móng ở đây và góp phần hình thành lớp vỏ phong hoá dày, lớp đất bazan màu mỡ ở vùng đồi ven biển.

- Nhóm thành tạo trầm tích ở Quảng Ngãi rất phức tạp, liên quan chặt chẽ với vận động kiến tạo và dao động của mực nước biển, có tuổi từ Pleistoxen muộn (Q3 2);

đến Holoxen hiện đại (Q4 3) với nhiều nguồn gốc khác nhau: trầm tích sông - biển tuổi (amQ3 2), (amQ4 1-2), trầm tích biển – vũng vịnh (mQ32), trầm tích sông (Q41-2), trầm tích biển (Q41-2)trầm tích gió biển (Q4 2-3) [48], tạo nên nhiều dạng địa hình:

đồng bằng phù sa, bãi bồi ven sông; đầm phá; đầm lầy ven biển, cửa sông; cồn cát, bãi biển [20]Ngoài ra, còn có thành tạo trầm tích đệ tứ không phân chia (apdQ), nguồn gốc tàn tích và sườn tích, thành phần chủ yếu là cuội, sạn, hoặc sét bị laterit màu vàng loang lổ [20], [21].

* Vai trò của địa chất đối với sự hình thành CQ

Nền rắn là nhân tố đóng vai trò quyết định quá trình hình thành và phát triển của CQ. Quảng Ngãi có lịch sử phát triển lâu dài, cấu trúc địa chất phức tạp, tạo thành nhiều dạng địa hình khác nhau là cơ sở phân chia các lớp, phụ lớp CQ, làm đa dạng cấu trúc CQ lãnh thổ nghiên cứu. Quảng Ngãi được xếp vào khu vực có hoạt động địa chất khá bình ổn và khá yên tĩnh [2], [82]. Nên CQTN được hình thành sớm và ít bị biến động. Đây chính là nền tảng cơ bản cho sự hình thành, phát triển và phân hoá đa dạng CQ Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi có thành phần thạch học phức tạp. Quá trình phong hóa tạo nên nhiều loại đá mẹ khác nhau, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và thay đổi theo địa hình, tạo nên nhiều đơn vị địa mạo – thổ nhưỡng. Sự phân hóa đa dạng của thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật hiện tại, hình thành cho Quảng Ngãi nhiều loại CQ.

2.1.2.2. Địa hình, địa mạo

* Đặc điểm chung

Quảng Ngãi nằm ở vị trí chuyển tiếp từ Đông Trường Sơn xuống biển Đông, địa hình thấp dần từ tây sang đông. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, các bộ phận địa hình chuyển tiếp không liên tục, phân hoá thành các nhóm kiểu địa hình sau:

+ Vùng núi có độ cao từ 300 trở lên, nằm ở phía tây, có nhiều đỉnh trên 1400, Cà Đam (1.415m) Núi Roong (1.459m), Na Zin (1.408m). Hướng núi: tây - đông, tây nam - đông bắc, nam - bắc. Mức độ chia cắt mạnh, sườn dốc 25-35º, độ cao giảm dần từ Tây sang Đông, thống trị là các quá trình sườn. Chúng được phân thành kiểu địa hình núi trung bình, núi thấp, thung lũng và vùng trũng giữa núi.

- Núi trung bình: là bộ phận địa hình có độ cao lớn nhất tỉnh (> 900m), tập trung ở phía tây lãnh thổ (tiếp giáp với vùng núi Quảng Nam, Kontum), mức độ chia cắt mạnh, các đỉnh đều cao trên 1200m, nằm trên đường ranh giới tỉnh và ranh giới các huyện phía tây. Độ cao phân bậc và giảm dần từ Tây sang Đông.

- Núi thấp: là phần cuối cùng của sườn Đông dãy Trường Sơn, chuyển tiếp từ núi trung bình xuống đồi, độ cao từ 300 – 900m. Do độ cao không lớn và sườn thoải nên quá trình địa mạo chủ yếu là bóc mòn tổng hợp và rửa trôi.

- Thung lũng và trũng giữa núi chủ yếu ở độ cao dưới < 75m, là các bồn địa - thung lũng, các hồ trũng lấp đầy sản phẩm lũ tích từ vùng đồi núi xung quanh; các thung lũng thượng và trung lưu sông, hoặc các lũng ngòi, suối trong vùng đồi núi.

+ Vùng đồi cao từ 30m đến 300m, chuyển tiếp từ vùng núi xuống đồng bằng. Do được hình thành trên vùng chuyển tiếp nâng và hạ Tân kiến tạo nên Quảng Ngãi chủ yếu là các đồi xâm thực – bóc mòn dạng dãy với sườn thoải, cấu tạo bởi nhiều loại đá, bị biến đổi mạnh do quá trình rửa trôi, xói rữa. Đồi gồm: Đồi thấp, cao 30 - 100m phân bố ở rìa phía tây dải đồng bằng (bao gồm cả các đồi sót, thấp thoải ở Bình Sơn, Sơn Tịnh, cao 25, 30m đến 60, 75m); Đồi cao, cao 100 - 300m, chuyển tiếp từ đồi lên núi thấp, điển hình ở Đông Nam huyện Đức Phổ.

+ Vùng đồng bằng có độ cao dưới 30m. Do được hình thành trên vùng hạ thấp là chủ yếu nên đồng bằng ở Quảng Ngãi thuộc dạng đồng bằng tích tụ aluvi, đồng bằng tích tụ sông – biển và đồng bằng tích tụ gió – biển. Một số đồng bằng lớn như: đồng bằng sông Trà Bồng, đồng bằng phù sa sông Trà Khúc và đồng bằng sông Vệ và sông Trà Câu. Càng xuống phía nam, các đồng bằng càng bị thu hẹp. Đồng bằng Quảng Ngãi gồm 2 bậc: đồng bằng thấp (< 10m) và đồng bằng cao: các thềm bậc 2, bậc 3, hoặc là các đồng bằng tiếp giáp vùng đồi.

+ Nhóm kiểu địa hình bờ biển, bờ biển Quảng Ngãi phân hóa khá mạnh và có nhiều dạng địa hình [16], [82], [97]: mũi đất (mũi Ba Làng An), cửa sông, bờ biển tích tụ, bờ có đầm, phá nước mặn...

* Vai trò của địa hình với sự hình thành cảnh quan

Quảng Ngãi có đồi núi thấp chiếm đại bộ phận diện tích nên CQ của tỉnh tính chất chung là CQ nhiệt đới. Do Quảng Ngãi nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn và giáp biển Đông, địa hình phân hoá phức tạp từ vùng núi phía tây xuống đồng bằng phía đông, nên ở các thung lũng thấp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió tây khô nóng,

độ ẩm thấp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của sinh vật. Trong khi mùa mưa, ở vùng núi (nhất là sườn đón gió phía đông Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long), lượng mưa rất lớn trên sườn dốc làm tăng cường quá trình xói mòn, rửa trôi trên sườn, bồi lắng vật chất xuống hạ lưu các sông và đồng bằng ven biển.

Ở Quảng Ngãi, càng xuống phía nam, đồi núi càng ăn sát ra biển, nên CQ đồng bằng càng thu hẹp. Các đồi thấp ở phía nam nằm sát biển, ngăn chặn gió biển thổi vào, nên phía Đông Nam huyện Đức Phổ có lượng mưa rất thấp, mùa khô 3 – 4 tháng. Tạo nên CQ có mức độ khô hạn nhất tỉnh và là nơi khá khô hạn so với nhiều địa phương khác ở duyên hải miền Trung.

Hướng nghiên của địa hình từ tây sang đông, nhưng khối núi nhô lên ở giữa tỉnh (huyện Minh Long và phía bắc Ba Tơ), tạo sự chuyển tiếp không liên tục từ vùng núi xuống đồng bằng. Khối núi này vừa là đường phân thủy của sông Trà Khúc và Sông Vệ, vừa quyết định hướng chảy của các sông và quá trình vận chuyển vật chất xuống đồng bằng. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên sự phân hóa giữa hai loại khí hậu: loại khí hậu nóng (T >20º), lượng mưa rất nhiều (> 3000mm), mùa khô ngắn và loại khí hậu rất nóng (T >25º), lượng mưa nhiều (2000 – 3000mm), mùa khô ngắn. Địa hình quyết định sự phân hóa của các lớp CQ. Quảng Ngãi có 3 lớp CQ: lớp CQ núi, lớp CQ đồi, lớp CQ đồng bằng. Bên cạnh quy luật phân hóa theo mùa, quy luật đai cao là sự phân hóa CQ nổi trội ở Quảng Ngãi, nóchi phối mạnh mẽ các quá trình tự nhiên, các hợp phần tự nhiên khác và hoạt động KT-XH.

2.1.2.3. Khí hậu

* Đặc điểm khí hậu

Nằm trong miền khí hậu phía nam nước ta – miền khí hậu nhiệt đới gió mùa (NĐGM) điển hình, Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng và không có mùa đông lạnh, mưa nhiều vào thu – đông (tháng 9 đến tháng 12) [80], [82], [86]. Các đặc điểm khí hậu như sau:

+ Bức xạ: Tổng lượng bức xạ lớn 130 – 150kcal/cm²/năm, cân bằng bức xạ luôn cao: 80 – 100kcal/cm²/năm [41], [56], [82]. Đây là nhân tố quyết định Quảng Ngãi có nền nhiệt cao và ít biến động trong năm (Phụ lục 2. Bảng 1).

+ Nắng: Quảng Ngãi có số giờ nắng phong phú: 2200 - 2500giờ/năm, nơi nhiều nhất là Sa Huỳnh: 2548giờ/năm. Miền núi có số giờ nắng ít hơn đồng bằng nhưng cũng đạt 2000 giờ/năm (Phụ lục 2. Bảng 2).

+ Gió: Hướng gió thay đổi theo mùa. Mùa đông thịnh hành hướng bắc, đông bắc. Mùa hè là hướng tây và tây nam. Tốc độ gió trung bình vùng đồng bằng ~ 1,5m/s, tăng lên ở vùng núi. Khi có bão, tốc độ gió ven biển mạnh nhất, đạt 40m/s.

Bảng 2.1. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s)

TT Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

m

1 Quảng Ngãi 1.3 1.6 1.7 1.9 1.4 1.2 1.2 1.1 1.3 1.5 1.9 1.5 1.52 Ba Tơ 1.3 1.6 1.6 1.6 1.8 1.7 1.7 1.6 1.5 1.4 1.5 1.4 1.6 2 Ba Tơ 1.3 1.6 1.6 1.6 1.8 1.7 1.7 1.6 1.5 1.4 1.5 1.4 1.6

Nguồn: [Phòng Địa lí Khí hậu – Viện Địa lí]

+ Nhiệt độ trung bình năm khá cao, đạt trên 25ºC, và ít biến động trong năm. Từ đồng bằng đến vùng núi thấp đều có chế độ nhiệt đạt tiêu chuẩn nhiệt đới. Nền nhiệt cao là nền tảng thành tạo CQ nhiệt đới cho Quảng Ngãi.

Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình tháng và năm của một số địa điểm (ºC)

TT Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 m 1 Ba Tơ 21, 4 22,7 24,6 26,8 27,7 28,2 28,0 27,8 26,5 25,2 23,6 21,6 25,3 2 TP.QuảngNgãi 21,8 22,7 24,5 26,8 28, 4 29,0 28,9 28,6 27,3 25,8 24,2 22,1 25,8 Nguồn: [41] Ở Quảng Ngãi, thay đổi nhiệt độ theo chiều bắc - nam không lớn, nhưng có sự

thay đổi rõ theo chiều đông – tây (do độ cao địa hình chi phối): đồng bằng ven biển, nhiệt độ trung bình năm cao nhất đạt: 25,5 – 26,5ºC, T1 > 21ºC, tổng nhiệt hoạt động: 9000 - 9700ºC [41], [82], vùng đồi núi > 500m, nhiệt độ trung bình đạt 21 – 23,5ºC, miền núi > 1000m, nhiệt độ trung bình < 21ºC (Phụ lục 2. Bảng 3).

Thời kì nóng (tháng 4 - 10), nhiệt độ toàn tỉnh đồng nhất trên 25ºC (trừ một số đỉnh núi cao nhất tỉnh). Thời kì lạnh phụ thuộc độ cao địa hình. Đồng bằng, T1 > 21ºC, Tmin > 12ºC. Vùng núi >1000m, T ~ 18 - 19ºC, Tmin ~ 10ºC, có thời kì lạnh ngắn 1-2 tháng (tháng 12 và 1).

Nhiệt độ tối thấp trung bình đạt 10ºC (tháng 1), tối cao trung bình đạt trên 40ºC (tháng 7) (Phụ lục. Bảng 4). Khi gió tây hoạt động mạnh liên tục nhiều ngày, nhiệt độ tăng nhanh ở đồng bằng và thung lũng thấp (tối cao đến 42 - 43ºC)

- Biên độ nhiệt: tuy không lớn nhưng chênh lệnh đáng kể giữa mùa hè và mùa đông; giữa đồng bằng ven biển và miền núi (bảng 2.3; Phụ lục 2 - bảng 5 và 6).

Bảng 2.3. Biên độ nhiệt trung bình ngày đêm ở các vùng của Quảng Ngãi

Đồng bằng và ven biển 7,2 – 9,3ºC (Quảng Ngãi: 9,3ºC)cao nhất là tháng 7 3,4 – 7,2ºC (Quảng Ngãi: 3,4ºC)thấp nhất là tháng 12 Miền núi trên 10ºC (Ba tơ: 10,5ºC)cao nhất là tháng 6 5,0 – 8,1ºC (Ba tơ: 5,0ºC)thấp nhất là tháng 12

+ Mưa: Quảng Ngãi có lượng mưa trung bình năm khá lớn và có xu hướng tăng dần từ nam ra bắc, từ đồng bằng lên miền núi. Đồng bằng: 2000mm/năm, miền núi trên 3000mm. Các tâm mưa lớn của tỉnh (và của miền Trung) đều ở phía tây, đạt gần 4000mm (Ba Tơ: 3660,5mm, Trà Bồng: 3571,4mm). Nơi có lượng mưa thấp nhất ở phía nam dải đồng bằng ven biển, nhưng vẫn đạt trên 1500mm/năm (Sa Huỳnh, mưa ít nhất tỉnh: 1773,6 mm/n) và có 3 - 4 tháng khô (Phụ lục 2. Bảng 7).

Chế độ mưa ở Quảng Ngãi phân thành 2 mùa: mùa mưa lệch về cuối năm so với mùa mưa chung cả nước. Số ngày mưa khá nhiều (140 – 150 ngày), (Phụ lục 2. Bảng 8). Mùa mưa (tháng 9 đến tháng 1 năm sau), chiếm đến 80% lượng mưa năm. Tháng 10, 11, chiếm 45-55% lượng mưa năm (500 – 700mm/tháng). Càng sang phía tây, ra phía bắc, số tháng thừa ẩm càng tăng [100]. Mùa khô, lượng mưa ít: 20 – 30mm/tháng, khả năng bốc hơi lớn, Quảng Ngãi bị thiếu nước nghiêm trọng. Tháng 5 và 6 có mưa “Tiểu mãn”[56], [60], mưa ít (70 – 90mm/tháng ở đồng bằng, 170 – 190 mm/tháng ở miền núi), nhưng có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp ẩm cho mùa khô.

+ Độ ẩm và bốc hơi: độ ẩm tương đối khá cao (85%) và tăng dần theo độ cao địa hình. Biến trình ẩm năm theo sát biến trình mưa. Khô nhất là tháng 5 -7, độ ẩm vẫn đạt 80 – 83% [82], (Phụ lục 2. Bảng 9). Khi gió tây khô nóng hoạt động liên tục, độ ẩm tương đối rất thấp (40- 50%). Lượng bốc hơi tăng dần từ bắc vào nam, từ miền núi xuống đồng bằng: ở đồng bằng, bốc hơi khả năng là 800 – 900mm/n, bằng 1/3 - 1/2 lượng mưa cả năm. Vậy nên, Quảng Ngãi đủ điều kiện để phát sinh, hình thành và phát triển thảm thực vật rừng kín thường xanh (RKTX) trên toàn tỉnh.

+ Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Cũng như các tỉnh duyên hải, Quảng Ngãi thường bị ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và gió tây khô nóng [41], [61].

Bão: trung bình Quảng Ngãi có 1 cơn bão/năm, có năm tới 4 cơn. Bão ảnh hưởng mạnh đến Quảng Ngãi trong 3 tháng (tháng 9, 10, 11, có thể cả tháng 12). Tháng 10 có nhiều bão nhất. Bão thường kèm theo gió mạnh, mưa lớn, làm nước biển dâng, gây thiệt hại về người và của, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và MT.

Gió tây khô nóng: gió tây khô nóng – “gió lào”, là hiện tượng thời tiết đặc biệt rất phổ biến ở những vùng thấp ven biển và giữa núi. Gió khô nóng với nhiệt độ không khí lên cao 33-35ºC, độ ẩm tương đối hạ thấp, khoảng 40-50%. Cực đoan đo

được ở Tp.Quảng Ngãi: 25% (6/1942). Gió tây khô nóng hoạt động mỗi đợt 2 - 4 ngày, có khi dài đến 23 ngày liên tục (1983), tác động nghiêm trọng đến cây trồng, vật nuôi, sức khoẻ con người.

Dông: trung bình có 73 -100 ngày dông/năm. Mùa dông trùng với mùa gió mùa mùa hạ (tháng 3,4 – 9). Thời kỳ nhiều dông nhất vào tháng 5,6: trung bình 12-19 ngày dông/tháng tuỳ từng khu vực (phụ lục 2. Bảng 10).

* Phân loại khí hậu

Khí hậu là yếu tố động lực hình thành CQ. Vì vậy, để thành lập bản đồ CQ, cần nghiên cứu, thành lập bản đồ phân loại khí hậu. Dựa vào sự phân hóa điều kiện nhiệt - ẩm lãnh thổ, luận án xây dựng hệ thống phân loại khí hậu trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, độ dài mùa khô và số tháng có nhiệt độ trung bình dưới 20ºC. Kết quả là khí hậu Quảng Ngãi được chia thành 6 loại khí hậu khác nhau (bản đồ phân loại khí hậu Quảng Ngãi).

* Vai trò của khí hậu đối với sự thành tạo cảnh quan

Cùng với địa hình, khí hậu cũng là nhân tố quyết định sự thành tạo CQ Quảng Ngãi. Vai trò của khí hậu đối với sự thành tạo CQ thể hiện ở sự tác động tổng hợp của tất cả các yếu tố theo không gian và thời gian.

Khí hậu là yếu tố động lực của CQ, chi phối hoạt động sản xuất, khai thác tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 45 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w