Tài nguyên du lịch nhân văn cho phát triển du lịch QuảngNgã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 106 - 108)

- Mức độ ảnh hưởng của gió tây khô nóng Là một tỉnh ven biển vùng Nam Trung Bộ hàng năm ở những vùng thấp của Quảng Ngãi có thể có đến 40 50 ngày

b. Tài nguyên du lịch nhân văn cho phát triển du lịch QuảngNgã

Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Quảng Ngãi rất đa dạng, luận án chỉ đánh giá những điểm tài nguyên có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động du lịch:

+ Các di tích lịch sử - văn hóa

- Di tích khảo cổ học: Sa Huỳnh được biết đến như là một di chỉ khảo cổ học với “Văn hóa Sa Huỳnh” Đây còn là hải tấn quan trọng thời nhà Nguyễn để canh phòng mặt biển, Khi Pháp xâm lược, cho mở ga Sa Huỳnh để vận chuyển muối từ Sa Huỳnh đi các nơi khác.

- Di tích thành cổ: Thành Châu Sa, thành Cổ Lũy, thành Bàn Cờ; thành Cổ Quảng Ngãi (Cẩm Thành). Quảng Ngãi còn có di tích quốc gia - Trường Lũy, thành được làm bằng đá và đất, cao hơn 4m, rộng 2,5m, chạy từ Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến An Lão (Bình Định). Gồm hàng rào và hào chắn, bên trong là các đồn (lô cốt). Đây là điểm tham quan và khám phá hẫp dẫn đối với du khách.

+ Di tích lịch sử: phục vụ du lịch tâm linh, tín ngưỡng, du lịch tham quan, tìm hiểu lịch sử dân tộc. Quảng Ngãi có nhiều đình chùa, đền, mộ, như chùa Diệu Giác, chùa Thiên Ấn, chùa Ông, chùa Ông Rau…

Di tích lịch sử cách mạng: quần thể di tích khởi nghĩa Ba Tơ, quần thể di tích khởi nghĩa Trà Bồng (khu di tích núi Cà Đam), Huyện đường Đức Phổ, trụ sở Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung bộ, Đình Thọ Lộc và đài tiếng nói Nam bộ, di tích chiến thắng Xuân Phố, Vạn Tường, Đồi Quang Thạnh, Đình Cương…

Di tích tội ác chiến tranh: di tích vụ thảm sát vụ thảm sát Sơn Mỹ (Sơn Tịnh) chấn động thế giới. Di tích này nằm trên đường đi ra bãi biển Mỹ Khê. Là nơi thu hút nhiều du khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu. Quảng Ngãi còn nhiều di tích vụ thảm sát khác như: Bình Hòa (Bình Sơn), Địa Đạo Đám Toái (Bình Sơn), Diên Niên - Phước Bình (Sơn Tịnh), Khánh Giang – Trường Lệ (Nghĩa Hành).

Di tích về các danh nhân, anh hùng dân tộc: Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, nhà lưu niệm các danh nhân (Nguyễn Nghiêm, Phạm Văn Đồng, Trương Quang Giao, Nguyễn Chánh, Trần Toại, Nguyễn Công Phương), quần thể di tích lịch sử theo dòng nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ).

Danh lam thắng cảnh và di tích kiến trúc: chùa Thiên Ấn (bên cạnh chùa là mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng); chùa Ông…

+ Các công trình kinh tế lớn: Nhà máy lọc dầu Dung Quất – công trình lớn của Quảng Ngãi và cả nước, công suất 6,5 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư hơn 3 tỉ USD. Doanh thu năm 2011 là: 74.000 tỉ, đáp ứng 30% nhu cầu cả nước. Nhà máy được quy hoạch phục vụ phát triển du lịch, đã mở cửa đón khách tham quan. Du khách dạo quanh nhà máy, xuống cảng xuất sản phẩm, ngắm nhìn giàn lọc tối tân, bồn chứa khổng lồ, đường ống dẫn chằng chịt và cảng biển sầm uất…

+ Các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống: Quảng Ngãi có một số lễ hội như lễ hội cá Ông, lễ hội đâm trâu…; nghề thủ công tiêu biểu có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch như: nghề làm đường phèn, đường phổi, kẹo gương (ở Tư Nghĩa), nghề làm gốm (Bình Sơn, Sơn Tịnh), nghề đúc đồng (Mộ Đức), nghề chằm nón lá (Tư Nghĩa), nghề dệt thổ cẩm (Ba Tơ). Ngoài ra, ở Quảng Ngãi còn có nhiều món ăn đặc sản như các loại sản phẩm từ mía đường, mắm nhum, cá bống…

+ Du lịch gắn với dân tộc học: Cùng với người Kinh, Quảng Ngãi có người Hre, người Cor, người Ca Dong và một số dân tộc thiểu số khác. Người Hre có nghề truyền thống là dệt thổ cẩm, đan lát, người Cor có những rừng quế bạt ngàn, những rừng cau, trầu không nổi tiếng. Đời sống văn hóa gắn liền với những phong tục truyền thống, lễ hội đặc sắc... Đây là tiềm năng du lịch to lớn cho Quảng Ngãi.

3.1.3.2. Đánh giá riêng các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên theo cấu trúc cảnh quan

Kết quả phân tích lợi thế của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ở trên cho thấy Quảng Ngãi có tiềm năng lớn để đa dạng hóa các loại hình du lịch. Tuy nhiên, ĐKTN Quảng Ngãi phân hóa phức tạp, mỗi địa phương có những thuận lợi và bất lợi nhất định đối với hoạt động du lịch. Vì vậy, luận án đánh giá tổng hợp ĐKTN theo từng đơn vị CQ nhằm xác định các mức độ thích hợp của tự nhiên cho hoạt động của ngành này trên nền chung của thiên nhiên NĐGM ở đây.

Trong số 10 chỉ tiêu lựa chọn, chỉ tiêu số ngày mưa là ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động du lịch, quyết định khoảng thời gian thuận lợi đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra bình thường, chỉ tiêu này được lấy trọng số là k = 3. Độ dài mùa mưa

ảnh hưởng mạnh đến mùa vụ trong du lịch; kiểu địa hình chi phối mạnh mức độ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch, nên 2 chỉ tiêu này lấy trọng số là k = 2. Các chỉ tiêu còn lại lấy trọng số là k = 1.

Bảng 3.9: Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá cho phát triển du lịch

Trọng số k = 3 k = 2 k = 1

Chỉ tiêu Số ngày mưa Độ dài mùa mưa;Kiểu địa hình trung bình năm; Mức độ ảnh hưởng của gió tây khôNhiệt độ trung bình năm; Số giờ nắng; Lượng mưa nóng; Dạng địa hình; Độ dốc; Tài nguyên sinh vật

Bảng 3.10: Đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại CQ phục vụ cho hoạt động du lịch

TT Loại chỉ tiêu

Mức độ thích hợp

Khá thích hợp (D1) Thích hợp trung nhình (D2) Ít thích hợp (D3)

1 Nhiệt độ trung bình năm ≤ 20ºC 20- 25ºC ≥ 25ºC

2 Số giờ nắng 2200 – 2600 1800 – 2200 ≤ 1800

3 Lượng mưa trung bình năm ≤ 2000 2000 – 3000 ≥ 3000

4 Độ dài mùa mưa ≤ 4 tháng 5 – 7 tháng ≥ 8 tháng

5 Số ngày mưa Ít Trung bình Nhiều

6 Mức độ ảnh hưởng của giótây khô nóng Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng mạnh7 Kiểu địa hình Các kiểu địa hìnhđồng bằng Vòm phủ bazan bề mặt đồilượn sóng và đồi trên vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w