Đánh giá mức độ thích hợp của các dạng cảnh quan cho phát triển cây cao su huyện Bình Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 112 - 114)

- Mức độ ảnh hưởng của gió tây khô nóng Là một tỉnh ven biển vùng Nam Trung Bộ hàng năm ở những vùng thấp của Quảng Ngãi có thể có đến 40 50 ngày

3.2.2.Đánh giá mức độ thích hợp của các dạng cảnh quan cho phát triển cây cao su huyện Bình Sơn

10 Tài nguyên sinh vật RKTX ít bi tác động, rừng kín thứ sinh Rừng trồng, cây trồng lâu năm Rừng tre nứa, cây hàng năm và trảng cỏ cây bụi 3.1.3.3 Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp cảnh quan cho phát

3.2.2.Đánh giá mức độ thích hợp của các dạng cảnh quan cho phát triển cây cao su huyện Bình Sơn

cây cao su huyện Bình Sơn

3.2.2.1. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá

Căn cứ vào đặc điểm sinh thái của cao su và đặc điểm phân hóa tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu ĐGCQ cho cây cao su như sau:

+ Độ cao (h): Cho biết sự thay đổi các thành phần tự nhiên khác theo độ cao, ảnh hưởng lớn đến đặc tính sinh lí của cây cao su, thời gian kiến thiết cơ bản của cây, sản lượng mủ. Độ cao địa hình được chia thành 3 mức như sau: h1: < 400m; h2: 400 – 600m; h : > 600m

+ Độ dốc (d): Độ dốc ảnh hưởng lớn đến việc cạo mủ, thu hoạch, canh tác cao su. Độ dốc thích hợp nhất cho cây cao su dưới 8º, nếu độ dốc > 8º, cần phải trồng theo đường đồng mức và thiết kế bờ chắn chống xói mòn. Độ dốc được chia thành 3 cấp: d1: < 3º; d2: 3 - 8º ; d3: 8 - 15º; những dạng CQ có độ dốc trên 15º, không đánh giá (dạng CQ số 28, 30, 61).

+ Độ đá lẫn (đ): Cao su có rễ cọc, nếu đá lẫn, tầng sỏi, hoặc bị laterit trong phạm vi độ sâu 80cm cách mặt đất, ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ và mức độ tăng trưởng của cây. Độ đá lẫn được chia thành 3 cấp: đ1: không có đá lẫn; đ2: đá lẫn ít; đ3: đá lẫn nhiều hoặc lộ đá gốc

+ Nhiệt độ trung bình năm (t): ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây, được chia thành 3 cấp: t1: 25- 27ºC; t2: 23 - 25ºC; t3: < 23ºC:

+ Gió: Cao su ưa lặng gió, thích hợp với tốc độ gió 1 – 2m/s, gió to cây sẽ bị gãy cành. Ở Quảng Ngãi nói chung và Bình Sơn nói riêng, tốc độ gió trung bình năm là 1,5 – 1,6m/s. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Trừ khi có bão, gió có tốc độ lớn, ảnh hưởng mạnh đến cao su.

+ Lượng mưa trung bình năm (r): Đây là chỉ tiêu quyết định sự hình thành độ ẩm không khí, độ ẩm của đất, được chia thành 3 cấp: r1: 2000 – 2500 mm/năm ; r2: 1500 - 2000 mm/năm; r3: 1200 - 1500 mm/năm

+ Số tháng có nhiệt độ dưới 20ºC (n): Ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Nhiệt độ Bình Sơn có sự phân hóa theo độ cao, vùng núi phía tây vẫn có 1- 2 tháng

trong năm có nhiệt độ < 20ºC, chỉ tiêu này được chia thành 3 cấp sau: n = 0 tháng, n < 2 tháng ; n: 3 – 5 tháng.

+ Số tháng khô và độ dài mùa khô (k): Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến đặc tính

sinh lí, khả năng tạo mủ của cây cao su. Cao su thích hợp với khí hậu có mùa khô rõ rệt, nên chỉ tiêu nay được chia thành 3 cấp như sau: k1: 3 – 4 tháng; k2: 5 - 6 tháng; k3: 6 -7 tháng.

+ Loại đất: Cao su thích hợp với nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất đỏ bazan, đất đỏ vàng trên đá macma bazơ và trung tính. Xét theo nguồn gốc phát sinh, đất của Bình Sơn khá đa dạng. Các loại đất ở đồng bằng thấp (đất phù sa, đất mặn, đất cát) ưu tiên trồng cây lượng thực và hoa màu. Đất bạc màu, đất glay không thích hợp với cao su, nên không đánh giá những dạng CQ trên các loại đất này. Loại đất được chia thành 3 nhóm: l1: Fu, Fa; l2: Rk, Fs; l3: D, Xa

+ Tầng dày đất (tđ): Ảnh hưởng đến việc bố trí cây, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Trong lãnh thổ nghiên cứu tầng đất được phân thành 3 cấp:

tđ1: > 100cm; tđ2: 50 – 100cm; tđ3: < 50cm

+ Thành phần cơ giới: Liên quan đến độ tơi xốp, độ thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ phân và chất dinh dưỡng cho đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây, mức độ sinh trưởng của cao su. Thành phần cơ giới được chia thành 3 cấp: g1: nhẹ; g2: trung bình; g3: nặng.

3.2.2.2. Phân cấp chỉ tiêu và đánh giá riêng đối với các chỉ tiêu

So sánh giữa nhu cầu sinh thái cây cao su với đặc điểm các dạng CQ, chúng tôi đánh giá riêng và tiến hành phân cấp các chỉ tiêu theo mức độ thích hợp như sau:

Bảng 3.13. Bảng đánh giá riêng các chỉ tiêu đối với cây cao su huyện Bình Sơn

Stt Chỉ tiêu Mức độ thích nghi

Rất thích nghi (S1) Thích nghi (S2) Ít thích nghi (S3)

1 Độ cao tuyệt đối (m) ≤400 400 – 600 600 – 700

2 Độ dốc 3 - ≤ 8º ≤ 3º 8 - 15º

3 Độ đá lẫn Không ít nhiều, lộ đá gốc

4 Nhiệt độ trung bình năm 25 - 27ºC 23 - 25ºC

≥ 27ºC

20 – 23ºC

5 Lượng mưa trung bình

năm (mm/năm) 1500 – 2000 1200 – 1500 2000 - 2500 < 1200mm >2500 6 Số tháng có nhiệt độdưới 20ºC 0 ≤ 2 3 – 5 7 Số tháng khô 3 - 4 5 – 6 2 - 3 6 - 7

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 112 - 114)