Đặc điểm sinh thái của cây cao su

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 110 - 112)

- Mức độ ảnh hưởng của gió tây khô nóng Là một tỉnh ven biển vùng Nam Trung Bộ hàng năm ở những vùng thấp của Quảng Ngãi có thể có đến 40 50 ngày

3.2.1.Đặc điểm sinh thái của cây cao su

10 Tài nguyên sinh vật RKTX ít bi tác động, rừng kín thứ sinh Rừng trồng, cây trồng lâu năm Rừng tre nứa, cây hàng năm và trảng cỏ cây bụi 3.1.3.3 Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp cảnh quan cho phát

3.2.1.Đặc điểm sinh thái của cây cao su

Cao su là cây công nghiệp nhiệt đới điển hình được trồng để lấy nhựa (mủ). Cao su có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Amazon, với đặc điểm sinh thái như sau:

Về khí hậu: cao su thích nghi với nhiệt độ cao và đều, thích hợp nhất là khoảng từ 22 - 28ºC, trên 40ºC sinh trưởng của cây gặp nhiều khó khăn, vỏ ở gốc bị

khô, cây héo lá, dưới 10ºC cây ngừng sinh trưởng, có thể chịu được trong thời gian ngắn, nhiệt độ dưới 5ºC lá non bị rám đen và héo ngọn, cây sẽ chết. Nhiệt độ 25 – 26ºC là thích hợp nhất cho sự phát triển của cây cao su [40], [67].

Cao su thích hợp với lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000mm/năm, số ngày mưa tốt là từ 100 – 150 ngày/năm, phân bố mưa từ 5-6 tháng trong năm. Độ ẩm trung bình thích hợp nhất là khoảng 70 – 80%. Cây có thể chịu được hạn trong thời gian nhất định nhưng không chịu được ngập úng.

Cao su ưa lặng gió (gió nhẹ 1- 2m/s là thích hợp nhất), khi có gió nhẹ, vườn cây thông thoáng, giảm được bệnh loét miệng cạo. Nếu gió mạnh (8 – 13,8m/s, cấp 5- 6) lá bị bốc hơi mạnh, làm lá non bị xoắn, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của cây, cây cho ít nhựa, nhựa chóng đông. Gió cấp 8 (trên 17,2m/s) cây bị gãy cành (do gỗ cao su rất giòn, dễ gãy), gió cấp 10 cây bị đổ.

Ánh sáng ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản lượng mủ của cây. Cây cần nhiều ánh sáng nhưng lại sợ nắng gắt. Giờ chiếu sáng tốt nhất cho cao su từ 1800 – 2800 giờ/năm và phân bố đều trong năm [67].

Về độ cao: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, không thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây. Theo Dijkman (1946) năng suất mủ cao su ở độ cao dưới 500m, tốt hơn ở độ cao 250m, ông khuyến cáo độ cao trồng cây cao su ở xích đạo là 500 - 600m, Theo Webster (1989) trồng cao su ở Malaixia, cứ lên cao 200m, thì thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài 3- 6 tháng, nhưng sản lượng mủ cao su ít ảnh hưởng. Những nghiên cứu về cây cao su ở Việt Nam cũng đã kết luận: lên cao, cây cao su sinh trưởng chậm và năng suất thấp. Vậy nên, độ cao thích hợp nhất cho cao su ở vùng nhiệt đới không quá 600m [40].

Độ dốc và đất: đất bằng phẳng hoặc độ dốc nhỏ là tốt nhất. Độ dốc lớn, phải có biện pháp chống xói mòn. Đất dốc gây khó khăn cho khai thác, thu gom và vận chuyển mủ. Cao su có thể phát triển trên nhiều loại đất, dinh dưỡng đất không phải là yếu tố giới hạn nghiêm trọng nhưng nếu đất nghèo dinh dưỡng sẽ làm tăng chi phí đầu tư.. Loại đất tốt nên có tầng dày trên 1m, thích hợp nhất là từ 1,5 – 2m, trong đất không có trở ngại cho sự phát triển của rễ (đá kết von, đá tảng, nước ngầm…), độ pH thích hợp trong khoảng 3,5 – 7, thích hợp nhất ở khoảng 4,5 – 5,5. Thành phần sét ở lớp đất mặt (0 - 30m) phải đạt trên 20%. Nơi có mùa khô dài, đất phải có thành phần sét trên 30% mới thích hợp cho cây cao su. Loại đất thích hợp nhất đối với cao su là

đất đỏ bazan, đất vàng đỏ trên đá macma bazơ đến trung tính, giàu mùn, tơi xốp, thoát nước tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 110 - 112)