- Căn cứ vào quy hoạch từng ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT XH của địa phương
d. Không gian ưu tiên phát triển sản xuất muố
3.4.2. Phát triển cân đối, hài hòa giữa các ngành và phát huy thế mạn hở mỗi vùng miền trong tỉnh
mỗi vùng miền trong tỉnh
Kết quả ĐGCQ cho phát triển các ngành kinh tế cho thấy: Quảng Ngãi có thế mạnh phát triển nông nghiệp, tiềm năng phát triển lâm nghiệp và lợi thế phát triển du lịch. Thế mạnh của từng ngành gắn liền với việc SDHL tài nguyên từng đơn vị CQ ở mỗi vùng miền:
Đối với miền núi, ưu tiên phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển, phát triển rừng sản xuất, rừng nguyên liệu…
+ Phát triển rừng kinh tế, nhất là rừng nguyên liệu (bạch đàn, keo lá tràm…) tạo vùng nguyên liệu bền vững cho cụm công nghiệp chế biến gỗ Dung Quất hoạt động ổn định (CQ số 53, 55, 58, 62, 68, 72).
+ Trồng rừng phải đi đôi với bảo vệ rừng, xử phạt mọi hành vi khai thác trái phép. Bảo vệ rừng đầu nguồn không chỉ giảm thiểu thiệt hại cho miền núi, mà còn góp phần giảm nhẹ thiên tai cho đồng bằng (CQ số 1, 2, 3, 6, 7, 10…).
+ Ưu tiên trồng rừng và chăm sóc rừng nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc (CQ số 30, 37, 43, 40, 50, 59, 60, 63).
+ Quản lí nông nghiệp nương rẫy, áp dụng các mô hình nông - lâm kết hợp.
Để giải quyết lương thực cho miền núi, nếu mở rộng nương rẫy tự phát sẽ là nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng, thoái hóa đất, giảm mực nước ngầm, tăng xói mòn rửa trôi, lũ lụt, trượt lở đất... Vì vậy, cần quản lí và chuyển đổi hình thức canh tác này sang sản xuất nông lâm kết hợp (CQ số 16, 22, 32, 39, 45, 51, 65, 74).
Đối với vùng đồi – được khai thác lâu đời, có thế mạnh phát triển các ngành
sản xuất… Tuy nhiên, trước thực trạng suy thoái tài nguyên và môi trường tự nhiên, giải pháp phát huy thế mạnh cho vùng đồi theo chúng tôi là:
+ Hỗ trợ các biện pháp canh tác đất dốc, áp dụng các mô hình sản xuất trên đất dốc phù hợp (CQ số 109, 112, 115), phát triển sản xuất gắn với BVMT (CQ số 116, 119), phủ xanh đất trống đồi trọc (CQ số 95, 101, 107, 110, 113); mô hình trồng cây keo lai (CQ số 91, 94, 100, 106), trồng rừng và ruộng bậc thang, trồng rừng kết hợp chăn nuôi, chăn nuôi dưới tán rừng.
+ Phát triển cây trồng lâu năm và ổn định sản xuất nhằm hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi bề mặt; suy thoái tài nguyên và MT vùng đồi (CQ số 104, 107)
+ Hình thành vùng nguyên liệu tập trung (sắn, mía, ngô, điều, keo…) theo hướng sản xuất hàng hóa và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm (CQ số 93, 97, 99, 105, 109, 108, 111, 114, 117).
Đối với vùng đồng bằng –ven biển: nơi cư trú chính của người dân và diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động. Tuy có diện tích nhỏ nhưng có thế mạnh phát triển nông nghiệp, lợi thế phát triển du lịch, nhất là du lịch biển. Để phát huy thế mạnh tự nhiên vốn có của đồng bằng cho phát triển KT-XH, cần:
+ Chuyển đổi cây trồng - vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả cao như: Mô hình lúa chất lượng cao (CQ số 132, 134), thâm canh ngô lai (CQ số 128, 135), mô hình nuôi cá (CQ số 133, 137), , trồng cỏ nuôi bò (CQ số 130, 133).
+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, đảm bảo nước tưới. Phát triển công nghiệp chế biến, giải quyết đầu ra cho nông sản. Phát triển tổng hợp kinh tế biển (giao thông vận tải biển, du lịch biển, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối…).
+ Kết hợp sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế toàn diện ở đồng bằng nhằm hỗ trợ cho miền núi. Phát huy thế mạnh của du lịch biển, đa dạng hóa các loại hình du lịch…