Phương pháp đồng kết tủa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp bột phát quang kẽm silicat kích hoạt bởi mangan1197 (Trang 44 - 45)

Phương pháp đồng kết tủa là một phương pháp hóa học được biết đến từ rất lâu, được ứng dụng nhiều trong quá trình tổng hợp vật liệu vô cơ.

Các kết tủa tạo bởi phương pháp đồng kết tủa được dùng làm chất phản ứng trong quá trình tổng hợp vật liệu được gọi là các precursor. Phương pháp này có nhiều ưu điểm vì các precursor có thể đạt được hệ số tỷ lượng chính xác, lượng tạp chất thấp, độ đồng nhất cao. Đặc biệt các ion kim loại được đưa vào cùng một phân tử hay trong một dung dịch rắn nên được trộn

lẫn với nhau đến mức độ nguyên tử do đó giảm khoảng cách khuếch tán xuống còn khoảng 1-10 Ao, trong khi khoảng cách khuếch tán của các ion trong phương pháp nung kết là 104Ao. Do khoảng cách bé, khả năng phản ứng của hệ cao hơn, nhiệt độ phản ứng thấp hơn, thời gian phản ứng ngắn. Sản phẩm thu được có độ mịn và độ đồng nhất cao hơn nhiều so với phương pháp nung kết đi từ các oxit. Ngoài ra, một ưu điểm nữa của phương pháp này là nguyên liệu ban đầu là các muối thông thường, điều kiện tiến hành đơn giản, thời gian phản ứng không dài.

Tóm lại, có rất nhiều phương pháp để tổng hợp bột phát quang kẽm silicat kích hoạt bởi mangan. Theo như các tài liệu tham khảo, các phương

pháp tổng hợp thường được sử dụng là phương pháp phản ứng pha rắn, phương pháp sol gel, phương pháp thủy nhiệt… Phương pháp đồng kết tủa có - nhiều ưu điểm như đã trình bày ở trên, vì vậy cần được quan tâm nghiên cứu để tổng hợp Zn2SiO4:Mn. Trên cơ sở đó, luận án này là công trình khoa học nghiên cứu tổng hợp bột phát quang Zn2SiO4:Mn bằng phương pháp đồng kết tủa.

2 NHI M V . VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nhi m v nghiên c u ệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp bột phát quang kẽm silicat kích hoạt bởi mangan1197 (Trang 44 - 45)