Theo hãng nghiên cứu thị trường Omdia, chênh lệch về thị phần giữa cảm biến hình ảnh Sony và Samsung đang thu hẹp dần. Vào quý 4 năm 2019, Sony chiếm đã từng chiếm 53,6% còn Samsung chỉ là 17,2%. Nhưng trong quý 1 đầu năm 2020, thị phần Sony rơi nhanh xuống mức 44,6% trong khi Samsung lại tăng lên 24,4%. Tới quý 2, Sony tiếp tục giảm xuống 42,5% còn thị phần Samsung đạt 21,7%. Và 2021 Samsung thị phần của Samsung tăng lên 28%, cho thấy cảm biến của Samsung đang dần thu hẹp khoảng cách thị phần với sony. Và để giành lại thị phần Sony lựa chọn chiến lược giá trong đợt phát triển sản phẩm mới này là đẩy mạnh doanh thu, tăng sản lượng tiêu thụ giúp tăng thị phần.
Có thể thấy, cuộc chiến tại thị trường cảm biến hình ảnh đang sắp bước vào giai đoạn khốc liệt mới. Năm 2021 khi mạng 5G nở rộ, smartphone 5G với camera được đầu tư mạnh sẽ tạo ra nhu cầu rất lớn. Chụp ảnh trên di động ngày càng được chú trọng khi nó đã trở thành một tính năng được sử dụng nhiều nhất và không thể thiếu trên smartphone. Các nhà sản xuất smartphone cũng nắm bắt được nhu câu này của người tiêu dùng, nên khi cho ra một sản phẩm smartphone mới họ thường quay ra tìm kiếm những dong cảm biến mới, chất lượng thích hợp ở những nhà cung cấp cảm biến. Sony với ưu thế của mình trên thị trường cảm biến, sẽ giúp các hãng có được nhiều dòng cảm biến ảnh để lựa chọn, qua đó đáp ứng đúng nhu cầu người dùng. Đồng thời cũng yên tâm hơn về mặt chất lượng, tránh những sự cố không đáng có. Từ đó khi người dùng nghe đến một chiếc smartphone sử dụng cảm biến ảnh từ Sony. Khoan biết chất lượng ra sao, nó cũng đã để lại cho họ một ấn tượng nhất định. Điều này sẽ giúp các hãng smartphone dễ dàng tạo điểm nhấn hơn khi muốn quảng bá sản phẩm của mình.
Chi phí
Chi phí vật chất
Chi phí nguyên vật vật chính để sản xuất cảm biến: 8.240.900.000 Yên.
Tiền lương cố định:
- Dây chuyển sản xuất cảm biến máy ảnh của Sony hoạt động 24 giờ mỗi ngày. Sony áp dụng hình thức trả lương theo giờ.
- Lương của các công nhân đang làm việc tại nhà máy sản xuất cảm biến Sony (được tính theo lương người lao động áp theo luật lao động Nhật Bản), mỗi giờ nhận được 800 Yên. Yêu cầu 8 tiếng/ngày, chia đều cho 5 ngày làm việc trong tuần, mỗi tuần từ 40-44 tiếng.
- Số lượng công nhân dự tính: 2000 người.
- Lương cơ bản hàng tháng của mỗi công nhân: 192.000 yên. - Phụ cấp cố định hàng tháng: 3000 Yên/1 tháng.
Tổng chi phí tiền lương cố định trong 1 tháng của 2000 nhân viên: 390.000.000 yên.
Tiền lương biến đổi:
-Khi nhận đơn hàng công ty Sony sẽ đẩy nhanh tiến độ là tăng thêm số giờ, ngày làm việc trong tháng cho công nhân.
- Lịch làm việc của công ty Sony là từ thứ 2 đến thứ 6. Công ty sẽ cho công nhân làm thêm vào ngày thứ 7, chủ nhật. Nên bình thường 1 tháng công nhân làm 26 ngày, bây giờ sẽ làm 30 ngày, tăng thêm 4 ngày so với bình thường.
- Lương tăng ca của công nhân (vượt quá 8 giờ quy định, tăng ca tối đa 28h/ tháng) = Lương cơ bản + 25% lương cơ bản = 28.000 yên.
Tổng số tiền phải trả cho khoảng 1500 nhân viên: 42.000.000 yên.
- Lương công nhân làm việc vào những ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật)( tối đa 8 ngày/ tháng) = Lương cơ bản + 35% lương cơ bản = 69.120 yên.
Tổng số tiền phải trả cho khoảng 2000 nhân viên: 138.240.000 yên.
- Lương công nhân làm việc từ 22h-5h (210h/ tháng) = Lương cơ bản + 50% lương cơ bản= 252.000 yên.
Tổng số tiền phải trả cho khoảng 500 nhân viên: 126.000.000 yên.
Tổng chi phí cho tiền lương biến đổi là: 42.000.000 +138.240.000 +126.000.000 = 306.240.000 yên.
Chi phí Marketing cố định: 5% doanh thu dự kiến (dự kiến bán 5000.000sp/tháng). - Chi phí lực lượng bán hàng: 175.152.354,23 Yên.
- Chi phí chiến dịch quảng cáo: 275.239.413,79 Yên. - Chi phí xúc tiến bán hàng: 160.139.849,30 Yên. - Chi phí phân phối: 140.121.883,38 Yên.
Vậy chi phí Marketing cố định là: 750.652.500,17 Yên với giá dự kiến cho 1 cảm biến là 3.002,61 Yên.
Chi phí Marketing biến đổi:
Chiếu khấu 10% cho đơn hàng 5.000.000 sản phẩm: 1.505.366.310,44 Yên. Tiền thưởng cho nhân viên: 3.507.213,55Yên.
Phụ cấp hiệu suất: 5.260.877,32 Yên.
Tổng chi phí Marketing biến đổi: 1.509.400.401,31 Yên.
Chi phí chung
Chi phí chung Thành tiền
Nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất gián tiếp 1.228.063,32 Yên Lao động gián tiếp (Đội ngũ quản lý, sửa chữa) 5.855.200,03 Yên
Chi phí điện, chất đốt 10.992.032,04 Yên
Khấu hao tài sản cố định
(máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển) 10.553.957,92 yên
Căng tin phục vụ 10.262.400,41 Yên
- Lợi nhuận mong muốn là 25%
Tổng biến phí = 8.240.900.000 + 306.240.000 + 1.509.400.401,31 = 10.056.540.401,31 yên.
Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm:
Tổng định phí = 390.000.000 + 750.652.500,17 + 42.991.653,72 = 1.183.644.153,42 yên.
Chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm = (10.056.540.401,31 +1.183.644.153,42)/ 5.000.000 = 2.268,04 yên
Giá bán 1 sản phẩm tại mức điểm hòa vốn là: 5.000.000 =
=> X= 2248,02 yên
Giá dự kiến = chi phí đơn vị sản phẩm +lãi dự kiến
= 2.268,04+(2.268,04* 25%) = 2.835.05 yên. ( )
=> Sony đưa giá tham khảo là (25$). Vì là môi trường cạnh tranh nên giá sẽ được chiết khấu theo tùy trường hợp dưới đây:
Đối với khách hàng của mình, Sony luôn có những chiết khấu mức chiết khấu khác nhau tùy vào trường hợp và số lượng đơn hàng. Do khách hàng B2B thường mua với số lượng lớn nên hình thức thường là đấu thầu, vì vậy Sony luôn đưa ra giá cạnh tranh để giành được đơn hàng nhằm tăng doanh thu, thị phần của mình trên thị trường. Kèm theo đó là những chất lượng dịch vụ đi kèm sản phẩm.
- Chiết khấu thương mại:
Dành cho các khách hàng khác nhau, mà có thể tăng mức giảm giá từ 5 % lên 15% so với giá trên sản phẩm.
- Chiết khấu bán buôn vì mua số lượng lớn
Đối với đơn hàng lớn chiết khấu sẽ giao động từ 7%-10%. Nhằm kích thích khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
- Giảm giá nếu thanh toán bằng tiền mặt
Chiết khấu nhằm giúp cho để khuyến khích khách hàng việc thanh toán nhanh chóng nhất. Chiết khấu được sử dụng nếu người mua thanh toán ngay lập tức bằng tiền mặt. Nó được ghi dưới dạng phần trăm và được khấu trừ từ tổng đơn giá người mua bỏ ra. Sony đưa ra mức phần trăm chiết khấu là 3% trước thời hạn thanh toán 10 ngày.
- Bảo hành
+ Sony bảo đảm rằng sản phẩm được cung cấp theo hợp đồng là mới, đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn chế tạo và sẽ không có các khuyết tật nảy sinh dẫn đến bất lợi trong quá trình sử dụng sản phẩm. Thời gian bảo hành: 24 tháng (02 năm), bất kỳ sản phẩm nào còn thời gian bảo hành.
+ Trong thời hạn bảo hành, cảm biến được bảo hành khi tự hư hỏng hoặc hư hỏng do lỗi sản xuất. Và các cơ chế giải quyết các hư hỏng, khuyết tật phát sinh trong quá trình sử dụng hàng hóa trong thời hạn bảo hành: Bảo Hành nhiệt tình, hỗ trợ tối đa cho khách hàng. Hết thời gian bảo hành, Sony vẫn sẽ hỗ trợ sửa chữa với chi phí cực tiết kiệm cho khách hàng.
+ Các cảm biến mà công ty cung cấp sẽ được bảo hành miễn phí nếu sản phẩm hư hỏng do lỗi kĩ thuật trong quá trình sản xuất. Sony cam kết đáp ứng và xử lí triệt để, hiệu quả các vấn đề mà khách hàng yêu cầu.
+ Sony không chịu trách nhiệm nếu sản phẩm hư hỏng do quá trình vận chuyển hay trong quá trình lắp ráp của khách hàng làm hỏng sản phẩm.
+ Việc duy trì hợp tác trực tiếp với Sony đã khẳng định sự uy tín về chất lượng dịch vụ mà Sony cung cấp cho khách hàng.
+ Trong thời gian bảo hành, Sony sẽ cung cấp miễn phí cho các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo các sản phẩm đã bàn giao được hoạt động tối ưu.
+ Hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu: Sony cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên viên kỹ thuật của công ty hoặc các chuyên gia của hãng trong quá trình vận hành, bảo trì sản phẩm. Nội dung chi tiết dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu được cung cấp tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.