Phương pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phân hóa cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên (Trang 43 - 44)

5. Giả thuyết khoa học

2.1.2.Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp: Qua trao đổi trực tiếp các CBQL chuyên môn, cán bộ

Đoàn Thanh niên, CBQL sinh viên… giúp đề tài xác định, lựa chọn được các biện pháp cụ thể để tổ chức thí điểm. Việc trao đổi trực tiếp với các CBQL sinh viên, cán bộ Đoàn Thanh niên còn là một kênh thông tin nắm bắt đặc điểm của sinh viên. Những nội dung trao đổi cơ bản gồm:

Sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động dạy học môn GDTC theo định hướng phân hóa?

Việc vận dụng quan điểm phân hóa trong TCDH môn GDTC của giảng viên như thế nào.

Xác định mức độ phù hợp của các biện pháp TCDH môn GDTC theo định hướng phân hóa.

Với điều kiện của nhà trường và đặc điểm sinh viên thì nên tổ chức những hình thức GDTC nào để đáp ứng được sự khác biệt của sinh viên?

Phỏng vấn bằng phiếu hỏi: Phiếu hỏi được thiết kế với các loại câu hỏi

thông dụng như: câu hỏi kèm hai phương án trả lời “có” và “không”, “đồng ý” và “không đồng ý”; Câu hỏi với các câu trả lời theo các mức độ; câu hỏi kèm nhiều phương án trả lời, kết hợp với phương án trả lời mở (trả lời tùy ý). Các câu hỏi mà đề tài sử dụng đều là các câu hỏi trực diện, hỏi trực tiếp vào vào các vấn đề cần thu thập thông tin. Các câu hỏi trong mỗi phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về các nội dung như: thực trạng công tác GDTC và thể thao tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên từ góc nhìn phân hóa; Xác định mức độ phù hợp của các biện pháp; Tự đánh giá của sinh viên…

Kết quả khảo sát được xử lý trên cơ sở thống kê toán học. Dựa trên tỷ lệ % các phương án trả lời, tác giả tổng hợp, phân tích, bàn luận và đưa ra nhận định về các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra.

36

Đối tượng được hỏi gồm các sinh viên, giảng viên, các cán bộ quản lý có kinh nghiệm. Cụ thể như sau:

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 718 sinh viên năm thứ 2 đã học xong học phần GDTC để nắm được đặc điểm về nhận thức, hành động và hành động của sinh viên trong các hoạt động GDTC và thể thao. Kết quả được tổng hợp tại các bảng từ bảng 3.1 đến bảng 3.5;

Đề tài cũng tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi để nắm được thực trạng việc vận dụng quan điểm phân hóa trong công tác GDTC và thể thao. Đề tài đã phỏng vấn 10 giảng viên GDTC (Bảng 3.7);

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phân hóa cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên (Trang 43 - 44)