Việc vận dụng quan điểm phân hóa trong công tác giáo dục thể chất của giảng viên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phân hóa cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên (Trang 60 - 62)

5. Giả thuyết khoa học

3.1.3.Việc vận dụng quan điểm phân hóa trong công tác giáo dục thể chất của giảng viên

của giảng viên

Đề tài phỏng vấn 10 giảng viên Khoa GDTC & Quốc phòng Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên về việc vận dụng quan điểm phân hóa trong GDTC, kết quả tổng hợp tại Bảng 3.8.

Kết quả nghiên cứu ở phần trước đã chỉ ra trong mỗi lớp học, khóa học luôn tồn tại sự khác biệt về đặc điểm cá nhân giữa các sinh viên. Nên việc quan tâm đến đặc điểm của sinh viên trong quá trình GDTC là cần thiết. Tuy nhiên mức độ vận dụng quan điểm phân hóa trong giờ học GDTC của giảng viên còn thấp. Cụ thể như sau:

- Việc phân nhóm tập luyện theo năng lực, trình độ ít được các giảng viên thực hiện trong các giờ học GDTC chính khóa. Chỉ có 10% giảng viên trả lời

53

“thường xuyên” thực hiện; 30% thỉnh thoảng thực hiện và còn đến 60% chưa thực hiện lần nào.

Bảng 3.8: Việc vận dụng quan điểm phân hóa trong công tác GDTC của GV (n = 10)

TT Nội dung Ý kiến trả lời Số người Tỷ lệ %

Thường xuyên 1 10%

Thỉnh thoảng 3 30%

1 Phân nhóm tập luyện theo trình độ

Không bao giờ 6 60%

Nhiệm vụ chung cả lớp 4 40%

Nhiệm vụ theo từng nhóm 1 10%

2 Đề ra nhiệm vụ học tập cho các nhóm theo theo trình độ

Nhiệm vụ theo giới tính 5 50%

Cho nghỉ học 3 30,%

Kiến tập 7 70%

3

Những SV có tình trạng sức khỏe không tốt trong các buổi học

Có nhiệm vụ tập luyện riêng 0 0%

Miễn học 8 80%

Cho kiến tập 2 20%

4

Khuyết tật, có bệnh về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh ở mức độ ảnh hưởng đến VĐ

Có nhiệm vụ tập luyện riêng 0 0%

- Đối với nhiệm vụ học tập trong các giờ học GDTC: Có 40% giảng viên thường xuyên đưa ra nhiệm vụ học tập chung cho cả lớp; 50% phân biệt nhiệm vụ học tập theo giới tính; và chỉ có 10% xác định nhiệm vụ cho từng nhóm có trình độ khác nhau.

- Đối với những sinh viên có tình trạng sức khỏe không tốt trong các buổi tập thì đa số giảng viên (70%) cho sinh viên “kiến tập” trong các giờ học GDTC chính khóa; 30% cho sinh viên nghỉ học khi sức khỏe không đảm bảo; không có giảng viên nào xây dựng nội dung tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của sinh viên.

- Những sinh viên có tình trạng bệnh lý như bị khuyết tật, có bệnh về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh ở mức độ có ảnh hưởng đến khả năng vận động thì phần lớn (80%) giảng viên cho sinh viên “miễn học” học phần GDTC; 20%

54

yêu cầu sinh viên “kiến tập” trong các giờ học GDTC chính khóa; không có giảng viên nào giao nhiệm vụ tập luyện với nội dung, hình thức riêng phù hợp với tình trạng bệnh lý của sinh viên.

Tóm lại: Trong công tác GDTC tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính

Thái Nguyên, người học luôn có sự khác biệt về năng lực thể chất và trình độ thể thao. Điều này thể hiện qua sự khác biệt về năng lực vận động, trình độ thể thao, kết quả học tập, tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh lý… Tuy nhiên quan điểm dạy học phân hóa còn ít được giảng viên quan tâm, vận dụng trong các giờ học GDTC nên hiệu quả của công tác GDTC cho sinh viên chưa cao. Nhiều sinh viên còn chưa đạt tiêu chuẩn trình độ thể lực theo lứa tuổi. Do vậy, nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động GDTC theo định hướng phân hóa đối tượng người học trong các giờ học GDTC nhằm đáp ứng sự khác biệt cuả người học, góp phần nâng cao chất lượng giờ học là rất cần thiết.

3.2. Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phân hóa cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phân hóa cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên (Trang 60 - 62)