Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Tà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phân hóa cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên (Trang 49 - 52)

5. Giả thuyết khoa học

3.1.Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Tà

Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

3.1.1. Mô tả chung về quy mô, chương trình và các điều kiện về công tác giáo dục thể chất của nhà trường

* Quy mô các lớp học phần GDTC của 2 năm học gần đây: - Năm học 2018 - 2019: tổng số 718 SV. + Hệ trung cấp: 13 lớp, tổng số 535 SV. + Hệ cao đẳng: 5 lớp, tổng số 183 SV. - Năm học 2019 - 2020: tổng số 495 SV + Hệ trung cấp: 6 lớp, tổng số 344 SV. + Hệ cao đẳng: 3 lớp, tổng số 151 SV. * Khoa Giáo dục thể chất & quốc phòng:

- Khoa GDTC&QP hiện nay có 12 giảng viên có nhiệm vụ trực tiếp giảng dạy học phần GDTC và tổ chức các hoạt động thể thao cho nhà trường. Trong đó có 10 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 2 có trình độ đại học.

- Khoa chịu trách nhiệm về xây dựng nội dung chương trình và triển khai tổ chức dạy học môn GDTC và GDQP-AN cho SV toàn trường.

- Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên môn về lĩnh vực GDTC và GDQP-AN khi được nhà trường giao.

- Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá cho sinh viên và cán bộ viên chức trong toàn trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và xây dựng môi trường rèn luyện sức khỏe cho cán bộ và sinh viên.

- Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường; chủ động phối hợp tổ chức

42

các lớp học năng khiếu như cầu lông, bóng chuyền, quần vợt, võ nhằm bổ sung nguồn tài chính cho trường.

- Xây dựng kế hoạch tham gia các lớp tập huấn về TDTT và GDQP- AN do ngành và địa phương tổ chức.

- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác GDTC và thể thao được nhà trường giao.

* Chương trình GDTC chính khóa:

Qua trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lý và giảng viên GDTC cùng với việc nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy chương trình GDTC, đề cương môn học GDTC và các hoạt động thể thao của Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên có những đặc điểm sau:

- Chương trình GDTC cho SV trình độ cao đẳng gồm 60 tiết học chính khóa được tổ chức giảng dạy trong học kỳ 1 của khóa học. Nội dung chương trình gồm: Điền kinh 15 tiết, Thể dục 15 tiết và 30 tiết tự chọn bóng chuyền hoặc cầu lông.

- Chương trình GDTC cho SV trình độ trung cấp gồm 30 tiết học chính khóa được tổ chức giảng dạy trong học kỳ 1 của khóa học. Nội dung chương trình gồm: Điền kinh + Thể dục 10 tiết và 20 tiết tự chọn nội dung bóng chuyền hoặc cầu lông.

- Chương trình GDTC được xây dựng chung cho tất cả sinh viên, không có chương trình với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và hình thức riêng cho các nhóm sinh viên có trình độ và sức khỏe khác nhau; Không có nội dung và hình thức tập luyện riêng cho những đối tượng đặc biệt như sinh viên có năng khiếu thể thao và sinh viên có sức khỏe yếu;

* Hoạt động thể thao ngoại khóa:

- Sinh viên (cả hệ trung cấp và cao đẳng) bắt buộc phải tham gia 30 tiết tập luyện môn thể thao tự chọn ngoại khóa song song với thời gian học phần GDTC chính khóa (có giảng viên hướng dẫn, quản lý).

43

- Nhà trường thường xuyên tổ chức giải thể thao cho cán bộ, viên chức và sinh viên nhân dịp các ngày lễ trong năm. Các môn thể thao thường được tổ chức gồm: Bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, kéo co.

- Trong trường có một số CLB thể thao cho sinh viên như: CLB Bóng đá, bóng chuyền, thể hình, cầu lông. Tuy nhiên hoạt động của các CLB còn mang tính tự phát, chưa mang tính tổ chức cao do chưa có quy định cụ thể cung như cơ chế phù hợp để các CLB hoạt động hiệu quả. Vai trò tổ chức, quản lý và hướng dẫn chuyên môn của giảng viên, khoa, nhà trường và các tổ chức đoàn thể chưa được thể hiện rõ. Do vậy, các CLB này hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Các buổi sinh hoạt không thường xuyên, tính ổn định không cao, chưa thu hút được đông đảo sinh viên tham gia.

- Việc chuẩn bị các đội tuyển thể thao tham gia thi đấu tại các giải thể thao do địa phương và ngành tổ chức chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn trước mỗi giải đấu. Việc bồi dưỡng thường xuyên các đội tuyển thể thao của nhà trường chưa được thực hiện.

* Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị:

- Về trang thiết bị, dụng cụ tập luyện phục vụ cho hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên và CBVC: Được mua mới hàng năm căn cứ theo chương trình môn học và đề xuất của khoa chuyên môn cũng như điều kiện tài chính hàng năm của nhà trường.

- Về sân bãi tập luyện thể thao: Nhà trường hiện có 2 sân bóng đá cỏ nhân tạo ngoài trời; 1 nhà thi đấu đa năng (trong đó có 5 sân cầu lông thường được sử dụng cố định); 5 sân bóng chuyền ngoài trời (mặt sân trải bê tông); 1 sân bóng rổ (mặt sân trải bê tông).

Nhìn chung thì điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy học học phần GDTC và tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên cũng như các hoạt động tập luyện thể thao của cán bộ viên chức trong trường.

44

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phân hóa cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên (Trang 49 - 52)