Đặc điểm của sinh viên trong các hoạt động giáo dục thể chất và thể

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phân hóa cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên (Trang 52 - 60)

5. Giả thuyết khoa học

3.1.2.Đặc điểm của sinh viên trong các hoạt động giáo dục thể chất và thể

và thể thao

Đề tài khảo sát đặc điểm của sinh viên trong môn học GDTC và các hoạt động thể thao. Từ đó phân tích, đánh giá sự khác biệt về nhận thức, đặc điểm tham gia các hoạt động GDTC và thể thao cũng như trình độ thể lực chung và kết quả học tập của 718 SV năm thứ 2 đã hoàn thành chương trình GDTC tại trường (tuyển sinh năm 2018).

Nhận thức của sinh viên: Kết quả khảo sát được tổng hợp tại Bảng 3.1 cho thấy nhận thức của sinh viên về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao không đồng đều. Phần lớn chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa tác dụng của GDTC và thể thao.

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát nhận thức của SV về tác dụng của GDTC và TT (n = 718) Tác dụng cao Bình thường Ít tác dụng Không có tác dụng TT Ý nghĩa, tác dụng của GDTC và TT SL % SL % SL % SL % 1 Phát triển thể lực 697 97.08% 21 2.92% 0 0.00% 0 0.00%

2 Phát triển kỹ năng, kỹ xảo VĐ 696 96.94% 22 3.06% 0 0.00% 0 0.00%

3 Hình thể cân đối 634 88.30% 84 11.70% 0 0.00% 0 0.00%

4 Phòng, chống bệnh tật 371 51.67% 215 29.94% 125 17.41% 7 0.97%

5 Giải trí, thư giãn 284 39.55% 205 28.55% 179 24.93% 50 6.96%

6 Rèn luyện bản lĩnh, khả năng

thích nghi với CS 170 23.68% 182 25.35% 276 38.44% 90

12.53 % 7 Phát triển trí nhớ, tư duy, tự

tin 71 9.89% 94 13.09% 365 50.84% 188

26.18 % 8 Mở rộng quan hệ xã hội 93 12.95% 162 22.56% 322 44.85% 141 19.64

%

- Hầu hết sinh viên được hỏi đánh giá “cao” ý nghĩa, tác dụng của hoạt động GDTC và thể thao đối với sự phát triển thể lực (97.08%), kỹ năng, kỹ xảo vận động (96.94%) và sự cân đối về hình thể (88.30%). Không có ai phủ nhận giá trị về mặt này.

45

- Tỷ lệ sinh viên đánh giá “cao” giá trị của GDTC và thể thao đối với phòng chống bệnh tật không nhiều. Chỉ có 51.67% sinh viên được hỏi cho rằng GDTC và thể thao có “tác dụng cao” trong việc phòng, chống bệnh tật; Có đến 17.14% cho rằng “ít tác dụng”.

- Giá trị của hoạt động GDTC và thể thao đối với giải trí, thư giãn và rèn luyện khả năng thích nghi với cuộc sống cũng không được nhiều SV đánh giá cao. Chỉ có 23.68% đến 39.55% sinh viên đánh giá ở mức “tác dụng cao”; 24.93% đến 38.44% đánh giá “ít tác dụng”; và 6.96% đến 12.53% đánh giá “không có tác dụng”.

- Nhiều sinh viên không nhận thức rõ được ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao với sự phát triển trí nhớ, tư duy, tự tin và quan hệ xã hội. Có từ 19.64% đến 26.18% số sinh viên được hỏi cho rằng “không có tác dụng”; 44.85% đến 50.84% cho rằng “ít tác dụng”.

Mức độ yêu thích của sinh viên hoạt động GDTC và thể thao: được đánh giá qua mức độ yêu thích của sinh viên đối với các hoạt động trong giờ học GDTC chính khóa, các hoạt động thể thao ngoại khóa và các chương trình truyền hình về thể thao.

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ yêu thích với hoạt động GDTC và TT của SV (n = 718)

TT Nội dung Mức độ Số lượng Tỷ lệ %

Rất yêu thích 58 8.08% Yêu thích 192 26.74% 1 Giờ học Giáo dục thể chất chính khóa Không thích 468 65.18% Rất yêu thích 82 11.42% Yêu thích 271 37.74% 2 Các hoạt động thể thao ngoại khóa do khoa và nhà trường tổ chức Không thích 365 50.84% Rất yêu thích 56 7.80% Yêu thích 223 31.06% 3 Các chương trình truyền hình thể thao Không thích 439 61.14%

46

Kết quả khảo sát được tổng hợp tại Bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ sinh viên yêu thích các hoạt động trong giờ học GDTC và các hoạt động thể thao còn ít. Chỉ có từ 7.80% đến 11.42% số sinh viên được hỏi lựa chọn mức “rất yêu thích”; 26.74% đến 37.74% lựa chọn mức “yêu thích”; và có từ 50.84% đến 65.18% trả lời “không thích”.

Thực trạng hành động của sinh viên đối với các hoạt động GDTC và thể thao: Kết quả khảo sát tổng hợp tại Bảng 3.3 cho thấy đa số sinh viên chỉ thực hiện tốt các hành động mang tính bắt buộc như nội quy, quy định của giờ học. Ít sinh viên có những hành động mang tính tự giác, tích cực, chủ động với các hoạt động trong giờ học GDTC chính khóa và các hoạt động thể thao ngoại khóa.

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát thực trạng hành động của SV với hoạt GDTC và TT (n=718) Kết quả

TT Biểu hiện Mức độ

SL %

Chấp hành đầy đủ 575 80.08%

Thỉnh thoảng vi phạm 143 19.92% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Chấp hành nội quy giờ học (đúng giờ, trang phục...)

Thường xuyên vi phạm 0 0.00%

Thường xuyên chú ý 258 35.93%

Thỉnh thoảng mới chú ý 375 52.23%

2 Nghe, quan sát giảng viên giảng dạy và thực hiện động tác mẫu.

Chưa bao giờ chú ý 85 11.84%

Tích cực, chủ động 109 15.18%

Hoàn thành, gượng ép 415 57.80%

3 Thực hiện các hoạt động tập luyện trong giờ học

Thực hiện 1 phần cho có 194 27.02%

Thường xuyên 87 12.12%

Thỉnh thoảng 421 58.64%

4 Tập luyện ngoài giờ học, tham gia các CLB thể thao

Chưa bao giờ 210 29.25%

Thường xuyên 59 8.22%

Thỉnh thoảng 206 28.69%

5

Tìm hiểu kiến thức, tuyên truyền, vận động mọi người tham gia tập luyện TDTT

47

- Đa số (80.08%) sinh viên được hỏi “chấp hành đầy đủ” nội quy của các giờ học GDTC; có 19.92% “thỉnh thoảng” vi phạm; và không có ai thường xuyên vi phạm.

- Chỉ có 35.93% sinh viên “thường xuyên chú ý” đến hoạt động giảng dạy và làm mẫu của giảng viên; Phần lớn (52.23%) sinh viên “thỉnh thoảng mới chú ý” và có 10.13% “không bao giờ” để ý đến.

- Đối với các hoạt động tập luyện trong giờ học GDTC thì chỉ có 15.18% sinh viên thể hiện sự “tích cực, chủ động”; 57.80% vẫn hoàn thành nhiệm vụ tập luyện nhưng với thái độ “gượng ép”; và có đến 27/02% chỉ “thực hiện một phần cho có”.

- Tỷ lệ sinh viên tập luyện ngoại khóa còn ít. Chỉ có 12.12% sinh viên trả lời “thường xuyên” tập luyện; 58.64% “thỉnh thoảng” mới tập; và có đến 29.25% không bao giờ tập ngoại khóa.

- Việc chủ động tìm hiểu kiến thức về sức khỏe và thể thao cũng như tuyên truyền, vận động người khác tham gia các hoạt động thể thao cũng được rất ít sinh viên quan tâm. Chỉ có 8.22% sinh viên được hỏi “thường xuyên” thực hiện các hành động này; 28.69% “thỉnh thoảng” thực hiện và có đến 63.09% “chưa bao giờ” thực hiện.

Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ trong giờ học GDTC: được đánh giá qua nhận định của sinh viên về các bài tập trong giờ học GDTC và độ khó của các bài kiểm tra, thi. Kết quả khảo sát tại Bảng 3.4 cho thấy nhận định của sinh viên là rất khác nhau.

- Ý kiến trả lời của sinh viên về việc thực hiện các nhiệm vụ vận động trong các giờ học GDTC thể hiện sự phân hóa khá rõ. Có 19.78% số sinh viên được hỏi “chỉ hoàn thành được một số ít” các bài tập; Có đến 46.66% “không thực hiện được” các bài tập khó; 20.89% sinh viên phải gắng sức mới thực hiện được hết các bài tập. Ngược lại, có 12.67% sinh viên dễ dàng thực hiện bài tập trong giờ học GDTC.

48

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát ý kiến của SV về các nhiệm vụ trong giờ học GDTC (n = 718)

TT Nội dung Mức độ Số người Tỷ lệ %

Chỉ hoàn thành một số ít 142 19.78% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không thực hiện được bài tập khó 335 46.66%

Gắng sức mới thực hiện hết 150 20.89% 1 Việc thực hiện các nhiệm vụ vận động trong giờ học GDTC Dễ dàng thực hiện 91 12.67% Quá khó 145 20.19% Khó 340 47.35% Bình thường 162 22.56%

2 Độ khó của các bài kiểm tra và thi

Quá dễ 71 9.89%

- Sự phân hóa còn thể hiện ở kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của sinh viên về độ khó của các bài kiểm tra và thi. 20.19% số sinh viên được hỏi đánh giá nội dung kiểm tra và thi “quá khó”; 47.35% đánh giá là “khó”; 22.56% cho là “bình thường” và 9.89% cho là “quá dễ”.

Trình độ thể thao và tình trạng sức khỏe của SV: được đánh giá qua khảo sát quá trình tham gia các đội tuyển thể thao, tình trạng bệnh lý và tình trạng sức khỏe tại thời điểm khảo sát.

- Đề tài bước đầu đánh giá trình độ thể thao của sinh viên qua việc khảo sát các cấp độ đội tuyển thể thao mà sinh viên đã và đang tham gia. Kết quả tại Bảng 3.5 cho thấy không ít sinh viên đã và đang tham gia các đội tuyển thể thao cấp cơ sở. Cụ thể: Có 4.32% số sinh viên được hỏi đã từng tham gia đội tuyển thể thao trường phổ thông, xã, phường; 1.11% đã và đang tham gia đội tuyển cấp huyện, thành phố; 0.56% tham gia đội tuyển cấp tỉnh; Đối với các đội thể thao trong trường hiện tại thì có 7.10% sinh viên là thành viên đội tuyển khoa và 3.48% là thành viên đội tuyển trường.

- Về tình trạng bệnh lý liên quan đến khuyết tật và có bệnh về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh thì có 7.52% sinh viên được khảo sát có tình trạng bệnh lý ở mức độ “nhẹ, ít ảnh hưởng đến vận động”; và có 2.09% ở mức độ “ảnh hưởng nhiều đến vận động”.

49

- Về tình trạng sức khỏe: tại thời điểm khảo sát, phần lớn (90.67%) số sinh viên được hỏi có tình trạng sức khỏe bình thường. Tuy nhiên cũng có đến 5.15% sinh viên đang ở tình trạng bị chấn thương và 4.18% sinh viên bị ốm ở mức độ có ảnh hưởng đến vận động.

Bảng 3.5: Thông tin về trình độ thể thao, bệnh lý và tình trạng sức khỏe của SV (n = 718)

TT Nội dung Mức độ Số người Tỷ lệ %

Trường THPT, Xã, phường 31 4.32%

Huyện, thành phố 8 1.11%

1

Đội tuyển thể thao cấp cao nhất đã và đang tham gia

(ngoài trường) Tỉnh

4 0.56%

Lớp 116 16.16%

Khoa 51 7.10%

2

Đội tuyển thể thao cấp cao nhất đang tham gia tại

trường Trường

25 3.48%

Bình thường 649 90.39%

Khuyết tật, có bệnh về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh ở mức độ nhẹ, ít ảnh hưởng đến VĐ

54 7.52%

3 Tình trạng bệnh lý

Khuyết tật, có bệnh về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh ở mức độ ảnh hưởng nhiều đến VĐ 15 2.09% Bình thường 651 90.67% Chấn thương (ảnh hưởng đến VĐ) 37 5.15% 4 Tình trạng sức khỏe Đang bị ốm (ảnh hưởng đến VĐ) 30 4.18%

Trình độ thể lực chung của sinh viên (183 sinh viên hệ cao đẳng): được kiểm tra, đối chiếu, so sánh và đánh giá theo theo bảng tiêu chuẩn được quy định trong Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT. Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tiến hành kiểm tra, đánh giá 183 sinh viên hệ cao đẳng. Kết quả được tổng hợp tại Bảng 3.6. Qua so sánh, đối chiếu kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung với tiêu chuẩn đánh giá theo quy định cho thấy trình độ thể lực của sinh viên có sự khác biệt khá rõ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết quả tốt hơn cả là ở các nội dung kiểm tra về sức nhanh (chạy 30m XPC), sức mạnh (bật xa) và khả năng phối hợp vận động (chạy con thoi

50

4x10m). Có từ 26.28% đến 35.52% đạt loại tốt; 45.90% đến 59.56% ở mức “đạt”; và chỉ có 13.66% đến 18.58% “không đạt” tiêu chuẩn.

Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả kiểm tra thể lực SV hệ cao đẳng (n = 183) Loại Tốt Đạt Không đạt TT Nội dung SL % SL % SL % 1 Bật xa tại chỗ 65 35.52% 84 45.90% 34 18.58%

2 Chạy 30m xuất phát cao 49 26.78% 109 59.56% 25 13.66%

3 Chạy con thoi 4x10m 60 32.79% 95 51.91% 28 15.30%

4 Chạy tùy sức 5 phút 21 11.48% 98 53.55% 64 34.97%

5 Đánh giá tổng hợp 31 16.94% 84 45.90% 68 37.16%

- Kết quả kiểm tra sức bền là kém nhất khi so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại. Chỉ có 11.48% loại “tốt”; 53.55% loại “đạt”; và có đến 34.97% “không đạt”

- Kết quả đánh giá tổng hợp cũng cho thấy trình độ thể lực của sinh viên không đồng đều, có 37.16% “không đạt” trình độ thể lưc chung theo lứa tuổi mặc dù thành tích ở từng nội dung có nhiều kết quả đạt loại “tốt”.

Đánh giá chung của SV về môn học GDTC: được thực hiện qua khảo sát bằng phiếu hỏi vào cuối học kỳ về các nội dung: Nhận định về yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung và hình thức học tập; Kiến thức và kỹ năng được trang bị; Sự hài lòng và yêu thích. Do điều kiện còn hạn chế nên đề tài chỉ khảo sát 183 SV hệ cao đẳng (Bảng 3.7).

Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng mà người học được trang bị thì sự hài lòng, yêu thích của người học cũng là một yếu tố đánh giá mức độ thành công của khóa học. Về khía cạnh này, hoạt động GDTC cho sinh viên chưa đạt kết quả như mong muốn. Điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát ý kiến của 183 SV hệ cao đẳng tại thời điểm kết thúc môn học GDTC.

51

Bảng 3.7: Tổng hợp ý kiến đánh giá của nhóm sinh viên hệ cao đẳng về môn học (n = 183)

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

TT ĐÁNH GIÁ VỀ MÔN HỌC

SL % SL % SL %

1 Hiểu rõ đặc điểm cá nhân trong hoạt

động thể thao 30 16.39% 52 28.42% 101 55.19%

2 Yêu cầu, nhiệm vụ học tập phù hợp

với SV 50 27.32% 45 24.59% 88 48.09%

3 Nội dung, hình thức học tập đa dạng,

linh hoạt phù hợp với thực tiễn 53 28.96% 55 30.05% 75 40.98%

4 SV được trang bị những kiến thức cơ bản về thể thao và môn học

15

5 84.70% 16 8.74% 12 6.56%

5 Biết thêm nguồn tài liệu học tập và

biết cách tự tập luyện ngoài giờ 48 26.23% 63 34.43% 72 39.34%

6 Hài lòng về nội dung và hình thức

học tập 45 24.59% 61 33.33% 77 42.08% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Yêu thích và tích cực, chủ động với

các hoạt động của môn học 46 25.14% 55 30.05% 82 44.81%

- Chỉ có 16.39% SV được hỏi “đồng ý” rằng qua các giờ học GDTC giúp họ “Hiểu rõ đặc điểm cá nhân trong hoạt động thể thao”; 28.42% SV “phân vân”; và có đến 55.19% “không đồng ý”.

- Về yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung và hình thức học tập: Có đến 40.98% và 48.09% SV đánh giá nội dung, yêu cầu, hình thức học tập còn “chưa đa dạng, linh hoạt, phù hợp” với SV và thực tiễn.

- Các giờ học GDTC còn chưa quan tâm nhiều đến việc cung cấp các nguồn tài liệu và hướng dẫn SV “biết cách tự tập luyện” ngoài giờ học. Chỉ có 26.23% SV trả lời là được hướng dẫn để tiếp cận nguồn tài liệu mở rộng và biết cách tự tập luyện ngoài giờ; 34.43% “phân vân”; và có đến 39.34% SV không biết cách tự tập luyện.

- Chỉ có 24.59% đến 25.14% SV được hỏi trả lời là “hài lòng, yêu thích, tích cực, chủ động” với các nội dung, hình thức học tập của giờ học GDTC,

52

trong khi 42.08% đến 44.81% trả lời là không “hài lòng, yêu thích, tích cực” với các hoạt động của giờ học.

- Nội dung có nhiều ý kiến đánh giá mang tính tích cực nhất là “được trang bị kiến thức cơ bản về thể thao và môn học”. Có 84.70% SV được hỏi “đồng ý” với nhận định này.

Các kết quả khảo sát về nhận thức của sinh viên, mức độ yêu thích, hoạt động thể thao, mức độ hoàn thành nhiệm vụ tập luyện, trình độ thể thao, tình trạng bệnh lý và sức khỏe, trình độ thể lực ở trên cho thấy trong lĩnh vực GDTC và thể thao, sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên có sự khác biệt khá rõ về nhận thức, sở thích, trình độ và sức khỏe. Bên cạnh đó thì tỷ lệ SV có những đánh giá tích cực về các hoạt động trong các giờ học GDTC đã học cũng không cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản là sinh viên chưa được tập luyện với những nội dung, hình thức phù hợp với đặc điểm của bản thân. Do vậy, việc tổ chức các hoạt động trong giờ học GDTC và thể

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phân hóa cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên (Trang 52 - 60)