0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Xây dựng các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN HÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN (Trang 62 -67 )

5. Giả thuyết khoa học

3.2.1. Xây dựng các biện pháp

Phân hóa trong giáo dục có nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu và đề xuất các biện pháp cụ thể để giảng viên có thể vận dụng tổ chức hoạt động GDTC theo hướng tiếp cận phân hóa trong phạm vi lớp học mình phụ trách. Các biện pháp được lựa chọn phải đảm bảo tính đồng bộ cũng như phải phù hợp với điều kiện thực tiễn công tác GDTC của nhà trường.

Qua nghiên cứu điều kiện thực tiễn và cách thức tổ chức đào tạo của nhà trường, cùng với nghiên cứu lý luận và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, đề tài lựa chọn, đề xuất các biện pháp tổ chức giờ học GDTC theo hướng tiếp cận phân hóa dưới đây. Các biện pháp này tuy không mới nhưng còn ít được quan tâm trong lĩnh vực GDTC nói chung cũng như hoạt động GDTC tại trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên nói riêng. Qua

55

khảo sát sơ bộ điều kiện thực tiễn, cùng với sự tham vấn của các đối tượng liên quan cho thấy các biện pháp này là phù hợp để vận dụng để tổ chức GDTC cho sinh viên của nhà trường.

Biện pháp 1: Tăng cường giáo dục kiến thức về sức khỏe và luyện tập thể thao cho sinh viên

- Mục đích: Nâng cao nhận thức của sinh viên về sức khỏe và luyện thập thể thao. Đây là cơ sở quan trọng để sinh viên hiểu và có thể tự đánh giá được tình trạng sức khỏe, trình độ và đặc điểm của bản thân từ đó lựa chọn nội dung tập luyện phù hợp.

- Nội dung: Trang bị, cập nhật cho sinh viên những kiến thức cơ bản, mới về sức khỏe và luyện tập thể thao như: kiến thức về cơ sở sinh học của hoạt động vận động; sự biến đổi trong cơ thể trước, trong và sau tập luyện; các nguyên tắc và phương pháp tập luyện; kiên thức về dinh dưỡng, hồi phục, chấn thương trong hoạt động thể thao…

- Cách thức thực hiện: Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng, biên soạn tài liệu; Lồng ghép trang bị kiến thức cơ bản và hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu trong các giờ học GDTC chính khóa; Tổng hợp, cung cấp các nguồn tài liệu, giới thiệu các nguồn thông tin cho sinh viên tự nghiên cứu ngoài giờ học; Giảng viên giao nhiểm vụ nghiên cứu cụ thể cho sinh viên rồi kiểm tra đánh giá kết quả.

Biện pháp 2: Chia nhóm theo đặc điểm cá nhân người học

- Mục đích: Chia nhóm theo đặc điểm về năng lực và trình độ của người học là cơ sở để xây dựng, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với sự khác biệt về sở thích, năng lực, trình độ của mỗi nhóm.

- Nội dung: Để phân biệt về năng lực và trình độ thì có thể chia lớp học thành 3 nhóm cơ bản (nhóm nâng cao, nhóm cơ bản và nhóm yếu) hoặc nhiều hơn từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, hình thức tập luyện cho từng

56

nhóm. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến giới tính và sở thích cá nhân của sinh viên trong quá trình chia nhóm. Trong mỗi nhóm cơ bản, giảng viên cũng có thể tiếp tục phân chia thành các nhóm nhỏ hơn phù hợp với điều kiện dạy học và đặc điểm cá nhân của sinh viên.

- Cách thức thực hiện: Khảo sát, kiểm tra tình hình sức khỏe, năng lực vận động, trình độ thể thao đầu học kỳ để phân loại trình độ rồi kết hợp với trao đổi, tọa đàm với sinh viên phân chia lớp thành các nhóm có đặc điểm tương đồng. Có thể theo 3 nhóm cơ bản ở trên hoặc phân chia nhỏ hơn tùy thuộc vào điều kiện dạy học và đặc điểm sinh viên; Xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức học tập cũng như xác định phương pháp dạy học và kiểm tra,đánh giá thường xuyên cho mỗi nhóm. Trong quá trình triển khai tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm cần căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên để điều chỉnh nhiệm vụ cho mỗi nhóm hoặc điều chuyển thành viên giữa các nhóm…

Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ cán sự hoặc trợ giảng

- Mục đích: Trợ giúp giảng viên vận hành hoạt động tập luyện ở mỗi nhóm; Bồi dưỡng nghiệp vụ thể thao, phát triển kỹ năng cũng như phát huy vai trò “hạt nhân” thể thao cho những sinh viên có năng khiếu thể thao.

- Nội dung: Lựa chọn những sinh viên có năng khiếu thể thao hoặc sinh viên có phẩm chất về tổ chức, quản lý để làm cán sự hoặc trợ giảng. Những sinh viên này sẽ hỗ trợ giảng viên triển khai các hoạt động tập luyện ở các nhóm. Bên cạnh đó họ cũng có nhiệm vụ học tập riêng.

- Cách thức thực hiện: Lựa chọn sinh viên ở nhóm nâng cao của các chính các lớp học GDTC, các thành viên đội tuyển thể thao cấp khoa, trường hoặc những sinh viên có năng lực tổ chức, quản lý hoạt động nhóm tốt; Bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về tổ chức hoạt động tập luyện theo nhóm cho các sinh viên được lựa chọn; Trong các giờ học, giảng viên

57

sẽ hướng dẫn chung và phân công nhiệm vụ tập luyện cho các nhóm, các nhóm sẽ tập luyện dưới sự điều khiển trực tiếp của cán sự hoặc trợ giảng. Đội ngũ cán sự hoặc trợ giảng có thể giúp giảng viên hướng dẫn, quản lý các thành viên nhóm của mình tập ngoại khóa. Giảng viên quản lý lớp học thông qua các cán sự của mỗi nhóm.

Biện pháp 4: Đa dạng hóa hình thức tập luyện

- Mục đích: Có nhiều lựa chọn về hình thức tập luyện phù hợp với mỗi nhóm, nâng cao hứng thú cho sinh viên.

- Nội dung: Có những hình thức tập luyện khác nhau cho mỗi nhóm trong cùng một giờ học chính khóa. Mỗi nhóm có thể lựa chọn, tổ chức các hình thức hoạt động ngoại khóa khác nhau. Các nhóm có thể tự xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp dưới sự chủ trì của cán sự, trưởng nhóm cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của giảng viên.

- Cách thức tiến hành: Căn cứ vào yêu cầu chung của môn học, giảng viên xây dựng nội dung, hình thức tập luyện khác nhau phù hợp với đặc điểm mỗi nhóm trong các buổi học; Hoặc mỗi nhóm có thể tự xây dựng, lựa chọn hình thức tập luyện dựa vào định hướng của giảng viên và bám sát yêu cầu chung của môn học; Tăng cường tổ chức hoạt động giao lưu, thi đấu giữa các nhóm và lớp đang học các học phần GDTC để tạo tinh thần thi đua; Giảng viên có thể xây dựng cơ chế kiểm soát để tạo điều kiện cho sinh viên ở nhóm nâng cao có thể tham gia các CLB thể thao thay cho giờ chính khóa; Tăng cường tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa ngoài trường, đặc biệt là các hoạt động kết hợp giáo dục kỹ năng cho sinh viên…

Biện pháp 5: Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên

- Mục đích: Giúp sinh viên, nhóm sinh viên lựa chọn nội dung, hình thức tập luyện phù hợp với đặc điểm cá nhân, đặc điểm nhóm cả trong giờ chính khóa và các hoạt động ngoại khóa.

58

- Nội dung: Giảng viên tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong việc rèn luyện sức khỏe và tập luyện thể thao qua nhiều cách thức khác nhau. Sinh viên được tư vấn, hỗ trợ kịp thời để lựa chọn môn thể thao, phương pháp, hình thức, địa điểm tập luyện phù hợp.

- Cách thức tiến hành: Giảng viên đưa nội dung tư vấn, hỗ trợ sinh viên vào kế hoạch dạy học; Xây dựng nhiều phương thức liên lạc, kết nối để kịp thời tư vấn, hỗ trợ sinh viên. Có thể lên lịch tiếp sinh viên tại trường; Lập các diễn đàn, nhóm mạng xã hội của lớp, khóa… để trao đổi, thảo luận, tư vấn sinh viên trong các hoạt động tập luyện.

Để xác định mức độ phù hợp của các biện pháp với điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện về con người của nhà trường, đề tài tham khảo ý kiến của 10 giảng viên GDTC hiện đang giảng dạy học phần GDTC tại trường. Kết quả được tổng hợp tại Bảng 3.9.

Bảng 3.9: Ý kiến đánh giá của giảng viên về mức độ phù hợp của các biện pháp (n = 10) Hoàn toàn phù hợp Ít phù hợp Phân vân Không phù hợp TT Biện pháp SL % SL % SL % SL % 1

Tăng cường giáo dục kiến thức về sức khỏe và luyện tập TT cho SV

9 90.00% 1 10% 0 0% 0 0%

2 Chia nhóm theo đặc

điểm cá nhân người học 9 90% 0 0% 1 10% 0 0%

3 Xây dựng đội ngũ cán

sự hoặc trợ giảng 8 80% 1 10% 1 10% 0 0%

4 Đa dạng hóa hình thức

tập luyện 9 90% 0 0% 1 10% 0 0%

5 Tăng cường công tác tư

vấn, hỗ trợ sinh viên 8 80% 1 10% 1 10% 0 0%

Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp mà đề tài lựa chọn và đề xuất để vận dụng trong tổ chức hoạt động dạy học trong các giờ học GDTC theo định hướng phân hóa cho sinh viên được đa số (80% đến 90%) giảng viên

59

đánh giá là “hoàn toàn phù hợp” với thực tiễn công tác GDTC của nhà trường; chỉ có số ít (10%) còn “phân vân” và không có ai phủ nhận tính phù hợp của các biện pháp.

Như vậy, các biện pháp mà đề tài lựa chọn đã có đủ cơ sở để áp dụng thử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN HÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN (Trang 62 -67 )

×