6. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của quy hoạch thực nghiệm
a. Nguyên tắc không lấy toàn bộ các trạng thái đầu vào
Việc lấy toàn bộ trạng thái đầu vào của thông số ảnh hƣởng sẽ làm cho khối lƣợng tăng lên đến mức không thể thực hiện đƣợc. Vì vậy, bắt buộc phải giảm số mức biến đổi của các thông số vào sao cho số điểm thí nghiệm là chấp nhận đƣợc. Trong quy hoạch thực nghiệm thƣờng chọn số mức biến đổi là 3 hoặc 5, sự lựa chọn này gắn liền với sự lựa chọn dạng hàm chỉ tiêu.
b. Nguyên tắc phức tạp dần mô hình toán học
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của thực nghiệm với mức độ chính xác phù hợp của mô hình.
Đầu tiên tiến hành với một số ít thí nghiệm để có đƣợc mô hình đơn giản, rồi kiểm tra mô hình (độ tƣơng thích, khả năng làm việc của mô hình), nếu đạt thì dừng lại. Nếu không đạt thì tiến hành những thí nghiệm mới bổ sung để nhận đƣợc mô hình phức tạp hơn. Quá trình đƣợc lặp lại đến khi đạt yêu cầu thì dừng lại. Cơ sở để kiểm tra mô hình là phân tích phƣơng sai và phân tích hồi qui.
c. Nguyên tắc đối chứng với nhiễu
Khi xây dựng mô hình thì độ chính xác của nó cần lấy tƣơng xứng với mức độ các nhiễu ngẫu nhiên sao cho sai số hệ thống có thể tƣơng xứng với giá trị của trƣờng nhiễu.
Trong cùng một điều kiện, mức độ nhiễu càng nhỏ thì mô hình càng phải chính xác (thƣờng là càng phải phức tạp hơn). Ngƣợc lại nhiễu càng lớn thì mô hình đơn giản hơn sẽ có khả năng làm việc tốt hơn.
d. Nguyên tắc ngẫu nhiên hoá
Nguyên tắc này quy định trình tự ngẫu nhiên của các thí nghiệm, nhƣ vậy sẽ đảm bảo đƣợc tính đại diện của bộ chọn tức là đảm bảo khả năng nghiên cứu tính chất của cả tập hợp trên cơ sở nghiên cứu bộ chọn.
e. Nguyên tắc tối ƣu của quy hoạch thực nghiệm
Kế hoạch thực nghiệm phải có những tiêu chuẩn tối ƣu nào đó theo quan điểm của một hay một nhóm các tiêu chuẩn tối ƣu đã xác định trƣớc của kế hoạch loại này. Các tiêu chuẩn đều theo xu hƣớng chung là ít thí nghiệm hơn, nhiều thông tin hơn, kết quả thu đƣợc có chất lƣợng hơn.