Kế toán khấu hao tài sản cố định

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại công ty TNHH hai thành viên Dương Phương Linh (Trang 35 - 37)

- Ông/Bà chức vụ Đại diện Địa điểm giao nhận TSCĐ :Điềm Thụy Phú Bình Thái Nguyên.

0231 21/12 vận tải truyền dẫn

2.2.3. Kế toán khấu hao tài sản cố định

- Đặc điểm: Khấu hao TSCĐ là một trong những yếu tố cấu thành chi phí sản xuất

kinh doanh. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp tính khấu hao hợp lý hay không có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chính xác của chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh, Công ty áp dụng phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng. Quy định về phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng: Căn cứ theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính

Hàng tháng căn cứ vào tình hình hoạt động của máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để tiến hành tính khấu hao TSCĐ và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ vào cuối tháng.

Phương pháp này căn cứ vào nguyên giá của TSCĐ và tỷ lệ khấu hao TSCĐđể tính ra mức khấu hao năm, quý, tháng theo công thức sau:

- Tài khoản sử dụng: TK 214: Hao mòn TSCĐ.

+ TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình. + TK 2143: ao mòn TSCĐ vô hình.

Tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ trong quá trình sử dụng là Tk 214 - Hao mòn TSCĐ. Kết cấu như sau:

Bên nợ:

Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư giảm do TSCĐ, bất động sản đầu tư thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn kinh doanh.

Bên có:

Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ,bất động sản đầu tư.

Số dư bên nợ:

Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ, bất động sản đầu tư hiện có ở đơn vị.

Định kỳ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 641, 642, 627,241, 632 ( số chênh lệch khấu hao tăng) Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (tài khoản cấ 2 phù hợp)

Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi và hoạt động sự nghiệp, TSCĐ đầu tư mua sắm bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì phản ánh giá trị hao mòn như sau:

Nợ các TK: 353, 466…

Có TK: 214 – Hao mòn TSCĐ

Với các trường hợp TSCĐ mua về chưa đưa vào sử dụng hoặc chờ thanh lý thì vẫn ghi nhận giá trị hao mòn của TSCĐ. Tuy nhiên các chi phí này không được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN nên sẽ ghi nhận như sau

Nợ TK 811

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

VD: tính khấu hao cho TSCĐ là Máy chiếu TOSHIBA :(Doanh Nghiệp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng)

Công ty mua 1 Máy chiếu TOSHIBA (mới 100%) với nguyên giá là 34.100.000. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 5 năm, tài sản được đưa vào sử dụng ngày 3/12/2020.

Nguyên giá TSCĐ = 34.100.000 đồng

Mức khấu hao trung bình hàng năm = 34.100.000đồng : 5 năm = 6.820.000 đồng Mức khấu hao trung bình hàng tháng = 6.820.000 đồng : 12 tháng = 568.333 đồng Như vậy, hàng năm doanh nghiệp trích 6.820.000 đồng chi phí khấu hao TSCĐ đó vào chi phí kinh doanh.

Sau đây em xin trình bày một số chứng từ sổ sách liên quan đến nhiệp vụ về khấu hao TSCĐ phát sinh trong tháng 12 của Công ty TNHH hai thành viên Dương Phương Linh

Biểu số 2.24: Bảng tính khấu hao TSCĐ tháng 12

Đơn vị: Công ty TNHH hai thành viên Dương Phương Linh Địa chỉ: Điềm Thụy - Phú Bình - Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại công ty TNHH hai thành viên Dương Phương Linh (Trang 35 - 37)