Cách tính các khoản trích theo lương của Công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại công ty TNHH hai thành viên Dương Phương Linh (Trang 75 - 79)

- Ông/Bà chức vụ Đại diện Địa điểm giao nhận TSCĐ :Điềm Thụy Phú Bình Thái Nguyên.

b. Tài khoản sử dụng

2.4.4.2. Cách tính các khoản trích theo lương của Công ty.

Hiện nay trong cơ chế mới, BHXH, BHYT, KPCĐ và các quỹ xã hội nhân đạo là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người lao động. Do đó Công ty và người lao động đều có quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện khoản đóng góp này.

Để hoàn thành nhiệm vụ đó Công ty đã thực hiện công tác đó như sau:

BHXH: Hàng tháng, phòng tổ chức lao động tiền lương lập bảng tăng giảm tiền lương nộp cho ban BHXH thành phố. Dựa vào phiếu tăng giảm tiền lương, kế toán trích 24% trên tổng tiền lương cấp bậc của toàn bộ CNVC trong Công ty.

Trong đó: 17% hạch toán vào chi phí kinh doanh.

7% trích từ lương cơ bản của người lao động hay nói cách khác người lao động phải nộp 7% còn lại cho BHXH.

Công thức tính số tiền BHXH như sau:

Số tiền BHXH phải nộp = Lương cơ bản theo hệ số cấp bậc x 24%

Hàng tháng Công ty nộp đủ 24% tiền BHXH cho ban BHXH của thành phố. Sau đó những người nghỉ ốm sẽ được hưởng 75% mức lương, nghỉ do thai sản sẽ được hưởng 100% mức lương, trợ cấp tai nạn, kế toán BHXH dựa vào số ngày nghỉ ốm đã được xác nhận của bệnh viện hoặc y tế cơ sở (số ngày nghỉ từ 3 ngày trở lên thì phải có xác nhận của y tế bệnh viện), dựa vào bảng chấm công nghỉ ốm của các tổ chức gửi lên, dựa vào tỷ lệ % theo quy định của Nhà nước và dựa vào tiền lương cấp bậc của từng cán bộ công nhân viên.

Sau đây là công thức tính số tiền được hưởng trợ cấp BHXH của một người nghỉ ốm trong tháng là:

Tiền lương cấp bậc

x số ngày nghỉ x 75% 26 ngày

- Với công nhân nghỉ tai nạn lao động được hưởng 100% lương

- Với công nhân nữ nghỉ thai sản ,mức trợ cấp thai sản trong tiền lương nghỉ theo quy định 11, 12, 13 điều lệ BHXH bằng 100% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ. Ngoài ra sau khi sinh con còn được hưởng trợ cấp một lần bằng một tháng lương đóng BHXH. Cách tính như sau:

Lương nghỉ 6 tháng thai sản =

Hệ số lương x Mức lương tối thiểu

x 180 ngày x 100% Số ngày trong chế độ

Trợ cấp 1 tháng = Hệ số lương x mức lương tối thiểu

Như vậy lương của công nhân nghỉ thai sản = Lương 4 tháng + Trợ cấp 1 tháng Sau khi đã hạch toán xong kế toán BHXH lập bảng tổng hợp thanh toán tiền trợ cấp BHXH thay lương,sau đó chuyển cho Giám đốc duyệt chi,kế toán thanh toán viết phiếu chi chuyển cho thủ quỹ rồi chia cho từng CBCNV.

KPCĐ:Kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ lương phải trả của đơn vị

Doanh nghiệp có từ 10 lao động trở nên phải trích 2% tổng thu nhập của cán bộ công nhân viên để lập KPCĐ.

Để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn, hàng tháng Công ty phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp thực tế phải trả cho người lao động.

BHYT:Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang….cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT là 4,5% trên tổng lương.

Trong đó: 3% tính vào chi phí kinh doanh

BHTN:Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng.

Tỷ lệ trích BHTN là 2 % trên tổng lương. Trong đó : 1% tính vào chi phí kinh doanh

VD: Bà Đỗ Thu Hương hệ số lương 3,57 + Nhân viên phòng kế toán hưởng hệ số 0,4

Lương cấp bậc + phụ cấp = Hệ số lương x Lương cơ bản = 3,57 x 1.490.000 = 5.319.300

Phụ cấp HĐQT+BKS+TTĐ = Hệ số phụ cấp x Lương cơ bản = 0,4 x 1.490.000= 596.000

Tổng thu nhập = Lương cơ bản + Phụ cấp HĐQT+BKS+TTĐ = 5.319.000 + 596.000 = 5.915.000 BHXH = (Lương cấp bậc + phụ cấp) x 8% = 5.915.000 x 8% = 473.200 (đồng) BHYT = (Lương cấp bậc + phụ cấp) x 1,5% = 5.915.000 x 1,5% = 88.725 (đồng) BHTN = (Lương cấp bậc + phụ cấp) x 1% = 5.915.000 x 1% = 59.150 (đồng) ĐPCĐ= ( Lương cấp bậc+ phụ cấp) x 1%= 5.915.000 x 1% = 59.150 ( đồng) Thực lĩnh = Tổng thu nhập - BHXH - BHYT - BHTN - ĐPCĐ = 5.915.000–473.200–88.725–59.150–59.150 = 5.234.775(đồng)

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại công ty TNHH hai thành viên Dương Phương Linh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w