Không gian miền núi đẹp như bức tranh pha phối nhiều mảng màu rực rỡ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thơ Dương Khâu Luông dưới góc nhìn sinh thái (Trang 35 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Không gian miền núi đẹp như bức tranh pha phối nhiều mảng màu rực rỡ

Nhà thơ dân tộc Tày Dương Khâu Luông sinh ra và lớn lên trên quê hương miền núi, một mảnh đất đầy trăng ngàn, gió núi, nơi “có nước xanh trên non thành biển”

thơ mộng yên bình - Hồ Ba Bể. Và một lẽ tự nhiên, tâm hồn nhà thơ luôn được dung dưỡng trong không gian trong trẻo, thơ mộng, mát lành của núi rừng, của hoa trái, chim muông, của suối nguồn trong mát.

Cũng như các nghệ sỹ khác, nguồn cảm hứng dồi dào, phong phú chính là quê hương, bởi “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” (Quê hương - Đỗ Trung Quân). Trong thơ Dương Khâu Luông, quê hương miền núi với những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp luôn là hơi thở, là nỗi mong nhớ, khát khao, là tiếng lòng và là cả niềm tự hào về nơi mình đã được sinh ra và nuôi dưỡng. Từ bếp lửa, nhà sàn, đến cảnh bơi thuyền trên hồ Ba Bể để lên núi hái hoa, gốc cây đa nơi vui đùa của lũ trẻ và cả tiếng chim khướu hót khi bình minh lên,..vv… tất cả đều hiện trong cuộc sống ở quê hương thật tươi đẹp, ngọt ngào. Nhà thơ tự hào mình là một người con sinh ra từ làng, bản, từ núi, rừng:

“Tôi sinh ra bên bếp lửa nhà sàn

Tiếng khóc đầu tiên tôi cất lên bên bếp lửa Bên bếp lửa

Mẹ cắt rốn cho tôi

Nồi nước tắm lá thơm lửa đun ấm cho tôi”

(Lửa ấm bản Hon - Lửa ấm bản Hon)

Với Dương Khâu Luông, hình ảnh quê hương luôn gắn với vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng, trù phú. Trong thơ ông, nhìn đâu cũng thấy sông suối, mây trời, chạm vào đâu cũng thấy tiếng suối reo, chim hót.Thật nhẹ nhàng và tự nhiên như những con suối từ nguồn chảy ra và gặp nhau hòa vào chung một dòng chảy:

31

Một con suối trôi từ thung tới Hai con suối gặp nhau reo cười Bởi từ đây suối có bạn mới”.

(Hai con suối - Bản mùa cốm) Và cũng thật tự nhiên như điều tất nhiên về chiều cao của núi:

“Ngọn núi mà thấp Là khi núi ngồi Ngọn núi thật cao Là khi núi đứng.”

(Núi quê mình - Khỉ con hái quả)

Mùa thu ở miền núi trong veo, dịu dàng với sắc xanh thẳm của trời, sắc vàng của mùa thay lá, với cả đàn cá tung tăng bơi lội dưới con suối trong nhìn đến tận đáy khiến những đám mây in bóng dưới nước trông như những viên đá cuội:

“Mùa thu về hàng cây Bỗng rì rào thay lá Mùa thu về đàn cá Kiếm mồi bơi nhiều hơn Bầu trời như cao thêm Mây đi đâu chẳng thấy Suối trong đến tận đáy Sáng như viên cuội tròn”

(Mùa Thu - Khỉ con đi hái quả) Cả tiếng chim trong rừng cũng trong veo như nước suối:

“Nghe tiếng chim

Dòng suối như trong hơn Cành lá như xanh hơn Da trời như xanh thêm”

(Tiếng chim - Lửa ấm bản Hon)

Đến cả tiếng mõ trâu - âm thanh quen thuộc, gắn liền với cuộc sống làng quê yên bình. Tiếng mõ trâu ấy đã quá đỗi thân quen và cũng đi cùng Dương Khâu Luông

32

qua những tháng năm của tuổi thơ bé chăn trâu, nên chỉ cần nghe tiếng mõ cũng định vị được vị trí hiện tại của trâu:

“Đi tìm trâu

Phải biết nghe tiếng mõ Tiếng mõ gõ đều đều

Trâu đang gặm cỏ đồng thấp Tiếng mõ thưa thớt

Trâu đang gặm cỏ đồi cao Tiếng mõ lặng im

Trâu đang nằm nhai đó Giữa chập trùng núi biếc

Biết nghe tiếng mõ mới tìm thấy trâu” (Tìm trâu - Khỉ con đi hái quả)

Thiên nhiên nơi quê hương trong thơ Dương Khâu Luông ngoài những âm thanh trong trẻo và nước suối mát lành còn có những bức tranh sinh động, hoang sơ: những con thú nhỏ xinh như: sóc, hươu, nhím, khỉ,… cứ tự nhiên vui đùa, hát ca sinh sôi, nảy nở:

“Có chú sóc trèo trên cây sấu Vừa hái quả, vừa hát rằng: - Này cây sấu ơi!

Mày sai được quả chín Mày có được quả thơm Ta ăn quả

Ta trả hạt về gốc

Ngày mai lại mọc lên những cây sấu con”

(Chú sóc và cây sấu - Khỉ con đi hái quả) “Hươu chăm hái quả

Nhưng chẳng biết trèo Quả rừng nhiều đấy Nhưng ở trên cao

33 …

Đâu như chú khỉ Cậy giỏi leo trèo Quả ăn chưa hết Đã vội ném vèo Vị ngon hay dở Cũng đều quên theo”

(Hươu và khỉ - Khỉ con đi hái quả) “Mặc áo đầy gai

Dài và nhọn sắc Đào hang vào đất Nhanh chẳng ai bằng”

(Chú nhím đeo chuông - Khỉ con đi hái quả) Cùng với những vẻ đẹp hoang sơ, trong trẻo mà nhà thơ luôn được chiêm ngưỡng thì những trò chơi thuở nhỏ cũng gắn với thiên nhiên thật yên bình và thưởng thức những món ăn đậm chất núi rừng do rừng ban tặng:

“Thuở còn bé chơi bên gốc cây đa Nô đùa nhau cười vui như tết”

(Nhớ cây đa -Lửa ấm bản Hon”)

Món ăn dân dã, đậm chất núi rừng, những trái cây rừng thơm ngon, thanh khiết cũng gắn liền với cuộc sống của Dương Khâu Luông:

“Trăng thu tỏa sáng Núi thu rạng ngời Bản mùa giã cốm Vang nhịp chày đôi …

Chín lượt sảy giã Hạt cốm dẻo thơm Nên ăn cốm bản Bao giờ cũng ngon”

34 Hay:

“Đi vào rừng thấy lắm thứ quả hay Quả sấu con treo tít ở ngọn cao Quả đài hái bò trên cây lúc lắc Quả sa nhân từng chùm lăn trên đất Quả chuối vừng cách ba núi còn thơm”

(Quả rừng -Bản mùa cốm)

Quả thực, thiên nhiên trong thơ Dương Khâu Luông được thể hiện với muôn vàn sắc thái, tâm trạng, cảm xúc. Âm thanh cuộc sống yên bình cứ đầy ắp quanh mình. Quê hương hiện lên như một bức tranh dệt bằng những mảng màu rực rỡ, tươi trong mà chỉ có ở miền đất giàu tài nguyên thiên nhiên mới có và chỉ được phát hiện từ người con của làng, của bản Hon mà tình yêu quê hương ngấm sâu trong từng hơi thở, mạch máu.

Màu sắc và cái thần của của thiên nhiên được nhà thơ chớp được và khắc họa những khoảnh khắc vô cùng quý giá.Từ sắc vàng óng ánh của những thửa ruộng bậc thang:

“Từng thửa ngoằn nghoèo Lượn quanh thân núi Thành bậc thang nối Xếp thẳng lên trời Mùa đã chín rồi Lúa vàng trải óng Uốn mình trong nắng Đẹp những bậc thang”

(Ruộng bậc thang -Khỉ con đi hái quả) Đến sắc nắng như những bông hoa:

“Đi qua kẽ lá

Nắng vào vườn chơi Từng chùm lốm đốm Từng hạt rơi rơi Ngàn hoa nắng nở Trong vườn sáng tươi”

35

Cũng có khi là màu xanh chen lẫn đỏ và trắng của lá và hoa gạo: “Cây gạo Lá xanh Hoa đỏ Bông lại trắng Đứng ở đầu bản Ai đi xa cũng nhớ”

(Cây gạo giúp người -Co nghịu hưa cần) Và một màu xanh khiêm nhường mà vô cùng tinh khiết:

“Khiêm nhường tinh khiết Giữa rừng xanh

Lặng lẽ những mùa hoa mạ”

(Lặng lẽ mùa hoa mạ- Lặng lẽ mùa hoa mạ) Có thể nói, trong tất cả các tập thơ của Dương Khâu Luông, từ tập thơ đầu tiên

-“Gọi bò về chuồng” cho đến tập thơ mới nhất -“Lặng lẽ mùa hoa mạ”, cảm hứng nhất

quán trong các sáng tác của ông đều bắt nguồn từ thiên nhiên với một vẻ đẹp hồn nhiên, trong trẻo, tươi mới. Các tập thơ đi theo những chặng đường đời của ông, từ tuổi thơ gắn bó với rừng, núi đến lúc trưởng thành, khi không còn sinh sống trên mảnh đất quê hương. Chính vì tình yêu quê hương nên ông mới dệt nên những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc của cây cỏ, núi rừng bằng thơ,…và viết nên những bản nhạc bằng thơ với những âm thanh trong suốt, rộn ràng, vui tươi như thế.

Cũng chính vì lẽ đó mà khiến cho “thiên nhân hợp nhất”, con người và thiên nhiên luôn hài hòa, vẻ đẹp của con người luôn gắn với vẻ đẹp của thiên nhiên:

“Sớm nay xuống chợ Ngựa xe như suối Người mặc áo mới Đẹp xinh như hoa rừng”

36 Hay:

Tối ngày

Mặt trăng và mặt trời chơi với nhau Ú tim

Không biết chán”

(Mặt trăng và mặt trời - Gọi bò về chuồng) Với Dương Khâu Luông, mùa nào ở quê hương cũng đẹp, cũng tươi vui, rộn ràng và đầy hấp dẫn: Mùa xuân tươi mới tràn đầy nhựa sống, sắc xuân bừng nở với vẻ đẹp của hoa đào, hoa mận ngày Tết; mùa thu mát lành, trong veo, thanh khiết; mùa đông với những ngày sương giá nhưng ấm áp vui quanh bếp lửa nhà sàn:

Với mùa xuân:

“Mùa xuân gọi dậy chồi non Gọi bông hoa nở xoe tròn trên cây Gọi cơn nắng ấm tràn đầy

Gọi con sáo vỗ cánh bay tìm đàn Gọi cho con én bay sang

Gọi cơn gió thoảng mơ màng tiếng xuân” (Mùa xuân - Khỉ con đi hái quả) Với mùa thu:

“Mùa thu về trên non Gió thơm vàng ngọn nắng Chú ve sầu đi vắng

Gửi áo vào cho cây.”

(Mùa thu - Khỉ con đi hái quả)

Một điều trân trọng và vô cùng đáng quý trong thơ Dương Khâu Luông đó là những hình ảnh về cây gỗ quý, cây thuốc quý hoặc cây ăn quả,… trong rừng được hiện lên tuy thật bình thường và giản dị, gắn bó với cuộc sống hàng ngày của nhà thơ nhưng lại vô cùng đặc biệt, phải chăng nhà thơ muốn nói đến sự trân quý của con người với thiên nhiên và những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng cho con người những điều quý

37

giá, hay nhà thơ chỉ muốn thể hiện niềm tự hào về quê hương trù phú “rừng vàng, biển bạc”?

Những cây gỗ nghiến thật khỏe, vươn lên và sống tốt trên vách đá và cây gỗ lim, cây móc,… đều mang nhiều lợi ích cho con người:

“Ồ lạ chưa cây nghiến! Vách đá dựng cheo leo Mà rễ vẫn bám chắc Lá hát cùng gió reo”

(Cây nghiến - Khỉ con đi hái quả) “Cái bìu tưởng chỉ làm xấu cho cây

Có ai nghĩ chỗ bìu làm nên gỗ đẹp Là bìu thì có ai cần đến

Nhưng bìu cây cho gỗ quý vân hoa”

(Cái bìu cây - Gửi em ở phương trời xa) “Cây lim

Lõi cứng vỏ mềm

Lấy lõi dựng cột nhà sẽ chắc Cây móc

Cứng vỏ mềm lõi

Đem về làm máng nước sẽ bền lâu”

(Lõi và vỏ - Gửi em ở phương trời xa) Và những cây gạo tuy vô cùng giản dị nhưng cũng biết giúp người:

“Tháng sáu Tháng bảy Hết hoa

Cây gạo vui thả bong theo gió Trẻ con đeo túi nải đi nhặt Để đến mùa rét mẹ làm chăn Từ rừng cây gạo về đây mọc Biết làm ra bông trắng giúp người”

38

Tầm gửi trên thân cây nghiến là bài thuốc quý:

“Trăm năm tuổi cây nghiến mới sinh ra tầm gửi Đem chữa bệnh thành phương thuốc quý”

(Tầm gửi nghiến - Gửi em ở phương trời xa) Những cây trám, cây tre, lá gai, quả rừng,…cũng được miêu tả thật chân thực, bởi nó là những sản vật được rừng núi ban tặng cho con người. Từ những chiếc lá gai của rừng, con người miền núi biết dùng để làm nên một loại bánh nếp ngọt, thơm và đậm đà vị núi:

“Ồ lạ chưa cái bánh gai

Ăn vào chẳng thấy gai cào ở đâu Chỉ thấy thơm đến thật lâu Lá gai thơm tự rừng sâu mới về”

(Bánh gai - Bản mùa cốm)

Đến một thứ quả rừng ngọt bùi cũng được dùng làm một món ăn mang đậm đà bản sắc dân tộc với những ai đã được thưởng thức thì luôn nhớ mãi vàđã được Tố Hữu nhắc đến “Trám bùi để rụng, măng mai để già” (Việt Bắc):

“Trám trắng lòng quả màu trắng Trám đen lòng quả màu đen

Đem kho với thịt đều thành món ăn ngon Đem đồ xôi thơm bùi vị núi”

(Nhớ mùa trám -Lửa ấm bản Hon) “Đêm đông giá rét

Ngồi đốt cơm lam Quây quần bên bếp Chuyện trò râm ran.”

(Cơm lam - Khỉ con đi hái quả)

Đã có lúc, Dương Khâu Luông thể hiện tình yêu quê hương của mình với một tình yêu thiêng liêng, sâu lắng mà rất đỗi giản dị. Với ông, Tổ quốc củ mình là núi, là sông, là đồng xanh, hạt ngô, hạt lúa:

“Tổ quốc là ngọn núi Là dòng suối, rừng cây Tổ quốc là đồng xanh

39 Cho hạt ngô, hạt lúa Tổ quốc là nỗi nhớ Trong cổ tích của bà”

(Tổ quốc - Bản mùa cốm)

Quả thực, Dương Khâu Luông thực sự là một nhà thơ của rừng, của bản. Các sáng tác của ông mang đậm màu sắc quê hương với những bức tranh pha phối nhiều mảng màu rực rỡ. Sáng tác của ông có điểm chung với những sáng tác của những nhà thơ Dân tộc thiểu số nhưng lại có nét đặc trưng riêng, nhất là cảm quan sinh thái về núi rừng, cây cỏ và sự ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên với một niềm tự hào, tình yêu da diết, đắm đuối, chung thủy với cội nguồn. Rõ ràng, qua các sáng tác của ông, chúng ta nhìn nhận rất rõ ý thức của một con người dân tộc miền núi luôn biết trân trọng những điều đáng quý từ thiên nhiên ban tặng bởi chúng ta thấy rõ, những sáng tác của nhà thơ luôn chú trọng sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, lấy hình ảnh môi trường tự nhiên làm trung tâm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thơ Dương Khâu Luông dưới góc nhìn sinh thái (Trang 35 - 44)