Thức bảo vệ nét đẹp văn hóa gắn liền với thiên nhiên trong quá trình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thơ Dương Khâu Luông dưới góc nhìn sinh thái (Trang 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. thức bảo vệ nét đẹp văn hóa gắn liền với thiên nhiên trong quá trình

thị hóa

Nhà sàn là một trong những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Tày. Từ xa xưa tới nay, nhà sàn chính là hình ảnh mang tính chủ đạo nổi bật trong không gian cư trú của dân tộc Tày, là không gian sinh hoạt chung của gia đình, của làng bản và trong đó chứa bao nhiêu giá trị truyền thống.

Cũng là một người con dân tộc Tày, được lớn lên bên những ngôi nhà sàn bếp lửa xa xưa, tôi hiểu được một phần về nét đặc trưng của nhà sàn và bếp lửa. Ở những bản nhỏ trong rừng, người Tày xưa đã biết dựa vào rừng xanh để sống, họ phải biết dùng cây trong rừng để làm nhà và phải nhà cao thì mới tránh được thú giữ. Nguyên liệu của ngôi nhà sàn là gỗ, tre, nứa, lá cọ,.., tất cả đều được lấy từ rừng. Những cây gỗ nghiến thật chắc, thật khỏe được làm cột, làm khung nhà và cầu thang; sàn nhà bằng gỗ ván hoặc những cây tre già; mái nhà được lợp bằng lá cọ hoặc cỏ tranh, những tấm mái nhà được kết nối với nhau bằng những sợi lạt mềm từ cây giang, cây nứa. Ngôi nhà sàn được dựng lên từ sự khéo léo, tỉ mỉ và sự chung tay chung sức của anh em, họ hàng, dân làng trong bản. Tùy theo mỗi gia đình, ngôi nhà sàn có thể có ít hay nhiều gian để phù hợp nhu cầu sử dụng: gian bếp, gian để thóc lúa, gian để ở,.vv.., số lượng gian nhà thường là số lẻ: 3,5,7…gian. Không gian nhà sàn được thiết kế rất hợp lý, phù hợp với từng lứa tuổi và một điểm chung là bếp lửa chính thường được đặt ở giữa nhà. Đây chính là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình và là nơi lưu giữ, lưu truyền truyền thống của các thế hệ. Xung quanh nhà là dãy hành lang, có lan can bằng gỗ hoặc các thanh tre. Mỗi nhà đều có một sàn bên cạnh nhà để làm sân phơi thóc, lúa và là nơi vui đùa của trẻ con. Cầu thang lên nhà sàn bằng gỗ và gồm có chín bậc tượng trưng cho chín vía của người phụ nữ Tày trong ngôi nhà.

Ngôi nhà sàn ở Bản Hon là nơi Dương Khâu Luông luôn yêu quý, trân trọng và tự hào. Ông luôn đặt tình yêu lớn của mình nơi làng quê ấy, nơi mà bên bếp lửa, nhà thơ được sinh ra, từ ánh sáng của ngọn lửa nhà sàn, được mẹ cắt rốn và cất tiếng khóc chào đời. Với giọng thơ đầy tự hào:

54

“Ngôi nhà sàn bốn mái ở đầu Bản Hon Chính là nhà tôi đó

Nơi tôi đã sinh ra từ nhỏ

Nơi đi khắp phương trời không nguôi nỗi nhớ thương.” (Ngôi nhà sàn ở Bản Hon - Lửa ấm bản Hon)

Và nơi ngôi nhà sàn ấy, mỗi bậc cầu thang như “chín bậc núi rừng” đều in dáng hình người mẹ sinh thành, dáng hình người cha khó nhọc để nuôi con lớn lên:

“Cái cầu thang

Đứng nghiêng nghiêng làm lối lên sàn Mang dáng mẹ sinh thành

Mang dáng cha khó nhọc Ai đi gần đi xa đều nhớ.”

(Cái cầu thang - Lửa ấm bản Hon)

Không chỉ riêng những người con của Ba Bể - Bắc Kạn mới biết Bản Hon Mà qua thơ Dương Khâu Luông, bạn đọc khắp bốn phương cũng biết đến Bản Hon và mường tượng được cảnh vật thiên nhiên sinh động và yên bình nơi ấy. Niềm vui rạo rực, tự hào của nhà thơ cũng lan truyền sang người đọc, khơi dậy trong lòng người đọc một nỗi nhớ quê hương da diết, khôn nguôi. Ngôi nhà sàn ấy cũng chính là nhân chứng cho những bước đi đầu đời của Khâu Luông. Ngọn lửa nơi ngôi nhà sàn ấy chính là ngọn lửa vẫn đang cháy trong tim ông. Lời thơ thật giản dị, mộc mạc mà chân thành, ẩn chứa nỗi niềm yêu quê hương cháy bỏng:

“Tôi sinh ra bên bếp lửa nhà sàn

Tiếng khóc đầu tiên tôi cất lên trên bếp lửa Bên bếp lửa

Mẹ cắt rốn cho tôi

Nồi nước tắm lá thơm lửa đun ấm cho tôi Xoong bột đầu tiên lửa đun chín cho tôi Tôi tập lẫy, tập bò, tập đi bên bếp lửa….”

(Lửa ấm Bản Hon - Lửa ấm Bản Hon) Và:

55 Ngồi đốt cơm lam Quây quần bên bếp Chuyện trò râm ran”.

(Cơm lam - Lửa ấm Bản Hon)

Từ ngôi nhà sàn ấy, với bàn tay yêu thương của bà, của mẹ, Dương Khâu Luông lớn lên. Ngày tháng trôi đi, cuộc sống của nhà thơ gắn bó và thân thuộc bên ngôi nhà sàn và bếp lửa. Đêm đêm, bên ngôi nhà sàn ấy, căn nhà được chính bàn tay khéo léo, cần mẫn và tâm huyết của cha dựng nên, tiếng quay sa dệt vải của người mẹ tần tảo, thân thương vẫn đều đều như hơi thở và in sâu trong tâm trí nhà thơ:

“Đêm nay con ngủ ở nhà mình Căn nhà chính tay cha dựng Đắp chăn bông thổ cẩm Quay bên nào cũng ấm Thở bên nào cũng thơm”

(Tiếng quay sa của mẹ - Lửa ấm Bản Hon) Cũng từ ngôi nhà sàn Bản Hon ngày ấy, tình anh em, tình làng xóm luôn ấm áp, gắn bó và tràn ngập tình yêu thương:

“Anh em

Nối ruột sinh từ lòng cha mẹ

Cùng chung nhau mỗi chuyện vui buồn Thuở nhỏ cùng bắt cá, bẫy chim

Lớn lên đi mỗi người mỗi ngả”

(Anh em - Lửa ấm Bản Hon) Và:

“Chẳng như ở quê tôi trên núi Chưa một lần biết gọi tên nhau Nhưng gặp nhau là thành bạn quý”

(Người miền núi - Lửa ấm Bản Hon)

Bên bếp lửa, nhà sàn, Dương Khâu Luông luôn gắn bó và mang nặng công ơn của bà, của cha, của mẹ. Và cũng chính từ nơi ấy, có cả những ngày bắt đầu của tình

56

yêu: “Má em hồng bên bếp lửa, tôi thương”, có cả những nỗi buồn vấn vương, phải chôn giấu:

“Đêm nay em về nơi củi nghiến Lửa cháy ấm đêm thâu

Anh quay về

Cất nỗi nhớ vào đâu?”

(Nhớ em - Lửa ấm Bản Hon)

Không nhớ thương sao được khi cuộc sống bên ngôi nhà sàn cứ yên bình đến lạ, con người ở bản thật chan hòa, thân thiết:

“Hoa mận nở trước sân nhà Hoa đào tươi trước sàn trăng

Chim lửa trời bay đến đậu trong vườn…” (Đón Tết - Lửa ấm Bản Hon) “Bản nhà bốn mái

Mở xòe cánh vui Cầu thang luôn đợi Bè bạn đến chơi”

(Bản tôi - Lửa ấm Bản Hon)

Đến khi cuộc sống hiện đại hơn, những ngôi nhà sàn cũng không còn nhiều nữa, thay vào đó là những ngôi nhà xây hiện đại. Sống nơi phố thị xa quê, Dương Khâu Luông luôn khắc khoải, tiếc nhớ và khao khát được quay lại những ngày xưa sống trong bản nhà sàn lưng chừng núi. Nỗi trăn trở của nhà thơ được thốt lên thật buồn và thật tiếc nhớ:

“Cả bản còn một cái nhà sàn Các nhà khác đã hạ làm nhà thấp …

Tôi bỗng hiểu căn nhà sàn còn đó

Như cái áo chàm xanh còn chiếc cúc cuối cùng!” (Căn nhà còn lại - Lửa ấm Bản Hon)

Dương Khâu Luông luôn coi “vía” của bản chính là những ngôi nhà sàn, và lo lắng không biết “vía” sẽ đi về đâu:

57

“Giờ những ngôi nhà sàn sắp hết rồi Vía hỡi biết về đâu?”

(Vía hỡi biết về đâu - Gửi em ở phương trời xa) Quả thực, với tấm lòng da diết, khắc khoải của Dương Khâu Luông, hiện tượng nào, sự vật nào quen thuộc ở nơi ông sinh ra cũng đi vào thơ ông một cách tự nhiên, bình dị, tươi đẹp và có tâm hồn như con người vậy! Đặc biệt, với bếp lửa, nhà sàn - nơi ghi dấu những ngày tháng ngập tràn tình yêu thương gia đình, tình yêu đôi lứa, nơi cất giữ bao nhiêu giá trị truyền thống của gia đình, Dương Khâu Luông luôn dành trọn tỉnh yêu thật lớn và vô cùng da diết. Chính lẽ đó, dù đi đâu, về đâu, ông cũng muốn quay về bên bếp lửa nhà sàn và dẫn dắt người đọc đến quê hương Bản Hon và truyền hơi ấm của Bản Hon đến mỗi người. Lửa ấm Bản Hon như ngọn lửa vĩnh cửu, không bao giờ tắt trong trái tim Dương Khâu Luông:

“Hoa đào đợi trước ngõ Đón ta lên trên sàn Được về bản ăn tết Không còn gì vui hơn”

(Lối về - Lửa ấm Bản Hon)

Đọc thơ Dương Khâu Luông, khung cảnh sống thường nhật và những lễ hội ở quê hương miền núi hiện lên vô cùng chân thực mà sâu lắng, đậm chất dân tộc Tày. Có bài thơ như một câu chuyện kể bằng lời hát lượn, có bài thơ lại như như một bức tranh được kể bằng nhịp điệu đàn tính, lời then của người dân tộc Tày.

Sinh sống ở Bản Hon, một bản người Tày nên cuộc sống từ khi thơ bé đến khi trưởng thành của Dương Khâu Luông cũng như những người con trong bản: lớn lên trong ngôi nhà sàn có bếp lửa ấm, có tình yêu thương của ông bà, cha mẹ và tình cảm anh em ruột thịt, xóm làng. Từ thuở nhỏ, nhà thơ cũng hàng ngày vượt đèo, băng rừng, lội suối và đi qua những con đường mòn để đến lớp học rồi chiều về lại cùng đám bạn chăn trâu, trèo thuyền trên hồ đi hái hoa rừng, bắt cá, nhặt quả sa nhân, quả trám, quả bông,.vv. Cũng có khi cùng cha mẹ ra đồng gặt lúa, gieo mạ, trồng cây trên rừng, bắt cá trên sông. Dương Khâu Luông cũng đã cùng những người trai làng đi đào dúi, tìm măng, săn bắt thú rừng,.vv.. rồi lại cùng đám bạn chăn trâu nô đùa bên gốc cây đa, đá

58

bóng dưới cánh đồng đã gặt. Rồi khi bước vào lứa tuổi thanh niên, nhà thơ vẫn sống với Bản Hon, cũng bắt đầu tình yêu với cô gái Tày của bản thật xinh xắn, cùng nhau bước qua những mùa trăng, mùa cốm và mùa yêu.

Có thể nói, với cái nhìn của một tâm hồn nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên như Dương Khâu Luông, những sinh hoạt bình dị trong cuộc sống thường ngày ở bản đã đi vào thơ vô cùng sinh động, thể hiện khả năng nắm bắt tinh tế và đặc biệt là tình yêu với quê hương là vô cùng chung thủy, sâu nặng.

Phong tục của người Tày khi gia đình có đứa con được tròn một tháng, gia đình sẽ tổ chức ngày đầy tháng (tiếng Tày gọi là “vằn óc bươn”), ngoài việc cúng mụ bằng những bài hát then, hát pựt của thầy mo, thày Tào thì các phong tục khác như: mắc võng, hát ru, địu em bé đi chơi, có những hoạt động tượng trưng cho việc đi học và phải địu bằng địu thổ cẩm - loại vải do người dân tộc Tày dệt và thêu bằng chính nguyên liệu của núi rừng tạo nên sắc màu thổ cẩm quen thuộc:

“Ngày đầy tháng Bà cõng bé đi chơi

Bằng địu hoa thổ cẩm…”

(Ngày đầy tháng -Co nghịu hưa cần)

Những ngày đi học của trẻ thơ cũng tràn ngập niềm vui, niềm hân hoan trong mùa xuân bản làng tươi đẹp:

“Mùa xuân khéo sao Làm ai cũng đẹp Đường vui đi học Có mùa xuân theo”

(Mùa xuân đi học - Khỉ con đi hái quả)

Cuộc sống hàng ngày từ những điều quen thuộc, giản dị nhất, Khâu Luông cũng chép lại thành thơ. Tiếng gọi vịt, gọi bò về chuồng khi mặt trời bắt đầu xuống núi cũng vô cùng thân thương và gần gũi. Những tiếng gọi “lí mà, lá mà” (vịt ơi, vịt ơi) quen thuộc, ấm áp, thân thương và rộn rã bản về chiều. Cái rộn rã bản chiều đó không chỉ có âm thanh mà người thường nghe thấy, mà nó còn lẩn khuất trong hoạt động tự nhiên

79

Không đo khoảng cách dài ngắn Mà đến được lòng nhau”

(Con đường và tấm lòng -Gửi em ở phương trời xa)

Như vậy, chúng ta có thể nhận ra cái trục cảm xúc của nhà thơ luôn vận động, mang lại cho những vần thơ, những bài thơ hiệu quả cao về nghệ thuật. Đó là sự vận động từ cảm xúc đến suy nghĩ, từ những rung động trực tiếp cho đến chiều sâu trong nhận thức. Điều đó cũng góp phần tạo nên thành công và nét riêng của Dương Khâu Luông, khiến thơ ông luôn mang đậm chất núi trong trẻo và thanh khiết.

3.2. Một số biện pháp tu từ tiêu biểu

3.2.1. Sử dụng nhuần nhuyễn biện pháp nhân hóa

Trong thơ Dương Khâu Luông,nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn biện pháp nhân hóa hình ảnh thiên nhiên trong việc miêu tả thiên nhiên, con người, cuộc sống miền núi. Ông sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa dưới con mắt trẻ thơ khi thể hiện cảm quan sinh thái. Hình ảnh thiên nhiên luôn được thể hiện vô cùng sinh động bởi qua sự quan sát tỉ mỉ của ông, cây cối, con vật, .vv..luôn có những hành động, cử chỉ, vẻ đẹp như con người. Nhà thơ luôn sử dụng nhuần nhuyễn biện pháp tu từ nhân hóa.

Những cây gạo lớn đã gắn bó với cuộc sống của người dân trong bản, tự sinh sôi, tự “hút mật” của đất rừng và lớn lên hiên ngang, cao lớn giữa trời “vẫy gió”:

“Cây gạo

Đứng cao bằng ngọn núi

Nhưng hạt gạo bé bằng hạt đỗ xanh Nảy mầm mọc lên mãi thành cây gạo lớn Đứng ngang trời vẫy gió”

(Cây gạo - Co nghịu hưa cần)

Và cây gạo cũng biết vui như những đứa trẻ, thả bông theo gió và biết làm ra bông trắng giúp người:

“Tháng sáu Tháng bảy Hết hoa

80 ...

Từ rừng cây gạo về đây mọc Biết làm ra bông trắng giúp người”

(Cây gạo giúp người - Co nghịu hưa cần)

Nhìn bằng hồn thơ của núi, của gió bản Hon nên những hạt nắng của Dương Khâu Luông thật đẹp, thật lạ và thật “ngoan” như những đứa trẻ:

“Đi qua kẽ lá

Nắng vào vườn chơi ...

Mặt trời khuất núi Nắng về nhà thôi Nắng về nhà nắng Trước khi tối trời”

(Nắng - Khỉ con đi hái quả)

Cũng từ sự quan sát thật tinh tế và cũng thật tự nhiên, nhà thơ luôn chợp được những khoảnh khắc vô cùng tươi đẹp: thiên nhiên miền núi thật đẹp, thật hiền và trong sáng như những thiếu nữ thôn quê:

Khiêm nhường, tinh khiết Giữa rừng xanh

Lặng lẽ nở những mùa hoa mạ.

(Lặng lẽ mùa hoa mạ - Lặng lẽ mùa hoa mạ)

Và có những khi, quê hương của nhà thơ hiện lên trong sáng như những bức tranh được dệt từ nhiều màu của núi rừng, cây cỏ và sông suối. Những dòng suối gặp nhau reo vui như những đứa trẻ được gặp bạn:

Một con suối chảy từ khe ra Một con suối trôi từ thung xuống Hai con suối gặp nhau reo cười Bởi từ đây suối có bạn mới

(Hai con suối - Co nghịu hưa cần)

Thiên nhiên, vũ trụ trong thơ Dương Khâu Luông, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi luôn được sử dụng các lớp từ sinh hoạt một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, uyển chuyển

81

nên mang lại những sắc thái trong trẻo cho thiếu nhi. Những từ “ú òa”, “lim dim”, “loi choi”, “hăng hái”, “chỉ huy”, “nâng niu”,…gắn với hoạt động của đàn ong, con mèo, hươu, khỉ,..v.v., nên thơ thiếu nhi luôn sinh động, gần gũi, dễ thương và vô cùng độc đáo:

“Oai nhất ong chúa Làm tướng chỉ huy Còn ong trinh sát Bay dẫn đường đi”

(Ong rời tổ - Khỉ con đi hái quả) Hay:

“Mỗi lần hái quả Hươu thấy khó sao Quả nào hái được Hươu cũng nâng niu”

(Hươu và khỉ - Khỉ con đi hái quả)

Khi nói về đàn kiến, Dương Khâu Luông gắn cho những con vật nhỏ bé ấy những hành động, việc làm như con người, khiến cho cuộc sống của kiến luôn sinh động, đầy sức sống. Đàn kiến ở cùng nhau cũng biết thương yêu, giúp đỡ nhau:

“...Sáng nay kiến đen Sang rủ kiến vàng Cùng nhau đi chợ Mải mê mua sắm Vãn chợ mới về Mới đến đầu cầu Thì trời sắp tối...”

(Kiến đen và kiến vàng - Cây gạo giúp người) Đôi khi, hiện tượng tự nhiên được vẽ ra như một bức tranh thật đẹp, thật đáng yêu dưới ngòi bút miêu tả của nhà thơ. Những giọt sương trắng bay khắp đường làng vào những buổi sáng mùa đông nhưng Dương Khâu Luông lại gọi đó là hành động “xuống đường chơi”. Những giọt sương như những đứa trẻ, cũng mải chơi, khiến sáng nào “bác mặt trời” cũng phải “gọi” mới biết “quay về”:

82 “Sương trắng à Sương trắng ơi

Sáng sớm thức dậy mày đã xuống đường chơi Làm cho trẻ con đi học khó

Người lớn ra đồng làm việc khó Đàn vịt tìm đường ra suối khó

Bác mặt trời gọi Mày mới biết quay về

Sáng nào báo mặt trời cũng nhắc Sao mày không nhớ”

(Sương trắng - Cây gạo giúp người)

Hay có khi từ quan sát thật tỉ mỉ về những chú ốc - những con vật dù rất nhỏ bé, bằng cách nhân hóa, Dương Khâu Luông lại nhìn thấy con ốc có tính tự lập như con người, tự mình đi, dù chậm đến đích nhưng không nhờ vả ai, mà con lội ngược dòng nước xanh:

“Đi chậm là thế Ốc chẳng cậy ai Miệt mài chăm chỉ Đâu ngại đường dài Đừng chê là ốc

Không mang nổi mình Ốc còn lội ngược Giữa dòng nước xanh”

(Chú ốc - Khỉ con đi hái quả)

Gắn bó với cuộc sống ở quê, hiểu rõ con người, cảnh vật quê hương nên Dương Khâu Luông luôn nhìn nhận sự vật xung quanh mình với một cái nhìn sâu sắc. Với cách nói ẩn dụ, một lần nữa, ông lại đưa vào thơ những ẩn ý sâu xa về mối quan hệ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thơ Dương Khâu Luông dưới góc nhìn sinh thái (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)