Sử dụng nhuần nhuyễn biện pháp nhân hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thơ Dương Khâu Luông dưới góc nhìn sinh thái (Trang 84 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Sử dụng nhuần nhuyễn biện pháp nhân hóa

Trong thơ Dương Khâu Luông,nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn biện pháp nhân hóa hình ảnh thiên nhiên trong việc miêu tả thiên nhiên, con người, cuộc sống miền núi. Ông sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa dưới con mắt trẻ thơ khi thể hiện cảm quan sinh thái. Hình ảnh thiên nhiên luôn được thể hiện vô cùng sinh động bởi qua sự quan sát tỉ mỉ của ông, cây cối, con vật, .vv..luôn có những hành động, cử chỉ, vẻ đẹp như con người. Nhà thơ luôn sử dụng nhuần nhuyễn biện pháp tu từ nhân hóa.

Những cây gạo lớn đã gắn bó với cuộc sống của người dân trong bản, tự sinh sôi, tự “hút mật” của đất rừng và lớn lên hiên ngang, cao lớn giữa trời “vẫy gió”:

“Cây gạo

Đứng cao bằng ngọn núi

Nhưng hạt gạo bé bằng hạt đỗ xanh Nảy mầm mọc lên mãi thành cây gạo lớn Đứng ngang trời vẫy gió”

(Cây gạo - Co nghịu hưa cần)

Và cây gạo cũng biết vui như những đứa trẻ, thả bông theo gió và biết làm ra bông trắng giúp người:

“Tháng sáu Tháng bảy Hết hoa

80 ...

Từ rừng cây gạo về đây mọc Biết làm ra bông trắng giúp người”

(Cây gạo giúp người - Co nghịu hưa cần)

Nhìn bằng hồn thơ của núi, của gió bản Hon nên những hạt nắng của Dương Khâu Luông thật đẹp, thật lạ và thật “ngoan” như những đứa trẻ:

“Đi qua kẽ lá

Nắng vào vườn chơi ...

Mặt trời khuất núi Nắng về nhà thôi Nắng về nhà nắng Trước khi tối trời”

(Nắng - Khỉ con đi hái quả)

Cũng từ sự quan sát thật tinh tế và cũng thật tự nhiên, nhà thơ luôn chợp được những khoảnh khắc vô cùng tươi đẹp: thiên nhiên miền núi thật đẹp, thật hiền và trong sáng như những thiếu nữ thôn quê:

Khiêm nhường, tinh khiết Giữa rừng xanh

Lặng lẽ nở những mùa hoa mạ.

(Lặng lẽ mùa hoa mạ - Lặng lẽ mùa hoa mạ)

Và có những khi, quê hương của nhà thơ hiện lên trong sáng như những bức tranh được dệt từ nhiều màu của núi rừng, cây cỏ và sông suối. Những dòng suối gặp nhau reo vui như những đứa trẻ được gặp bạn:

Một con suối chảy từ khe ra Một con suối trôi từ thung xuống Hai con suối gặp nhau reo cười Bởi từ đây suối có bạn mới

(Hai con suối - Co nghịu hưa cần)

Thiên nhiên, vũ trụ trong thơ Dương Khâu Luông, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi luôn được sử dụng các lớp từ sinh hoạt một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, uyển chuyển

81

nên mang lại những sắc thái trong trẻo cho thiếu nhi. Những từ “ú òa”, “lim dim”, “loi choi”, “hăng hái”, “chỉ huy”, “nâng niu”,…gắn với hoạt động của đàn ong, con mèo, hươu, khỉ,..v.v., nên thơ thiếu nhi luôn sinh động, gần gũi, dễ thương và vô cùng độc đáo:

“Oai nhất ong chúa Làm tướng chỉ huy Còn ong trinh sát Bay dẫn đường đi”

(Ong rời tổ - Khỉ con đi hái quả) Hay:

“Mỗi lần hái quả Hươu thấy khó sao Quả nào hái được Hươu cũng nâng niu”

(Hươu và khỉ - Khỉ con đi hái quả)

Khi nói về đàn kiến, Dương Khâu Luông gắn cho những con vật nhỏ bé ấy những hành động, việc làm như con người, khiến cho cuộc sống của kiến luôn sinh động, đầy sức sống. Đàn kiến ở cùng nhau cũng biết thương yêu, giúp đỡ nhau:

“...Sáng nay kiến đen Sang rủ kiến vàng Cùng nhau đi chợ Mải mê mua sắm Vãn chợ mới về Mới đến đầu cầu Thì trời sắp tối...”

(Kiến đen và kiến vàng - Cây gạo giúp người) Đôi khi, hiện tượng tự nhiên được vẽ ra như một bức tranh thật đẹp, thật đáng yêu dưới ngòi bút miêu tả của nhà thơ. Những giọt sương trắng bay khắp đường làng vào những buổi sáng mùa đông nhưng Dương Khâu Luông lại gọi đó là hành động “xuống đường chơi”. Những giọt sương như những đứa trẻ, cũng mải chơi, khiến sáng nào “bác mặt trời” cũng phải “gọi” mới biết “quay về”:

82 “Sương trắng à Sương trắng ơi

Sáng sớm thức dậy mày đã xuống đường chơi Làm cho trẻ con đi học khó

Người lớn ra đồng làm việc khó Đàn vịt tìm đường ra suối khó

Bác mặt trời gọi Mày mới biết quay về

Sáng nào báo mặt trời cũng nhắc Sao mày không nhớ”

(Sương trắng - Cây gạo giúp người)

Hay có khi từ quan sát thật tỉ mỉ về những chú ốc - những con vật dù rất nhỏ bé, bằng cách nhân hóa, Dương Khâu Luông lại nhìn thấy con ốc có tính tự lập như con người, tự mình đi, dù chậm đến đích nhưng không nhờ vả ai, mà con lội ngược dòng nước xanh:

“Đi chậm là thế Ốc chẳng cậy ai Miệt mài chăm chỉ Đâu ngại đường dài Đừng chê là ốc

Không mang nổi mình Ốc còn lội ngược Giữa dòng nước xanh”

(Chú ốc - Khỉ con đi hái quả)

Gắn bó với cuộc sống ở quê, hiểu rõ con người, cảnh vật quê hương nên Dương Khâu Luông luôn nhìn nhận sự vật xung quanh mình với một cái nhìn sâu sắc. Với cách nói ẩn dụ, một lần nữa, ông lại đưa vào thơ những ẩn ý sâu xa về mối quan hệ trong cuộc sống giữa con người với con người:

“Gà rừng tiếng gáy ngắn Gà bản tiếng gáy dài

83

Nhưng chưa bao giờ tức nhau tiếng gáy”

(Gà rừng và gà bản - Lặng lẽ mùa hoa mạ)

Cũng dưới cách nói ẩn dụ, hình ảnh núi và suối vốn thân thuộc với cuộc sống dân dã nơi thôn quê được nhà thơ miêu tả như những người bạn thân thiết, gắn bó và mang lại những ích lợi cho cuộc sống của người dân trong mỗi làng quê:

“Suối chỉ là bằng nước Đi được nhờ núi đưa Tối ngày núi cõng suối Cho nước nằm trên lung Để suối đem nước mát Tưới cho khắp mọi vùng”

(Núi và suối - Bản mùa cốm)

Hay có khi ngọn núi lại trở thành nơi chở che cho muôn loài, núi có cả tình thương yêu dành cho con người, cho muôn loài, vì vậy mà núi luôn đứng thật vững:

“Núi đứng thật vững Chở che muôn loài Tha hồ vui chơi

Tháng ngày thỏa thích Yêu người núi hát Núi mọc nhiều cây Đông hơn vườn thú Vượn chim từng bầy”

(Núi quê mình - Bản mùa cốm)

Cũng có khi nhìn cây chuối lúc lỉu quả, Dương Khâu Luông lại miêu tả cây chuối như người mẹ ôm ấp đàn con thơ trải qua bao tháng, bao ngày:

“Hoa chuối mọc thẳng lên trời Khi sai quả lại cúi gần mặt đất Để mẹ chuối bế đàn con lắt nhắt Qua tháng ngày mưa nắng lớn lên

Uốn cong cong thành quả chuối chín thơm.” (Hoa chuối - Khỉ con đi hái quả)

84

Cảnh vật tự nhiên và những đồ vật quen thuộc của quê hương, gắn liền với cuộc sống của nhà thơ Dương Khâu Luông luôn được đưa vào thơ với những nét tính cách sinh động. Cầu thang của nhà sàn luôn là đồ vật quen thuộc, gắn bó sâu sắc với cuộc sống hàng ngày của người dân tộc Tày, qua ngòi bút Dương Khâu Luông, chiếc cầu thang ấy như có hồn, có tình yêu thương như con người:

“Cái cầu thang

Đứng nghiêng nghiêng làm lối lên nhà sàn Mang dáng mẹ sinh thành

Mang dáng cha khó nhọc Ai đi gần đi xa đều nhớ.”

(Cái cầu thang - Gửi em ở chân trời xa)

Việc sử dụng nhuần nhuyễn biện pháp nhân hóa của Dương Khâu Luông khiến thơ viết cho thiếu nhi của ông luôn được đón nhận và yêu thích. Đó cũng là điều góp phần thành công cho mảng sáng tác của thơ Dương Khâu Luông.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thơ Dương Khâu Luông dưới góc nhìn sinh thái (Trang 84 - 89)