Sử dụng cách so sánh, ví von rất thành công theo cách tư duy và diễn đạt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thơ Dương Khâu Luông dưới góc nhìn sinh thái (Trang 89 - 101)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Sử dụng cách so sánh, ví von rất thành công theo cách tư duy và diễn đạt

người miền núi

Đọc thơ Dương Khâu Luông, người đọc thấy rõ rằng cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là tình yêu quê hương tươi đẹp, thanh khiết và con người miền núi thuần phác. Bên cạnh đó, được sinh ra, lớn lên trong môi trường văn hóa miền núi, ông luôn có ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc miền núi, do vậy mà cách nói, cách viết, cách so sánh của ông và hình ảnh trong thơ chính là cách tư duy, cách nói của con người miền núi: Vẻ đẹp của con người cũng giống như vẻ đẹp của thiên nhiên và ngược lại; vẻ đẹp của tình yêu lứa đôi cũng đẹp như những hình ảnh thiên nhiên núi rừng; ..v.v..

Với nhà thơ thì “thiên nhân hợp nhất”, con người và thiên nhiên luôn có vẻ đẹp gần gũi, hài hòa: những người dân xuống chợ mặc trên mình chiếc áo mới trông thật đẹp, vẻ đẹp không ví như vẻ đẹp đâu xa mà ví như vẻ đẹp của những bông hoa rừng:

Sớm nay xuống chợ Ngựa xe như suối Người mặc áo mới Đẹp xinh như hoa rừng”

85

Bằng cách quan sát và hòa mình với thiên nhiên, tất cả những hình ảnh cây cối, rừng núi, vv... đi vào thơ ông với một vẻ tự nhiên, gần gũi. Vào rừng, nhìn thấy cây tầm gửi trên cây nghiến, ông cũng thốt thành thơ. Nhà thơ so sánh con người với cây tầm gửi nghiến và rất tự nhiên, chúng ta cảm nhận đó cũng như một triết lý: Cây tầm gửi ở cây nghiến là một loại thuốc quý chữa bệnh cho con người, nhưng nếu con người sống như cây tầm gửi thì lại là vô ích:

Trăm năm tuổi cây nghiến mới sinh ra tầm gửi Đem chữa bệnh thành phương thuốc quý Người đời cũng dễ thành cây tầm gửi Nhưng sao được quý như cây thuốc Người tầm gửi có khác gì cỏ rác”

(Tầm gửi nghiến -Gửi em ở phương trời xa) Tình yêu lứa đôi của những con người miền núi trong thơ Dương Khâu Luông cũng vậy, đẹp như những hình ảnh thiên nhiên nơi nhà thơ sinh ra. Với nhà thơ, tình yêu của chàng trai với cô gái bản thật sâu nặng, cô gái ấy như lửa đốt cháy cả trái tim chàng trai:

…Em là lửa đốt cho tim anh cháy Em là mưa giăng nhớ khắp trời…

Anh như con chim lạc cánh rừng nơi cũ Ở thì mắc

Đi thì vướng

Hà Nội thì xa sao cứ nhớ em”

(Nỗi nhớ em - Gửi em ở phương trời xa)

Đôi khi, chàng trai ấy lại thấy người con gái mà mình yêu thương luôn tươi xinh như như bông hoa nở mãi không tàn. Bằng cách so sánh ấy, tình cảm của người con trai trong thơ luôn được bộc lộ một cách nhẹ nhàng và sâu lắng. Dùng sự vật đời thường rất hiển nhiên: bông hoa, loài hoa nào cũng đều nở rồi tàn để nói một sự thật trong lòng người con trai nhưng trái ngược với tự nhiên, đó là “em”, là tình cảm của người con trai dành cho người con gái mãi không bao giờ tàn. Hoa nào cũng đẹp nhưng nở rồi tàn. Tình cảm của người con trai tuy không nói ra được những lời hoa mỹ, nhưng tình cảm ấy luôn cháy mãi, không bao giờ phai:

86

Các loài hoa đều nở rồi tàn Em trong anh

Là hoa nở mãi

(Em trong anh -Lặng lẽ mùa hoa mạ)

Và tình yêu của người con trai với người con gái bản giống như trăng quê hương bởi giữa không gian và cảnh vật quê hương, ánh trăng sáng ánh sáng trong veo, như hương lúa nếp nương thơm mãi không tàn, không phai, và luôn được khắc nhớ trong tim, như khắc sâu trong cả vị giác, thính giác của mỗi người:

Trăng quê tôi thật đẹp Bản mùa cốm thật yêu Trai gái đẹp như trăng.”

(Quê tôi - Lặng lẽ mùa hoa mạ) Anh và em khác gì lúa nếp nương Mới gặp nhau lần đầu đã nhớ Hương nếp thơm ở trong lòng ta đó Để bây giờ xa mãi nhớ nhau.”

(Lúa nếp nương - Gửi em ở phương trời xa)

Bên cạnh sự so sánh giữa con người với thiên nhiên, thiên nhiên với con người, thơ Dương Khâu Luông luôn thể hiện sự trân quý của nhà thơ đối với những phong tục, tập quán của quê hương, đặc biệt là ngôn ngữ của người dân tộc Tày. Với ông, cũng như những người con của dân tộc, của bàn làng, của bản, đã là người Tày thì phải biết tiếng Tày, nếu người Tày không biết tiếng Tày thì cũng như cái cây không biết đâu là gốc. Đã là người Tày, được sống trong lòng dân tộc, được nói tiếng nói của dân tộc thì dù đi đâu, về đâu, dù đi đến những nơi xa xôi nhất, khi quay trở lại quê hương vẫn nhớ tiếng của quê hương, của dân tộc mình, bởi đó là gốc, là cội rễ của mỗi người con quê hương, người con dân tộc Tày:

“Là người Tày không biết tiếng Tày Như cái cây không bao giờ biết đâu là gốc Cây có xanh nhưng hồn cây sẽ héo

Lá xanh mượn được nhưng hồn làm sao thay.”

87

Nhà thơ muốn nói với người đọc về cả những phong tục của quê hương, việc gìn giữ tiếng dân tộc Tày không phải chỉ ở việc người Tày nói tiếng Tày, việc gìn giữ ấy còn thể hiện ở cả một quá trình, reo vào lòng trẻ thơ những tiếng nhạc, điệu Then của người dân tộc mình. Người Tày có phong tục tổ chức lễ “đầy tháng” khi trẻ nhỏ được tròn tháng tuổi. Trong buổi lễ đó, một trong số những phong tục là trẻ được đặt nằm trong võng, được bà hoặc mẹ hát ru bằng tiếng Tày, bằng những điệu Then của dân tộc, mong muốn bé lớn lên luôn khỏe mạnh, giỏi giang:

“Ngày đầy tháng Bà cõng bé đi chơi Bằn địu hoa thổ cẩm Tay bà cầm quyển sách Miệng bà hát bài Then Ước cho ngày bé lớn Sẽ học hành giỏi giang.”

(Ngày đầy tháng - Cây gạo giúp người)

Và những điệu Then của dân tộc cũng được Dương Khâu Luông nâng niu, gìn giữ trong thơ. Người miền núi luôn vịn vào văn hóa dân tộc để làm điểm tựa mỗi khi buồn, mỗi khi vui. Những điệu Then vừa quý, vừa yêu, và những người hát điệu Then tình “bát ngát” lại càng khiến người nghe “say” men tình hơn cả men rượu. Hiểu được tiếng Tày, biết tiếng Tày mới thấu hết được nội dung, ý tình trong từng câu ca, từng làn điệu của điệu Then ấy:

“Dẫu khi buồn khi vui Trẻ già ai cũng hát Câu Then tình bát ngát Say người hơn say men.”

(Điệu Then - Gửi em ở phương trời xa)

Đọc thơ Dương Khâu Luông, người đọc còn cảm nhận rằng, mỗi bài thơ của ông còn là một triết lý nhỏ. Mỗi khi suy nghĩ về con người, về thế sự, cách nghĩ của nhà thơ cũng mộc mạc theo lối tư duy của người miền núi. Đứng trước cảnh vật thiên nhiên ở miền núi, trước sự lấp lãnh của ngàn vạn ánh sao trời, ông thấy cảnh vật lung linh thật đẹp, thật sáng trong. Và mỗi khi đó, nhà thơ chỉ mong lòng dạ con người lúc nào cũng sáng như sao:

88

“Đêm không trăng ra ngắm sao trời Ngôi sao nào cũng lung linh chiếu sáng

Chợt mong ước con người lòng dạ ai cũng sáng đẹp như sao.” (Ngắm sao trời - Gửi em ở phương trời xa)

Không chỉ cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên, Dương Khâu Luông còn cảm nhận và thấu hiểu sâu sắc sự vật thiên nhiên và có sự liên tưởng thật sâu sắc: Những con sâu đục thân luôn làm hại cây cối, mùa màng của người nông dân quê hương. Dù là con vật vô cùng nhỏ bé nhưng nó cũng khiến cho những cây gỗ to, chắc, khỏe cũng bị đổ vì đã bị con vật có hại kia khoét rỗng lõi, thân cây:

“Tham nhũng như con sâu đục thân Không ngăn được

Cái cây sẽ đổ”

(Tham nhũng - Lặng lẽ mùa hoa mạ)

Dương Khâu Luông là nhà một nhà thơ thuộc thế hệ thứ ba trong số những nhà thơ thành danh của thơ Tày - một nhà thơ dân tộc Tày và cũng như những dân tộc khác trên đất Việt, luôn coi trọng và trân quý mối quan hệ gia đình, tình cảm gia đình. Trong thơ ông, tình anh em trong gia đình cũng được so sánh theo lối diễn đạt bằng lối tư duy, bằng triết lý đơn giản, ý nghĩa theo cách nói của người miền núi. Quả thực, mỗi lối đi nếu được cong người qua lại thường xuyên mới thành lối mòn, trở thành con đường. Nhưng khi không có con người qua lại lường xuyên, lối mòn ấy cỏ lại mọc đầy, giống như mảnh vườn hoang, đầy cỏ dại. Tình anh em cũng như vậy, không thường xuyên đi lại, quan tâm đến nhau thì tình cảm anh em, gia đình cũng dần phai nhạt:

“Tình anh em không đi lại Như ngôi nhà hoang Như con đường hoang Như mảnh vườn hoang Rậm cỏ”.

(Tình anh em - Lửa ấm bản Hon)

Ở một bài thơ khác, cũng nói về hình ảnh con đường, nhưng không phải “con đường tình cảm anh em” mà là con đường đời của mỗi người. Bài thơ như một triết lý về cuộc sống, đường đời cũng được so sánh với con đường đi. Với những chiêm nghiệm về cuộc sống của nhà thơ, Dương Khâu Luông thấy đường đời mỗi con người cũng

89

như mỗi con đường đi, và cuộc đời của mỗi người đều do chúng ta tự mở ra, dù tối tăm hay tươi sáng đều là do chính bản thân mình:

“Ở trên đời ai cũng có con đường đi

Con đường rậm rạp hay quang do tay mình tự phát Con đường đo đi cho đến ngày nhắm mắt

Ở trên đời không có con đường để bước Khác gì như nước chảy trong ao”.

(Con đường đi - Lửa ấm bản Hon)

Quả thực, với Dương Khâu Luông, con người tác giả thể hiện rõ trong từng tác phẩm. Cách nói, cách viết và cách so sánh gần với lối tư duy của dân tộc Tày, đó chính là sự so sánh rất gần gũi, rất mộc mạc và vô cùng tự nhiên giống như cách nói, cách nghĩ và lối tư duy của người dân tộc Tày: vừa mộc mạc, giản đơn nhưng lại vô cùng sâu lắng. Phương diện nghệ thuật ấy chịu sự tác động bởi bản chất con người thanh nhã, bình dị; bởi cuộc sống gắn bó với thiên nhiên, núi rừng và con người của làng bản và bởi văn hóa dân tộc Tày. Trong quá trình sáng tác của Dương Khâu Luông, dù đối tượng và mạch cảm xúc trong các bài thơ qua từng thời gian có thay đổi nhưng giọng điệu thơ vẫn luôn giữ được sự trong sáng, thanh khiết như hồn núi. Chính vì thế, thơ ông luôn dễ đọc, dễ hiểu, gần gũi và vô cùng thân thuộc. Giọng điệu và tâm hồn nhà thơ luôn có sự đồng điệu, hợp nhất.

90

Tiểu kết chương 3

So với các nhà thơ dân tộc miền núi phía Bắc khác, thơ Dương Khâu Luông có những nét nghệ thuật riêng trên cả ba phương diện nghệ thuật: sử dụng biện pháp tu từ, sử dụng ngôn ngữvà giọng điệu thơ. Tất cả các phương diện nghệ thuật ấy đều được chi phối bởi cuộc sống, con người, lối tư duy của Dương Khâu Luông mang đậm hồn núi tinh khiết, trong sáng, mộc mạc và giản dị như chính người con của bản, sinh ra và lớn lên từ làng bản. Tất cả điều đó làm nên thành công của Dương Khâu Luông trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình. Đó là nét riêng, nét đặc trưng của thơ Dương Khâu Luông.

Dương Khâu Luông - một nhà thơ giống như bao nhà thơ Tày khác trên đất Việt luôn coi trọng, trân quý và tự hào về mối quan hệ và tình cảm gia đình. Tình cảm ấy cũng được nhà thơ diễn đạt bằng lối nói, lối tư duy và bằng cả những triết lý đơn giản. Là một nhà thơ cũng như bao nhà thơ dân tộc khác, Dương Khâu Luông luôn trân quý và ngợi ca, coi trọng mối quan hệ gia đình, tình cảm gia đình. Trong thơ ông, tình anh em trong gia đình cũng được so sánh theo lối diễn đạt bằng lối tư duy, bằng triết lý đơn giản, ý nghĩa theo cách nói của người miền núi. Sự nỗ lực của nhà thơ Tày ấy chính là một trong số những nhân tố góp phần lưu giữ và phát triển truyền thống văn hóa quê hương. Nhà thơ Dương Khâu Luông được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa giàu tính truyền thống và chính nhà thơ luôn nỗ lực không ngừng, luôn mong muốn và gìn giữ truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua những trang thơ. gìn giữ Có thể nói, những yếu tố nghệ thuật trong thơ Dương Khâu Luông luôn biểu hiện cảm quan sinh thái trong thơ ông.

91

KẾT LUẬN

1. Kết luận về việc nghiên cứu thơ Dương Khâu Luông dưới góc nhìn sinh thái

Giữa văn học và môi trường sinh thái luôn có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn phê bình sinh thái từ năm 2011 đến nay đã bắt đầu được giới thiệu và thực hành nghiên cứu ngày một nhiều hơn ở Việt Nam. Điều đó xuất phát từ nhu cầu bức thiết của dân tộc, nó cũng chứng tỏ sự hòa chung vào xu hướng toàn cầu hóa trong nghiên cứu văn học Việt Nam.

Với sự nghiệp sáng tác của Dương Khâu Luông, quê hương là nguồn sữa mẹ đã nuôi lớn tình yêu thi ca trong ông và giúp ông đến với văn chương một cách tự nhiên bằng nhiều cảm xúc trong trẻo, ngọt ngào mang đậm bản sắc văn hóa tộc người nơi non cao thơ mộng, hùng vĩ. Theo dòng thơ của thời gian, cảm xúc, suy nghĩ của Dương Khâu Luông có nhiều thay đổi và mang nỗi niềm thế sự trước sự đổi thay của quê hương, của môi trường. Dương Khâu Luông từ chỗ hân hoan, vui mừng khi quê hương có nhiều đổi mới trong thời kỳ hội nhập, cuộc sống của người dân bản nhỏ phát triển hơn, văn minh hơn cho đến nỗi buồn đô thị hóa và sự lo lắng trước ý thức của con người về việc gìn giữ môi trường, trước sự lạnh lùng của con người tàn thiên nhiên không thương tiếc, rồi đau đớn trước những hậu quả, hệ lụy từ cuộc sống hiện đại ảnh hưởng đến môi trường sống. Thơ ông đã phản ánh chân thực hiện thực sinh thái để nói về sự nguy hại của việc phá hủy môi trường sinh thái đối với cuộc sống và xã hội hiện nay.

Quả thực, từ góc độ tiếp nhận cho thấy, khi xã hội ngày một văn minh, vật chất ngày thêm nhiều thì con người càng phải đối phó với nhiều bất an trong cuộc sống: đó là môi trường ô nhiễm, là tai nạn do thiên tai và do chính con người gây ra, ô nhiễm môi trường, không khí, .vv, văn hóa xã hội xuống cấp. Do vậy, khao khát sâu thẳm của con người, của nhân loại là được sống cùng thế giới trong lành, yên tĩnh, bình an mà tươi tắn, sống động. Thế giới ấy chỉ có khi ở nơi thiên nhiên chan hòa ánh sáng của mặt trời và ánh trăng, đầy nắng và gió, đầy cỏ và hoa cùng thế giới loài vật quen thuộc, là cánh chim, là tiếng gà gáy, là tiếng mõ trâu,...vv..Thật tiếc, một thế giới nguyên sơ, trong trẻo, thanh khiết, yên bình ấy lại thiếu vắng trong cuộc sống của thế hệ trẻ ngày hôm nay.

Điều khát khao sâu thẳm ấy được thể hiện nhiều trong thơ Dương Khâu Luông, bởi khi đọc thơ ông, người đọc trân trọng và yêu mến hơn quê hương miền núi ấm áp

92

tình người và giàu bản sắc dân tộc. Giọng thơ tự nhiên, không bóng bẩy, chau truốt mà chỉ như kể lại, tả và ghi chép lại như những khúc tâm tình hồn nhiên, trong sáng. Và một điều lớn nhất trong thơ Khâu Luông mà chúng ta thấy được, đó là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tày quê hương. Hơn thế nữa, đó là ý thức và sự thức tỉnh người đọc luôn biết hướng về và gìn giữ cuộc sống yên bình, thanh trong như đã từng được sống, được hít thở không khí trong lành, được nghe những âm thanh trong trẻo của chim muông, được thưởng thức những món ăn dân giã, trẻ em được gần gũi với thiên nhiên, cây cối mọc lên xanh tươi đồi rừng, sông suối chảy hiền hòa trong mát,.vv và tất cả mọi người cùng được sống giao hòa với thiên nhiên. Nhưng muốn có được điều đó, ngay từ bây giờ, dù đã hơi muộn, nhưng tất cả cùng phải đi chung một hướng, đó là phát triển cuộc sống xã hội luôn song hành với bảo vệ môi trường sinh thái. Đó chính là điều mà Dương Khâu Luông hướng tới.

Nói tóm lại, nghiên cứu về góc nhìn sinh thái trong thơ Dương Khâu Luông

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thơ Dương Khâu Luông dưới góc nhìn sinh thái (Trang 89 - 101)