Thức giữ gìn vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê hương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thơ Dương Khâu Luông dưới góc nhìn sinh thái (Trang 50 - 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. thức giữ gìn vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê hương

Với Dương Khâu Luông, những bài thơ nhỏ xinh, hiền hòa nhưng cũng mang nhiều nỗi niềm thế sự. Trong số đó, nỗi niềm của nhà thơ núi rừng Bắc Kạn - nơi có mảnh gương trời trong vắt tọa giữa non ngàn hùng vĩ, nơi có ngọn núi Phja Bjoóc sừng sững giấu trong nó bao huyền thoại chính là tình cảm, sự tiếc nuối, sự lo lắng trước bức tranh quê hương đã dần mất đi những mảng màu rực rỡ của thiên nhiên và những thanh âm ký ức. Chính vì yêu, nên nhà thơ mới tự hào về quê hương thanh bình, tươi đẹp! Chính vì yêu nên nhà thơ mới lo lắng, đau xót trước sự mất dần đi vẻ đẹp đó. Và cũng chính vì yêu nên nhà thơ đã thức tỉnh ý thức giữ gìn vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê hương.

46

Ngay từ tập thơ đầu tiên -“Gọi bò về chuồng”, là tập thơ viết cho thiếu nhi, nhà thơ đã hướng đến mục đích giáo dục thế hệ trẻ. Ông đã nhẹ nhàng gửi gắm những thông điệp về việc nhận biết thế giới xung quanh, về thiên nhiên miền núi và thái độ tích cực đối với cuộc sống. Qua thơ, ông mong muốn thế hệ trẻ nhận thức rõ về quy luật thiên nhiên một các nhẹ nhàng, thú vị, để từ đó, thế hệ trẻ tự ý thức về thái độ, hành vi của mình với thiên nhiên.

Đầu tiên, đó là việc định hướng giúp trẻ em nhận thức về quy luật của thiên nhiên một cách nhẹ nhàng, thú vị:

Tối ngày

Mặt trăng và mặt trời chơi với nhau Ú tim

Không biết chán”

(Mặt trăng và mặt trời - Gọi bò về chuồng) Hay:

Nắng về nhà nắng Trước khi tối trời

(Nắng - Gọi bò về chuồng)

Dương Khâu Luông cũng đã cung cấp được lượng thông tin cụ thể cho các em về hình ảnh mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây với lối nói hình ảnh mặt trời - quả bóng:

“Mặt trời làm quả bóng Hai bạn núi cùng chơi Bạn núi đằng Đông đá Quả bong bay lên trời Mới được một đường bóng Ngày hết veo mất rồi Núi phía Tây đem cất Đợi đến mai lại chơi”

(Núi chơi bóng - Gọi bò về chuồng)

Ca ngợi thiên nhiên và vẻ đẹp thiên nhiên, nhà thơ muốn giáo dục các em ý thức về cái đẹp, cái hùng vĩ của rừng núi nhưng đồng thời cảnh tỉnh các em những thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống con người:

47

“Nửa đêm một cơn lũ quét Cuốn phăng nhà bạn đi rồi Hôm nay chỗ ngồi bỏ trống…”

(Lớp học sau cơn lũ - Gọi bò về chuồng)

Những bài đồng dao thân thương cho con trẻ, như: “Hát gọi trời hửng; Gọi vịt về chuồng,..” cũng được nhà thơ gieo vần và gợi lại trong tâm trí lớp trẻ lòng yêu quý vật nuôi, yêu thiên nhiên tươi đẹp. Và cả những câu chuyện ngụ ngôn như: Mây và núi, Núi và suối, Một chú chó, Mùa xuân không đến, … dạy bao nhiêu điều thiết thực cho trẻ thơ:

“Trời ơi Hửng mau Cho chim bói cá Cho bà phơi thóc Cho cóc vào hang Hổ vằn lang thang Ra mà phơi nắng”

(Hát gọi trời hửng - Gọi bò về chuồng) Và:

Vịt ơi vịt à Bà gọi chăn mày Mau về chuồng nhé Mày ăn cho khoẻ Đẻ nhiều trứng to Trả công bà đấy.

(Gọi vịt về chuồng - Gọi bò về chuồng)

Cảnh sắc thiên nhiên quê hương vô cùng tươi đẹp, trong sáng: Mùa thu miền núi có nét đặc trưng riêng biệt, không “cúc vàng rực rỡ” như trong thơ cổ, không óng lên màu “áo mơ phai” như trong Thơ mới mà mùa thu miền núi trong veo và gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ:

48 “Mùa thu về đàn cá Kiếm mồi bơi nhiều hơn ………

Suối trong đến tận đáy Sáng những viên cuội tròn”

(Mùa thu - Gọi bò về chuồng)

Hơn thế, cảnh sắc thiên nhiên còn chính là núi rừng thân thuộc mà ẩn chứa biết bao điều bí ẩn, thú vị; là những ruộng bậc thang đẹp lạ, độc đáo:

“Núi con giúp Núi bố Chắn bão gió sương sa”

(Núi con - Gọi bò về chuồng) “Lượn quanh chân núi

Thành bậc thang nối Xếp thẳng lên trời”

(Ruộng bậc thang - Gọi bò về chuồng)

Cuộc sống hiện đại hóa ngày hôm nay, sống nơi phố phường chật hẹp, trẻ em không còn được tiếp xúc và gắn bó với thiên nhiên như trước, và một điều dễ hiểu, nhiều đứa trẻ không thể hình dung ra những con thú rừng hay những vật nuôi quen thuộc, cũng chẳng nhận biết các loài cây cối, núi rừng. Vì thế, trong thơ, Dương Khâu Luông không chỉ hướng dẫn, gợi mở cho trẻ thơ cách quan sát về con người, về cảnh vật xung quanh để thấy được vẻ đẹp của con người, quê hương, những điều kỳ diệu của cuộc sống, mà thông qua những chi tiết thường nhật, quen thuộc ở cuộc sống làng quê, nhà thơ đã khéo léo nhắc nhở trẻ thơ biết yêu quý, biết trân trọng những gì thiên nhiên ban tặng, gìn giữ những nét đẹp mà quê hương đã có. Với tấm lòng chân thật, yêu quê hương, yêu thương con trẻ, nhà thơ còn dạy các em kỹ năng sống trong điều kiện và hoàn cảnh nông thôn miền núi, như: cách tìm trâu qua nghe tiếng mõ trâu; cách săn ba ba, bắt cá,.vv.; dạy cho trẻ thơ biết đặc điểm của các loài vật: bìm bịp, nhím, khỉ, ốc, chuồn chuồn, nhện, tê tê, ong, sóc, hươu,… bằng những câu thơ hóm hỉnh, ngộ nghĩnh. Dạy cả các em hiểu biết về cây, quả, như: cây gạo đứng ngang trời vẫy gió và cho bông gạo để làm chăn ấm; cây dâu da tới mùa quả chín, hương thơm bay tỏa khắp

49

núi rừng; cây nghiến bám rễ sâu vào núi đá, sống hàng trăm năm tuổi; cây móc, cây gỗ lim, cây chuối, nhãn, mít, sa nhân,..vv.

Đối tượng được Dương Khâu Luông lựa chọn miêu tả trong thơ chủ yếu là con người, cỏ cây, loài vật, nếp sinh hoạt quen thuộc, gần gũi với cuộc sống con người miền núi. Qua những vẫn thơ viết cho trẻ em, niềm tự hào của con người miền núi Dương Khâu Luông toát lên thật hiền hậu, bình dị và chan hòa với thiên nhiên. Thơ không nói điều gì to tát, cũng không triết lý xa xôi mà chỉ tả, kể người thực, việc thực nhưng lắng đọng lại sau mỗi lời thơ râm ran như tiếng cười trẻ con làm niềm thương mến âm thầm lan tỏa đến khắp mõi ngõ xóm của bản làng, những kỷ niệm nhà thơ gìn giữ. Từ niềm tự hào, yêu quý, nhà thơ ý thức về sứ mạng dạy dỗ, giáo dục thế hệ trẻ của mình về tình yêu quê hương, yêu bản làng, thôn xóm, yêu những gì gắn bó với dòng tộc, giống nòi; yêu và trân quý, nâng niu cuộc sống yên bình do thiên nhiên ban tặng. Những điều trăn trở của Khâu Luông thể hiện sự quan tâm của nhà thơ không khái quát thành những ngôn từ cụ thể kiểu như: “Tôi yêu, tôi nhớ” mà tình cảm ấy đã đi vào thơ, rất tự nhiên, trong trẻo, in đậm nét trong tâm hồn.

Bên cạnh đó, sự thức tỉnh ý thức gìn giữ vẻ đẹp, bình dị, thân thuộc của quê hương còn được thể hiện qua những vần thơ giàu cảm xúc mà chân chất đồng rừng. Nhà thơ đã lựa chọn hướng đi về với nguồn cội, về với con người miền núi, với thiên nhiên - nơi có tiếng à ơi của mẹ, có những buổi chiều rong nắng trên đồi thả trâu, hay chỉ là những con kiến, con ong với nếp nhà sàn lam khói:

“Nhớ từng ngọn núi Đội mây trước nhà Nhớ đàn con sáo Liệng ngoài đồng xa.”

(Ở Hà Nội - Gọi bò về chuồng)

Cuộc sống hiện đại, nhiều mái nhà sàn được thay bằng những căn nhà hiện đại, nhà thơ không khỏi chua xót trước những đổi thay ấy. Ông luôn cố gắng lưu giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình để cho con, cho cháu về sau còn nhớ đến nét đẹp trong sinh hoạt của người miền núi luôn gắn với thiên nhiên, như: sinh ra bên bếp lửa nhà sàn, tắm bằng những loại lá thơm và cây thuốc quý của rừng; lớn lên trên chiếc nôi

50

của rừng núi, cùng đám bạn chăn trâu ngoài rừng, đuổi bắt bên gốc cây đa; trèo thuyền trên hồ Ba Bể đi hái hoa rừng; nhặt những bông gạo về cho mẹ làm chăn bông; bắt cá trên con sông quê hương; băng suối, trèo đèo và qua những con đường mòn đi học,..vv.. Nhớ rất nhiều những ngày thơ gắn bó với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên: cùng nhau đi bắt cá, cùng nhau đi tìm trâu,v..v, tất cả đã không còn nên nhà thơ càng tiếc nhớ. Đó là niềm vui bắt cá ở sông quê:

Người có chài quăng chài Người có lưới bủa lưới

Người không có chài lưới dùng đinh ba Người tay không dùng tay để bắt

Lúc về ai cũng giỏ cá đầy

Tiếng cười vang vách đá, rừng cây

(Bắt cá ở sông quê -Bắt cá ở sông quê)

Nhớ cả những âm thanh quen thuộc của rừng, của bản: “Giờ ngập giữa phố phường Nhớ bình yên tiếng mõ.”

(Giữa thành phố - Bắt cá ở sông quê) “Giữa phố phường ồn ã

Nhớ sao một tiếng gà.”

(Giữa thành phố nghe tiếng gà gáy - Bắt cá ở sông quê) “Bây giờ xa rừng ra ở phố

Sáng sáng thức dậy ta lại nhớ

Nơi ấy miền rừng đang xanh tiếng chim” (Tiếng chim -Bắt cá ở sông quê) “Mưa quê núi rơi trên lá, trên cỏ

Nghe như khúc nhạc êm

Chiều nay mưa rơi trên thành phố lòng thêm nhớ quê hương”. (Nhớ tiếng mưa quê hương - Lặng lẽ mùa hoa mạ) “Cả bản còn một mái nhà sàn

51

Các nhà khác đã hạ làm nhà thấp …

Tôi bỗng hiểu căn nhà sàn đó

Như cái áo chàm xanh còn chiếc cúc cuối cùng.” (Căn nhà còn lại - Lửa ấm bản Hon)

Nỗi nhớ những điều thân thương nơi quê hương luôn làm Khâu Luông day dứt, trăn trở: trăn trở trước sự đổi thay theo hướng đô thị hóa của quê hương miền núi; trăn trở khi cuộc sống nơi thành thị ngày càng nhiều tiếng ồn, những con sông đầy rác, những công viên không đủ cây xanh cho những con thú trú ngụ,..vv.. Chính vì lẽ đó, nhà thơ nhớ về những lời cha dặn xa xưa: vào mùa xuân đi trồng cây chuối để cây mọc nhanh, cho sai quả, cho chim tìm về và những cách cất hạt giống cho gieo hạt những mùa sau:

“Từ ngày đó cứ mỗi độ xuân về Lên núi trồng cây chuối

Cây mọc nhanh xanh lá, chim tìm về Nhanh rộng khóm trổ buồng, sai quả… Tôi bỗng nhớ lời cha khéo dặn.”

(Lời cha dặn -Lửa ấm bản Hon) “Khi quả già khô

Hái lấy cả cuống Cất lên gác bếp Năm sau đến vụ Ta có hạt gieo.”

(Cất hạt mướp - Co nghịu hưa cần)

Cái nhìn của Dương Khâu Luông trong thơ cũng rất khác, nhưng lại không có sự lạ lẫm. Để làm được điều này, chắc hẳn đòi hỏi ở nhà thơ phải có một tâm hồn nhạy cảm, một khả năng nắm bắt tinh tế và đặc biệt là tình yêu với cuộc sống, với thiên nhiên, với núi rừng và trách nhiệm của một nhà thơ với cội nguồn, bản quán. Cũng nhiều lần, dù đang rộn ràng, say mê trong miền nhớ thì giọng thơ lại trùng xuống bởi:

52

“Tôi bỗng hiểu căn nhà sàn còn đó

Như cái áo chàm xanh còn chiếc cúc cuối cùng”. (Căn nhà sàn còn lại-Lửa ấm bản Hon)

Tiếng khóc của nhà thơ như ứ nghẹn nơi cuống họng. Đó là nỗi đau của rừng, nỗi xót xa của rừng, của núi trước cái thờ ơ của nguồn cội trong sự thay đổi của con người. Và cùng nỗi trăn trở đó, nhà thơ mang tâm trạng ngổn ngang, hoài niệm về một tiếng gà để rồi thảng thốt:

“Giữa phố phường ồn ã Ước sao một tiếng gà.”

(Giữa thành phố nghe tiếng gà gáy - Bắt cá ở sông quê) Có thể nói, văn học, thi ca bao giờ cũng là bức tranh sinh động về cuộc sống và con người. Tất cả hiện thực khách quan về bức tranh xã hội ấy đã được thể hiện qua nhân sinh quan của các nhà văn, nhà thơ, họ đã gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thái độ của mình trên đầu ngọn bút để từng lời, từng câu, từng chữ thể hiện niềm vui, nỗi buồn, băn khoăn, ưu tư của mình. Với Dương Khâu Luông, ông thể hiện sự thức tỉnh ý thức giữ gìn vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê hương qua thơ. Có lúc, những vần thơ như nhảy múa, reo vang, ca lên những bài ca về thanh âm trong trẻo, vui nhộn của rừng núi; có lúc vần thơ như một bức tranh pha phối nhiều mảng màu sắc rực rỡ về thiên nhiên quê hương tươi đẹp, tràn ngập sức sống. Và có những lúc, ngòi bút Khâu Luông như trùng xuống, trĩu nặng bởi lo lắng, đau xót, hoài niệm về những thay đổi của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương đang ảnh hưởng do lối sống hiện đại hóa, đô thị hóa và những lợi ích cá nhân của con người, để rồi nhà thơ thể hiện chân thực hiện thực về thiên nhiên hiện nay như đang vang lên những âm thanh kêu cứu của dòng sông ngập rác thải,những loài chim, muông thú kêu than khi không còn rừng xanh để trú ngụ. Trước cảnh tượng ấy, nhà thơ tự hỏi rồi rừng vàng biển bạc sẽ về đâu? Rồi những nếp nhà sàn như cái vía của làng, của bản sẽ về đâu? Và trong sâu thẳm trái tim đang thổn thức, nhà thơ đã tìm đến sự đồng cảm của người đọc, truyền tới người đọc những thông điệp về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường thông qua việc ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, ca ngợi cuộc sống yên bình với những nếp nhà sàn dưới rừng cây, đề cao và trân trọng những ưu đãi của thiên nhiên, núi rừng ban tặng cho cuộc sống

53

con người, và trong đó, không loại trừ cả việc lên án những kẻ vô tâm chặt phá rừng, lấy gỗ, phá hoại thiên nhiên, môi trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thơ Dương Khâu Luông dưới góc nhìn sinh thái (Trang 50 - 58)