Lịch sử hình thành và điều kiện tự nhiên xã hội tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu VAI TRÒ LÃNH đạo của các cấp ủy ĐẢNG TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH AN GIANG HIỆN NAY (Trang 52 - 56)

- Lịch sử hình thành vùng đất An Giang:

Theo Đại Nam nhất thống chắ của Quốc sử quán nhà Nguyễn thì đất An Giang (Khmer: Xưa là đất Tầm Phong Long nước Chân Lạp vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu). Đến năm 1757, quốc vương Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất này cho chúa Nguyễn. Từ thời thuộc Chân Lạp cho đến tận đầu nhà Nguyễn, đất An Giang còn hoang hóa, rất ắt dân cư. Những năm đầu thời vua Gia Long, nhà Nguyễn mới tổ chức mộ dân đến khai hoang định cư và cho vào trấn Vĩnh Thanh. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), Minh Mạng chia trấn Vĩnh Thanh thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tỉnh An Giang chia thành 2 phủ với 4 huyện: Phủ Tuy Biên, Tân Thành (gồm 4 huyện: Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên và Vĩnh An). Cùng lúc, đặt ra chức An - Hà tổng đốc thống lĩnh cả hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lỵ sở đặt tại tỉnh thành Châu Đốc của tỉnh An Giang. Địa bàn tỉnh An Giang thời bấy giờ tương ứng với An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và một phần tỉnh Đồng Tháp ngày nay [6, tr.9].

Năm 1868, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ là An Giang, Vĩnh Long và Hà Tiên. Lúc này, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chắnh phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn ở khu vực này, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Theo đó, tỉnh An Giang bị đổi tên thành tỉnh Châu Đốc, do lấy theo tên gọi nơi đặt lỵ sở của tỉnh là thành Châu Đốc. Tỉnh Châu Đốc khi đó gồm các hạt Thanh tra, vốn lấy tên gọi theo địa điểm nơi đặt lỵ sở như: Hạt Châu Đốc (phủ Tuy Biên cũ), hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành cũ) và hạt Ba Xuyên (phủ Ba Xuyên cũ), gồm 8 huyện: Đông Xuyên, Hà

Dương, An Xuyên, Vĩnh An, Phong Phú, Vĩnh Định, Phong Nhiêu và Phong Thạnh. Theo Nghị định của Tồn quyền Đơng Dương vào ngày 20-12-1899 thì kể từ ngày 01-01-1900, đổi tất cả các hạt ở Nam Kỳ thành tỉnh. Địa bàn tỉnh An Giang cũ chia ra thành 6 tỉnh giống như thời kỳ trước đây: Tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu [6, tr.12].

Ngày 22-10-1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hịa Ngơ Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để ỘThay đổi địa giới và tên Đơ thành Sài Gịn - Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt NamỢ. Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hồ gồm Đơ thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên được sáp nhập để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh An Giang. Tỉnh lỵ tỉnh An Giang đặt tại Long Xuyên và vẫn giữ nguyên tên là ỘLong XuyênỢ, về mặt hành chánh thuộc địa bàn xã Phước Đức, quận Châu Thành. Ngày 24-4-1957, chắnh quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định các đơn vị hành chắnh trực thuộc tỉnh An Giang lúc này gồm 8 quận là: Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh Biên, Tri Tôn, Núi Sập. Tỉnh lỵ đặt tại Long Xuyên [6, tr.13].

Ngày 20-9-1975, Bộ Chắnh trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chắnh có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân; về củng cố quốc phịng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước. Nhưng đến ngày 20-12-1975, Bộ Chắnh trị lại ra Nghị quyết số 19-NQ/TW điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó thành lập tỉnh An Giang trên cơ sở hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Châu Đốc thời Việt Nam Cộng hòa, trừ huyện Thốt Nốt giao cho tỉnh Hậu Giang quản lý. Tắnh đến tháng 4-2015, tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chắnh cấp huyện, gồm: Thành phố Long Xuyên là trung

tâm hành chắnh của tỉnh, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và các huyện: An Phú, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới [6, tr.19].

- Vị trắ địa lý tỉnh An Giang:

An Giang là một tỉnh nằm ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc, với diện tắch tự nhiên là 3.536 km2; trong đó, có hơn 84,4% diện tắch đất sản xuất nông nghiệp (tương đương 298.500 ha) và hơn 70% dân số là lao động nông thôn. Phắa Đông - Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, Đông - Nam giáp Thành phố Cần Thơ; Tây - Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Tây - Bắc giáp với hai tỉnh Tà Keo và Candal của Vương quốc Campuchia với đường biên giới trải dài 96 km, có hai cửa khẩu quốc tế là Tịnh Biên và Vĩnh Xương. Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10057' (xã Khánh An, huyện An Phú); cực Nam trên vĩ độ 10012' (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn); cực Tây trên kinh độ 104046' (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn); cực Đông trên kinh độ 105035' (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới). Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam là 86 km và Đông Tây là 87,2 km. Với vị trắ đó An Giang nằm trong vùng khắ hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khơ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm [7, tr.14]. Điều kiện khắ hậu thuận lợi cùng với hệ thống sơng ngịi dày đặc, đất đai phì nhiêu nên thế mạnh của An Giang là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Giao thông thủy, bộ trong những năm gần đây được tập trung nâng cấp, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ tỉnh An Giang hiện có 16 đảng bộ trực thuộc với 900 tổ chức cơ sở đảng, 3.273 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với 59.253 đảng viên (chiếm khoảng 2,8% dân số) [16, tr.9].

- Đặc điểm dân số, dân tộc - tôn giáo tỉnh An Giang:

+ Dân số: Theo niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh An Giang thì tắnh đến năm 2015https://vi.wikipedia.org/wiki/2011, dân số toàn tỉnh là

2.115.865 người, mật độ dân số 610 người/kmỗ; là một trong những tỉnh có dân số đơng nhất khu vực đồng bằng sơng Cửu Long [7, tr.16].

+ Tồn tỉnh có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống với 24.011 hộ/114.632 người dân tộc thiểu số, chiếm 5,17% dân số toàn tỉnh, cụ thể như:

Dân tộc Khmer: Có 18.512 hộ, với 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; sống tập trung ở hai huyện miền núi: Tri Tơn và Tịnh Biên, số cịn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tơng, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn ni gia đình và làm th mướn theo thời vụ [7, tr.20].

Dân tộc Chăm: Có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số tồn tỉnh, sống tập trung khá đơng ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tắn đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia. Nguồn thu nhập chắnh bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống [7, tr.20].

Dân tộc Hoa: Có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tắn ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác [7, tr.20].

+ Về tôn giáo: An Giang là nơi xuất phát của một số tôn giáo nội sinh như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hịa Hảo... An Giang hiện có 9

tơn giáo được Nhà nước công nhận, gồm: Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Hịa Hảo, Cao Đài, Cơng giáo, Tin Lành, Tịnh Độ Cư sĩ, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hồi giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương, với gần 1,8 triệu tắn đồ (chiếm 78% dân số toàn tỉnh), 487 cơ sở thờ tự hợp pháp, 602 chức sắc và trên 3.400 chức việc [7, tr.30 - 31].

Một phần của tài liệu VAI TRÒ LÃNH đạo của các cấp ủy ĐẢNG TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH AN GIANG HIỆN NAY (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w